Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của SouthVina

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 61 - 70)

Cơ cấu thị trường của công ty khá rộng, có sự biến động không ổn định qua các năm gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty. Trong đó có các thị trường chính như Brazil, Mỹ, Mexico, Puerto Rico và các thị trường được tập hợp chung lại thành nhóm khác.

Nguồn: Tổng hợp từ Phòng xuất nhập khẩu của South Vina, 2013

Hình 4.2. Cơ cấu phần trăm sản lượng xuất khẩu sang các thị trường của công ty South Vina từ 2010 đến tháng 6/2013

Theo hình 4.2 có thể thấy là trong nhiều năm qua thị trường Brazil luôn là thị trường chủ lực, giữ vững vị trí số 1 trong việc xếp hạng các thị trường hàng đầu của công ty, kế đến là các thị trường như Mỹ, Mexico, Puerto Rico và một số thị trường nhỏ lẻ khác. Dù rằng trong sản lượng hay giá trị xuất khẩu thu về thì Brazil vẫn luôn là ngôi vị số 1 trong việc đóng góp nhiều nhất trong kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty (tham khảo thêm bảng 4.4 bên dưới).

Trang 48

Bảng 4.4. Bảng tổng hợp sản lượng và giá trị xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của South Vina giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu của South Vina, 2013

Brazil Mỹ Mexico Puert Rico Khác Tổng

Năm 2010 Sản lượng (tấn) 10.678,00 1.318,50 148,59 256,17 3.163,03 15.538,63 GTXK ( nghìn USD) 22.521,37 4.540,76 349,72 701,31 6.961,21 35.074,37 Năm 2011 Sản lượng (tấn) 15.599,00 3.029,78 773,85 285,54 533,00 20.721,42 GTXK ( nghìn USD) 37.862,96 10.972,82 1.886,01 880,88 2.659,71 54.262,38 Năm 2012 Sản lượng (tấn) 13.047,50 1.686,25 2.108,12 533,00 1.415,50 18.538,67 GTXK ( nghìn USD) 28.224,96 5.656,10 4.599,36 1.584,81 2.762,11 42.827,34 6/2012 Sản lượng (tấn) 5.639,50 1.026,24 600,00 220,02 452,58 7.938,34 GTXK ( nghìn USD) 12.879,58 3.549,07 1.511,25 668,81 1.213,55 19.833,26 6/2013 Sản lượng (tấn) 5.364,76 313,79 660,58 613,36 849,97 7.802,46 GTXK ( nghìn USD) 11.510,58 942,30 1.285,53 1.722,51 1.979,16 17.440,08 Chêch lệch 2011/2010 Sản lượng (%) 46,09 129,8 420,8 11,47 (65,14) 33,35 GTXK (%) 68,12 141,65 439,29 25,60 (69,71) 54,71 Chênh lệch 2012/2011 Sản lượng (%) (16,36) (44,34) 172,42 86,66 28,63 (10,53) GTXK (%) (25,45) (48,45) 143,87 79,91 3,85 (21,07) Chênh lệch 2013/2012 Sản lượng (%) (4,87) (69,42) 10,10 178,77 87,81 (1,71) GTXK (%) (10,63) (73,45) (14,94) 157,55 63,09 12,02

Bên cạnh thị trường Brazil thì vị trí thứ hạng của các thị trường như Mexico, Mỹ và Puerto Rico thường xuyên có sự hoán đổi cho nhau với các vị trí thứ 2, thứ 3 và thứ 4. Đặc biệt là Mỹ từ vị trí thứ chỉ đứng sau thị trường Brazil, nhưng hiện này thị trường này ngày càng mất dần đi vị trí của mình vào tay của các thị trường còn lại, cả sản lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường này của công ty đang trên dốc ngày càng tụt xuống mặc dù đây là thị trường có mức giá xuất khẩu cao nhất trong tất cả các thị trường của công ty. Có thể thấy là ngoài thị trường Brazil thì cơ cấu thị trường của công ty cũng có sự biến động khá nhiều qua các năm ở các thị trường xuất khẩu.

