Đánh giá tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil của công ty

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 90)

Nhìn chung hoạt động xuất khẩu sang Brazil tương đối ổn định, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này hằng năm vẫn là hoạt động chủ lực của công ty. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân nước này có sự biến động khá rõ rệt qua các năm bởi các yếu tố như kinh tế, chính sách của chính phủ, hay sự đa dạng hàng hóa thủy sản của thị trường này... Mỗi năm dù nhu cầu tiêu thụ có sự thay đổi theo diễn biến thị trường song vẫn chiếm tỷ trọng chính trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Tính tới thời điểm hiện nay công ty đã đạt được một số thành công nhất định ở thị trường Brazil, trước tiên phải kể đến là một trong những nhà xuất khẩu đầu tiên, tiên phong xuất khẩu sang thị trường này và đạt được kết quả cao đó là thị trường Brazil đã trở thành thị trường chủ lực và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu thị trường của công ty. Thành công thứ hai phải kể đến là công ty đã xây dựng được một thương hiệu riêng của công ty tại thị trường này, nếu trước đây trong giai đoạn 2008-2009 công ty phải xuất khẩu với bao bì sản phẩm với thương hiệu của nhà nhập khẩu thì giờ đây sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này đã mang thương hiệu của công ty trên bao bì sản phẩm, đây là một điều đáng khen ngợi bởi những nổ lực cố gắng không ngừng của công ty. Bên cạnh đó công ty cũng đã tạo dựng được các bạn hàng lâu năm là các nhà nhập khẩu lớn của thị trường Brazil như Oesa, Grupo Almos, Costa Sul, Leardini…luôn duy trì quan

hệ hợp tác với công ty trong những năm qua và luôn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu của công ty South Vina.

Bên cạnh các điều mà công ty đã thực hiện được trong những năm qua trên thị trường Brazil, công ty vẫn còn một số khó khăn nhất định trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường này. Trước tiên phải kể đến là kênh phân phối sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng, mặc dù công ty đã có thương hiệu riêng của mình song việc phân phối hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nhập khẩu là người trực tiếp phân phối đến người tiêu dùng, hạn chế này khiến công ty không nắm bắt được sự thay đổi của thị trường nếu không có sự cải tiến trong sản phẩm hay nếu có sự thay đổi lớn xảy ra thì khó mà có thể ứng phó được. Một hạn chế nữa phải kể đến chính là hoạt động marketing của công ty, không chỉ riêng thị trường Brazil mà nhìn chung cho tất cả các thị trường thì hoạt động của công ty rất ít, hầu như chưa được chú ý đầu tư đúng mức, khiến người tiêu dùng ít biết đến thương hiệu của công ty, đặc biệt là trong hoàn cảnh kênh phân phối lại phụ thuộc vào nhà nhập khẩu quá nhiều. Ngoài ra còn có một khó khăn nữa chính là sản phẩm xuất khẩu của công ty, hiện nay giá xuất khẩu của hai loại mặt hàng là cá tra fillet thịt trắng và thịt đỏ đang có xu hướng ngày càng giảm và điều này có ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu thu về từ thị trường này của công ty cũng đang có dấu hiệu ngày càng giảm. Tất nhiên khó khăn này là do nhiều nguyên nhân gây ra có thể kể là do tiềm lực của công ty, sản phẩm xuất sang thị trường Brazil chủ yếu chỉ có hai loại, thiếu tính đa dạng và cộng thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ trong ngành, dẫn đến người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn thì tất yếu là giá sản phẩm của công ty phải giảm so với trước đây để cạnh tranh. Hơn nữa, việc tỷ trọng của hai loại mặt hàng cá tra fillet thịt trắng và thịt đỏ có sự biến động ngày càng lớn chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng của người dân đang có sự thay đổi, nếu công ty không có sự chuẩn bị và có kế hoạch trong thời gian sắp tới thì việc này sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu và kết quả đạt được từ thị trường này trong tương lai.

4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL CỦA SOUTH VINA

4.4.1. Các yếu tố bên trong của công ty

4.4.1.1. Tài chính

Hiện nay, nguồn vốn của công ty có hai nguồn là vốn tự huy động và vay vốn từ các ngân hàng như Vietcombank, Sacombank, Eximbank,… Sau hơn 5 năm thành lập, nguồn vốn công ty ngày càng được tăng cường. Điển hình như năm 2009 công ty có tổng nguồn vốn hoạt động là 375 tỷ thì tính đến năm 2010, đã lên mức 391 tỷ đồng, tăng 4,27% so với năm 2009. Nhìn chung,

nguồn lực công ty khá ổn, đáp ứng đủ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, số vốn tự có của công ty đã lên đến 200 tỷ, và vốn lưu động là 1500 tỷ. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ tiên tiến hiện nay, việc đầu tư cho trang thiết bị máy móc, nhà xưởng cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn còn gặp khá nhiều khó khan. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề giá cả nguyên liệu không ổn định cũng như vấn đề kinh tế lạm phát, điều kiện cùng với lãi xuất vay vốn của ngân hàng ngày càng cao thì việc huy động và gia tăng thêm nguồn lực tài chính cho công ty vẫn còn gặp không ít khó khăn.

4.4.1.2. Nguồn nguyên nhiên liệu

Trước nền kinh tế khó khăn hiện nay nhiều hộ gia đình nuôi trồng cá tra hiện nay đang phải “treo ao” vì vấn đề không có vốn cũng như giá cá tra nguyên liệu đang ở mức quá thấp, khiến người dân càng nuôi càng lỗ. Trước tình hình nguồn nguyên liệu càng khan hiếm kể trên không ít các công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn, cũng phải ngừng hoạt động vì không có nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, riêng đối với công ty South Vina thì đây không phải là vấn đề nan giải đối với công ty bởi trước đây từ khi mới thành lập công ty đã đầu tư vùng nguyên liệu do công ty tự nuôi để có thể chủ động trong việc sản xuất cũng như kiểm soát được tình trạng khan hiếm nguyên liệu như hiện nay. Vào năm 2010 công ty có hơn 60 hecta nuôi cá tra, đáp ứng hơn 80% công xuất chế biến của nhà máy. Từ hiệu quả trên, hằng năm công ty vẫn đầu tư để tăng diện tích nuôi trồng nhằm đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nhà xưởng, thực tế là năm 2011, diện tích vùng nuôi đạt chuẩn SQF 1000 và GlobalGAP là 125 hecta và tính đến năm nay 2013, công ty đã có 200 hecta diện tích nuôi trồng cá tra, đáp ứng gần 30000 - 35000 tấn nguyên liệu trong năm cho công ty.

4.4.1.3. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất công ty được trang bị khá đầy đủ và hiện đại cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn khắc khe của thị trường khó tính như Mỹ, EU, Brazil,….Công ty đã nhập các trang thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất từ các nước tiên tiến như Nhật, Đức, Anh,…nhằm tạo quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hệ thống nhà máy của South Vina được thiết kế và xây dựng theo hệ thống liên tục đảm bảo quá trình sản xuất và lưu kho được thuận tiện, trong đó được chia thành các phân xưởng như phân xưởng chế biến, phân xưởng bao bì, phân xưởng kho. Đối với mỗi phân xưởng tùy thuộc theo chức năng mà sẽ được trang bị các máy móc, dây chuyền sản xuất chuyên dùng cho phân xưởng đó. (tham khảo bảng 4.12 bên dưới).

Bảng 4.11. Trang thiết bị sản xuất của công ty South Vina

Trang thiết bị Số lượng Công xuất Trực thuộc

Máy cấp đông 12 40 tấn/ngày Phân xưởng kho

Dây chuyền sửa cá 8 42 tấn/ngày Phân xưởng chế biến Máy nước đá vẩy 2 15 tấn/ngày Phân xưởng chế biến Dây chuyền sản xuất bao bì PE 1 - Phân xưởng bao bì Máy sản xuất thùng carton 8 - Phân xưởng bao bì

Kho lạnh - 20.000 tấn Phân xưởng kho

Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty South Vina, năm 2010

Với hệ thống máy móc, cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện đã giúp cho hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả hơn, giảm hao hụt và tiết kiệm thời gian hơn, chi phí. Tuy nhiên việc phân xưởng chế biến cùng với một số máy móc, thiết bị đã có thời gian sử dụng lâu, dài và bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp. điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, độ an toàn cũng như năng xuất hoạt động. Có thể hiểu rõ quá trình sản xuất là một dây chuyền khép kín nếu một số máy bị giảm năng suất, kéo theo các máy khác cũng như thế thì sẽ gây ra tỷ lệ hao hụt tăng, kéo theo chi phí sản xuất cũng tăng. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

4.4.1.4. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu

Công ty South Vina chủ động kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào. Công ty đã tự đầu tư diện tích nuôi trồng cá nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ứng cũng như các yêu cầu về chất lượng theo đúng tiêu chuẩn. Vùng nguyên liệu của công ty đã được cấp chứng nhận SQF 1000 về chăn nuôi (SQF là tiêu chuẩn được áp dụng cho người nuôi trồng thủy sản và các nhà sơ chế) và tiêu chuẩn GlobalGAP.

Ngoài ra công ty còn thu mua một số nguồn nguyên liệu từ các hộ nuôi trồng trong khu vực tuy nhiên chất lượng của nguồn nguyên liệu này thường không ổn định. Điều này đã ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thủy sản của công ty. Hiện nay, South Vina đang cố gắng hoàn thiện quy trình và dây chuyền sản xuất, chế biến hàng hóa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhìn chung, chất lượng sản phẩm của công ty khá tốt và ổn định. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của công ty so với các DN trong ngành khác. Hiện nay công ty đã đạt được một số tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm như: tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), tiêu chuẩn toàn cầu cho an toàn thực phẩm (BRC), ISO 22000, HACCP….