Thị trường Brazil:

Theo hình 4.2 ở trên có thể thấy rằng Brazil là thị trường chủ lực và trọng yếu của công ty, nhiều năm qua luôn giữ tỷ trọng cao nhất hơn 60% trong tổng cơ cấu xuất khẩu cá tra của công ty. Năm 2010, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 10.678 tấn, đây có thể coi là thành công của công ty đối với thị trường bởi lẽ năm 2010 công ty cũng như DN xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil gặp khó khăn lớn. Hiệp hội nghề cá và nuôi trồng thủy sản quốc gia Brazil (CONEPE) đã gây sức ép lên Chính phủ nước này nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Mặt khác các phương tiện thông tin truyền thông của Brazil cũng đăng tải thông tin sai lệch về cá tra Việt Nam như môi trường nuôi cá tra không an toàn, giá bán rẻ hơn các loài cá thịt trắng tại Brazil, cá tra được nhập khẩu không kiểm soát,…Việc xuất hiện những thông tin trên một phần là do việc nhập khẩu cá tra Việt Nam sang Brazil đã làm cho một số ngư dân và các nhà máy chế biến thủy sản khai thác của nước này thất nghiệp. Tuy gặp khá nhiều khó khăn song bởi uy tín và chất lượng sản phẩm đáng tin cậy mà các đối tác vẫn tin tưởng và nhập khẩu sản phẩm của công ty kết quả tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng trưởng nhiều so với năm trước. Nếu đem so sánh tổng giá trị xuất khẩu của công ty sang Brazil so với giá trị xuất khẩu của cả nước sang thị trường Brazil thì có thể thấy là công ty cũng đã có những đóng góp nhất định trong ngành xuất khẩu cá tra của nước ta. Trong năm 2010, khi mà thị trường Brazil vẫn là thị trường mới nhiều tiềm năng xuất khẩu cá tra với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc, thì công ty từ năm 2009 đã được nằm trong danh sách 60 DN đầu tiên được quyền xuất khẩu sang thị trường này với giá trị xuất khẩu thu về khá cao. Trong năm này công ty xuất sang Brazil và thu về gần 22 triệu USD trong khi tổng giá trị thu về của cả nước trong việc xuất khẩu cá tra đông lạnh sang thị trường này là 29,06 triệu USD, đóng góp một tỷ trọng xuất khẩu khá lớn trong tổng kim ngạch của ngành cá tra Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Brazil, trong thời gian này, còn khá ít doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang thị trường này và

công ty là một tiên phong đã xuất khẩu sang thị trường này từ năm 2009 nên có nhiều bạn hàng và chiếm tỷ trọng khá cao trong thị trường lúc này, đây cũng là nguyên nhân công ty có mức đóng góp khá lớn trong tổng kim ngạch của ngành.

Nguồn: theo thống kê của VASEP

Hình 4.3. Giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil của South Vina và cả nước

Sau khi được Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam lên tiếng phản đối những tin đồn sai lệch và có sự điều tra lại từ các tổ chức đã trả lại niềm tin cho cá tra Việt Nam, bước sang năm 2011 sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty có sự tăng trưởng mạnh so với năm trước. Trong năm 2011, công ty xuất khẩu sang thị trường này 15.599 tấn cá tra fillet đông lạnh tăng 46,09% so với năm 2010, bên cạnh đó thì giá trị xuất khẩu thu về cũng có sự tăng mạnh, từ 22.521,37 nghìn USD tăng lên đạt 37.862,96 nghìn USD, tương ứng tăng 68,12% về giá trị, với sự gia tăng cao này Brazil vẫn luôn là thị trường chủ lực số 1 của công ty, đem về giá trị cao. Với một thị trường tiềm năng và phát triển mạnh mẽ như thế này, không ít DN đã nhảy vào cạnh tranh và đẩy mạnh việc xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil, tạo nên sự cạnh tranh khá gay gắt đối với công ty, điển hình rõ ràng là tổng giá trị xuất khẩu cá tra thu về năm 2011 của cả nước đạt 84,52 triệu USD, đây có thể coi là bước tăng trưởng mạnh rất đáng kể của Việt Nam, cùng với đà tăng trưởng của cả nước thì việc xuất khẩu của công ty cũng tăng theo với giá trị là 37,86 triệu USD, tuy nhiên có thể thấy rõ là tỷ trọng đóng góp của công ty đã giảm khá nhiều bởi sự cạnh tranh và xuất hiện của nhiều DN đối thủ trong ngành hơn, tuy nhiên vẫn giữ vị trí là một trong các DN hàng đầu xuất khẩu cá tra sang thị trường này của nước ta (theo hình 4.3 ở trên).