4.4.1.5. Nguồn nhân lực

Luôn xác định con người là nguồn chủ lực chủ chốt, nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nên South Vina luôn tạo điều kiện làm việc thuận lợi và có những chính xác phù hợp nhằm góp phần nâng cao đời sống cho người lao động. Cơ cấu nhân sự công ty được chia thành hai khối gồm khối văn phòng quản lý và khối sản xuất. Trong khối văn phòng được chia thành các phòng ban như Phòng kinh doanh, phòng Tổ chức, phòng Kế toán,…riêng khối sản xuất thì lại có khối gián tiếp sản xuất và trực tiếp sản xuất. Các khối ngành, phòng ban phối hợp quản lý, tổ chức cùng nhau xây dựng và phát triển công ty. Đa số nhân viên khối văn phòng đều có trình độ đại học với khả năng sáng tạo và kinh nghiệm nghề nghiệp, có kỹ năng quản lý tốt. Bên cạnh đó đại đa số khối sản xuất đều là các lao động phổ thông lành nghề với kinh nghiệm lâu năm cùng với một số lao động gián tiếp sản xuất có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học cùng nhau phối hợp thực hiện sản xuất. Nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực, công ty luôn xác định thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao năng lực và tay nghề cho nhân viên, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, nguồn nhân lực quý báu của công ty.

4.4.1.6. Hoạt động marketing

Nhìn chung hoạt động marketing của công ty chưa được chú trọng đầu tư bài bản, tính tới thời điểm hiện tại công ty vẫn chưa có phòng marketing riêng biệt, việc tìm kiếm khách hàng vẫn do phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu đảm nhận. Điều hiển nhiên có thể nhận thấy là kết quả của hoạt động này vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp và chưa mang lại chất lượng hiệu quả cao. Do chưa được đầu tư đúng mức nên hoạt động marketing còn hạn chế, chưa bắt kịp nhu cầu của khách hàng trong khi nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng dẫn đến công ty chưa linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu từ phía đối tác. Hoạt động marketing của công ty chỉ mới dừng lại ở việc tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ xúc tiến thương mại và tham gia các hoạt động tổ chức của địa phương cho các DN là mời tham dự các phái đoàn tham quan, tiếp xúc các đối tác nhà đầu tư nước ngoài. Hiện công ty vẫn chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động này, các chiến lược marketing vẫn chưa được nghiên cứu và áp dụng cụ thể, hoạt động marketing quốc tế xuất khẩu sang nước ngoài vẫn chưa được thực hiện, đối tác và người tiêu dùng nước ngoài ít biết đến thương hiệu và sản phẩm của công ty….Từ các hạn chế trên, công ty nên đưa ra các kế hoạch phù hợp, góp phần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình bằng chính hoạt động marketing của công ty.

4.4.2. Các yếu tố bên ngoài của công ty

4.4.2.1. Kinh tế

Năm 2009, khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn đã ảnh hưởng tới kinh tế thế giới gây nên tình trạng suy thoái, và hầu như nền kinh tế của đa số các quốc gia đều bị ảnh hưởng ít hay nhiều. Riêng ở Việt Nam ngoài việc bị ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, trong nước lại xảy ra thiên tai dịch bênh gây nên hậu quả thiệt hại nghiệm trọng. Hậu quả là gây ảnh hưởng tới việc nuôi trồng cá tra, làm giá cá nguyên liệu biến động bất thường và thị trường tiêu thụ cũng không ổn định, kéo theo việc xuất khẩu cũng gặp khó khăn. Thời điểm này công ty cũng gặp khó khăn không ít.

Bước sang năm 2010, nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục và các thị trường nhập khẩu của các nước cũng đang khôi phục dần, báo hiệu một dấu hiệu khả quan cho việc xuất khẩu của cả nước nói chung và của công ty nói riêng. Nền kinh tế được phục hồi, nhu cầu tiêu thụ cũng tăng dần trở lại. Nắm bắt sự thay đổi thuận lợi này, công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản song song với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới. Tuy nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục, song vấn đề về nguồn nguyên liệu vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa, vẫn còn tồn đọng khó khăn và giá cả biến động liên tục, kéo theo là nền kinh tế mới phục hồi nên lạm phát tăng cao. Đặc biệt trong thời gian này, khi nền kinh tế mở của và các nước đang cố gắng phát triển thì sự bùng nổ các DN tham gia xuất khẩu trong nước lẫn ngoài nước khiến mức giá sản phẩm giảm sút đáng kể gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty khá nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế, năm 2011 tình hình chính trị đã ổn định và nền kinh tế cũng được phục hồi. Tuy nhiên một thử thách khó khăn tiềm ẩn sau cuộc khủng hoảng kết thúc chính là nợ công của các nước trên thế giới, sự tăng trưởng kinh tế vì thế mà cũng chậm lại. Ở trong nước hiện tại lạm phát vẫn còn cao và giá nguyên liệu vẫn chưa ổn định hoàn toàn, lãi suất vẫn ở mức cao và tất nhiên việc sản xuất cá tra cũng gặp khó khăn rất nhiều. Trước tình hình trên thì Chính phủ đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, khiến các DN gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng, làm tăng chi phí lãi vay.

4.4.2.2. Pháp luật và chính trị

Tình hình chính trị ở Việt Nam được đánh giá là khá ổn định so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam với sự lãnh đại của Đảng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 90)