Sau sự tăng khá mạnh nhu cầu tiêu dùng trong năm 2011, bước sang năm 2012, nhu cầu này đã giảm so với năm trước, công ty đã xuất sang thị trường

này 13.047,50 tấn cá tra fillet, thu về 28.224,96 nghìn USD. Nếu so với năm 2011, thì cả sản lượng và giá trị xuất khẩu đều giảm, sản lượng giảm 2.551,5 tấn tương ứng giảm nhẹ khoảng 16,36% và giá trị thì giảm khoảng 25,45%. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do năm này sản lượng cá rô phi được mùa, người dân ưa thích sử dụng loài cá thịt trắng này hơn so với cá tra Việt Nam. Mặc dù có sự suy giảm về nhu cầu tiêu thụ ở thị trường Brazil song đây vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số các thị trường xuất khẩu của công ty. Đi đôi với sự khó khăn của thị trường nói chung thì nếu so với mức tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này thì mức đóng góp của công ty cũng giảm khá nhiều. Theo hình 4.3 thì trong năm này mức tỷ trọng của công ty cũng đã giảm đi so với năm 2011, chỉ còn đạt khoảng gần 38% trong tổng giá trị xuất khẩu thu về của cả nước, tính cạnh tranh gay gắt của thị trường cũng như giữa các DN trong ngành đã phần nào gây nên sức ép rất lớn cho hoạt động xuất khẩu của công ty.

Bước sang năm 2013 thì mức tăng trưởng của thị trường này có vẻ đã có sự tăng trở lại, trong sáu tháng đầu năm 2013 thì tổng số giá trị xuất khẩu của cả nước ta là 51.723 nghìn USD. Cũng trong giai đoạn này, công ty đã xuất khẩu sang thị trường này hơn 5.300 tấn với giá trị xuất khẩu thu về đạt khoảng 11.510 nghìn USD, với tỷ trọng là gần 22% trong tổng giá trị của cả nước, mặc dù tỷ trọng đóng góp của công ty ngày càng giảm song với đây cũng là thách thức đặt ra cho công ty trong quá trình phát triển và vươn lên để cạnh tranh cùng các đối thủ trong ngành. So với sáu tháng cùng kỳ năm 2012, sản lượng xuất khẩu đã giảm nhẹ đi 274,74 tấn tương đương giảm đi 4,87%, riêng về giá trị thì lại có sự giảm cao hơn so với sản lượng bởi giá trị thu về giảm tới 10,63% so với cùng kỳ năm 2012. Một phần nguyên nhân là do giá cá tra xuất khẩu giảm bởi sự cạnh tranh của một số sản phẩm thủy sản khác khiến công ty có phần hạ giá để cạnh tranh và giữ thị phần với các DN khác. Nhìn chung qua nhiều năm thị trường Brazil vẫn là thị trường chủ lực của công ty và vẫn còn sức tiêu thụ rất lớn, thu hút rất nhiều DN, công ty cần phải chú trọng khai thác và tìm kiếm nhiều đối tác hơn nữa để mở rộng việc xâm nhập thị trường này cũng như trong công tác chuẩn bị cạnh trạnh với các DN khác trong ngành.

Thị trường Mỹ:

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Brazil của công ty, nhìn chung sản lượng xuất khẩu sang thị trường này có sự biến động không ổn định qua các năm, mức độ biến động chênh lệch rất lớn qua các năm. Trong năm 2010, nhu cầu tiêu thụ cá tra của thị trường Mỹ tăng so với năm trước bởi nguồn cung cá da trơn trong nội đia của Mỹ giảm so với năm trước về diện tích ao nuôi, trong năm sản lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 1.318,50 tấn, tăng so với năm 2009. Tuy nhiên giá cá tra xuất khẩu lại giảm bởi nguyên do là đồng

Euro bị mất giá so với đồng USD và khủng hoảng nợ công tại châu Âu khiến giá cá tra bị hạ xuống thấp. Bên cạnh đó thì Bộ Thương mại Mỹ (DOC) lại áp dụng mức thuế phá giá lên tới 130% đối với DN xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào đầu tháng chính, trong đó bao gồm có cả công ty South Vina. Bởi vì nguyên do trên nên sản lượng xuất khẩu sang thị trường này chỉ tăng nhẹ khoảng 265,01 tấn so với cùng năm trước. Mặc dù sản lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường này tăng song tỷ trọng của thị trường này trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty lại giảm so với năm trước do trong năm nay một số thị trường khác tăng sản lượng nhập khẩu và hiện công ty cũng đang tìm kiếm thêm khách hàng tại các thị trường mới.

Năm 2011, xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng mạnh đạt 3.029,78 tấn, tăng 1.711,28 tương ứng tăng 129,8% so với năm 2010 cùng với giá trị thu về từ thị trường này đạt 10.972,82 nghìn USD (tăng 141,65% so với năm trước). Đây thực sự là năm có sự tăng trưởng mạnh của thị trường Mỹ cũng như xét trên tổng thể trong toàn hoạt động xuất khẩu của công ty. Mặc dù sản lượng xuất khẩu sang Mỹ khá thấp so với thị trường Brazil là 15.599 tấn cao gấp 5 lần, song mức đóng góp giá trị xuất khẩu của Mỹ lại chỉ thua Brazil khoảng 3,45 lần bởi vì giá xuất khẩu trong năm này của thị trường Mỹ đạt mức giá cao nhất, với mức giá trung bình là 3,62 USD/kg, đây vẫn luôn là thị trường có mức giá xuất khẩu cao nhất của công ty. Dù luôn gặp khá nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường này bởi các rào cản về thuế quan của chính phủ Mỹ, song công ty vẫn cố gắng tuân thủ các quy định và duy trì mối quan hệ hợp tác với các nhà nhập khẩu Mỹ,

Không có diễn biến khác biệt so với tình hình xuất khẩu cá tra chung của cả nước khi mà 2 thị trường chủ lực là EU và Mỹ vẫn chưa phục hồi tăng trưởng như trước, trong năm 2012, tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ giảm đi so với năm 2011. Trong năm, công ty chỉ xuất khẩu sang thị trường này 1.686,25 tấn, giảm đi gần 44,34% so với năm trước, đồng thời giá trị thu về từ Mỹ cũng giảm đi 48,45% tương đương với sự giảm đi của sản lượng. Vào năm 2012, Bộ thương mại Mỹ vẫn áp mức thuế cao lên cá tra Việt Nam gây áp lực lên các nhà nhập khẩu e ngại trong việc ký kết hợp đồng, hơn nữa chịu ảnh hưởng một phần của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến các nhà nhập khẩu khó khăn trong việc gia tăng sản lượng nhập khẩu từ công ty. Hơn thế riêng trong sáu tháng đầu năm 2013, sản lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp tục suy giảm, chỉ đạt 313,79 tấn khi với cùng kỳ năm 2012 là 1026,24 tấn, giảm khoảng 69,42%. Song song với việc sản lượng giảm thì giá trị thu về từ thị trường này cũng giảm mạnh, nếu sáu tháng đầu năm 2012 đạt 5.565,10 nghìn USD thì cùng kỳ năm 2013 chỉ đạt 942,30 nghìn USD, giảm mạnh đi hơn 73,45% giá trị thu về từ thị trường

này (tương ứng giảm 4.713,80 nghìn USD). Trong năm này ngoài việc áp mức thuế chống bán phá giá lên mặt hàng cá tra Việt Nam, thì chính phủ Mỹ cũng đã dựng nên một rào cản khác đó là thuế chống trợ cấp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, gây nên những khó khăn rất nhiều cho hoạt động xuất khẩu của DN Việt Nam, trong đó có cả công ty South Vina. Từ vị trí là thị trường xuất khẩu chủ lực chỉ đứng thứ 2 sau Brazil, trong các năm qua, Mỹ liên tục rớt hạng xuống còn vị trí thứ 4 năm 2012 và trong sáu tháng đầu năm 2013 là vị trí thứ 9. Đây có thể coi là một dấu hiệu sẽ còn tiếp tục kéo dài và khó khăn cho công ty trong việc giải quyết hiện trạng nay bởi lẽ các chính sách và rào cản của Chính phủ Mỹ đối với mặt hàng cá tra Việt Nam đang ngày càng khắc nghiệt hơn.

Thị trường Mexico:

Bên cạnh các thị trường truyền thống như Brazil, Mỹ thì Mexico cũng là một thị trường mà công ty thường xuyên xuất khẩu sang đây trong các năm qua. Theo đánh giá thì đây là một thị trường lớn khá ổn định cho mặt hàng cá tra Việt Nam, Mexico cũng là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ở châu Mỹ Latinh. Đây là thị trường được đánh giá là tương đối dễ thở cho các DN Việt Nam trong việc kiểm tra chất lượng thủy sản xuất khẩu, nhưng cũng không thể là cái cớ mà ta có thể lơ là trong khâu chất lượng sản phẩm. Mặc dù đây là một thị trường tiềm năng khá lớn nhưng hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường này của công ty vẫn còn thấp, chưa được nhiều quan hệ hợp tác so với các thị trường khác. Hiện nay nhìn chung sản lượng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng tăng cao qua các năm với giá xuất khẩu khá cao so với các thị trường khác. Những năm đầu sản lượng xuất khẩu sang thị trường này sản

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)