VINA TRONG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN THÁNG 6/2013
4.2.1. Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu của South Vina trong giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013 đoạn 2010 đến tháng 6/2013
Nhìn chung hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty South Vina trong giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013 có nhiều biến động. Có sự biến động không đồng đều qua các năm, ví dụ như năm 2011 có sự tăng trưởng cao so với năm 2010, nhưng sang năm 2012, điều này lại ngược lại, dấu hiệu tăng trưởng bắt đầu chậm lại có sự giảm đi ở cả sản lượng và giá trị, một phần do chịu ảnh hưởng chung của ngành cá tra cả nước. Trong thời điểm sáu tháng đầu năm 2013, hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại mà ngược lại, nếu so với cùng kỳ năm trước là sáu tháng đầu năm 2012 thì lại có dấu hiệu suy giảm đáng lưu ý bởi theo kết quả hoạt động kinh doanh thì mức lợi nhuận thu về trong sáu tháng đầu năm 2013 của công ty bị thua lỗ.
Năm 2010, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra của công ty tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm này, công ty đã xuất khẩu 15.538,63 tấn tăng 37,81% so với năm 2009 và giá trị xuất khẩu cũng tăng gần 37%, đạt mức 35.074,37 nghìn USD. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do nhu cầu tiêu thụ của thế giới đối với mặt hàng thủy sản tăng cao trong năm này và hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của công ty đang trên đà phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Giá xuất khẩu năm 2010 là 2.257,24 USD/tấn, giảm so với năm 2009 theo báo cáo của Phòng xuất nhập khẩu của công ty.
Bảng 4.3. Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu cuả công ty South Vina từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Sản lượng (tấn)
Chênh lệch so với năm trước
(%)
GTXK (nghìn USD)
Chênh lệch so với năm trước
(%) Năm 2010 15.538,63 37,81 35.074,37 36,91 Năm 2011 20.721,42 33,35 54.262,38 54,71 Năm 2012 18.538,67 (10,53) 42.827,34 (21,07) 6 tháng đầu năm 2012 7.938,34 - 19.823,26 - 2013 7.802,46 (1,71) 17.440,08 (12,07)
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu công ty South Vina, năm 2013
Nguyên nhân giá của năm 2010 giảm đi so với năm 2009 mặc dù tăng ở cả sản lượng và giá trị xuất khẩu so với năm trước là do tỷ giá năm 2010 giảm so với năm 2009, khiến các nhà nhập khẩu không tích cực trong việc mua hàng dự trữ và ép giá xuống để bù đắp vào phần lợi nhuận bị thu hẹp. Bên cạnh đó số DN tham gia xuất khẩu thủy sản ngày càng nhiều, nhiều DN cạnh tranh bằng cách giảm giá…Đáng chú ý nhất là việc cá tra Việt Nam bị Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) đưa vào danh sách khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng tại một số nước châu Âu. Hơn nữa, hiện nay các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia,…cũng đang triển khai nuôi cá tra một cách mạnh mẽ, điều này đã tạo nên một sức ép khá lớn đối với cá tra Việt Nam. So với mức giá cá tra xuất khẩu bình quân cả nước là 2,14 USD/kg thì mức giá bình quân của công ty là 2,25 USD/kg thì đây có thể xem là một mức giá khá tốt cho công ty. Dù vậy nhưng cũng phải đáng mừng đó là dù bị ảnh hưởng bởi những tin đồn xấu cho cá tra Việt Nam nhưng sản phẩm của công ty South Vina vẫn giữ được niềm tin trong lòng khách hàng nên cả ở sản lượng và giá trị xuất khẩu đều tăng so với năm trước.
Bước sang năm 2011, sản lượng và giá trị xuất khẩu có bước tăng khá cao so với năm 2011. Điển hình như sản lượng đạt 20.721,42 tấn, đạt giá trị xuất khẩu là 54.262,35 nghìn USD, tăng 54,71% so với năm 2010. Trong năm 2011, do giá xuất khẩu tăng cao đồng loạt ở các thị trường xuất khẩu của công ty nên kéo theo giá trị xuất khẩu đạt được của công ty cũng tăng trưởng cao. Giá bán bình quân ở mức 2.618,66 USD/tấn, tăng 361,42 USD/tấn, tương ứng tăng 16,01% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc giá cá tra xuất khẩu tăng là do nguồn nguyên kiệu cá tra thiếu hụt trong khi nhu cầu thị trường tiêu thị cá tra trên thế giới tăng cao trong năm, do đó thúc đẩy giá xuất khẩu tăng cao. Ngoài ra, Việt Nam đã khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO về việc áp thuế chống bán phá giá bất hợp lý đối với cá tra Việt Nam và kết quả thu về rất khả quan.
Đồng thời trong thời điểm này nước ta cũng đấu tranh kiên quyết với 6 nước châu ÂU về việc WWF xếp cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, kết quả đạt được là đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác, đưa cá tra Việt Nam trở thành loài thủy sản có chứng nhận phát triển bền vững toàn cầu. Hơn nữa, đây là năm mà ngành cá tra Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn nhưng kết quả đạt được của ngành lại là thành công to lớn vượt mức ngoài mong đợi, chứng minh cá tra Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trị trên thị trường thế giới, đây cũng là một năm thành công khá lớn của công ty trong hoạt động xuất khẩu của mình. Tuy nhiên, mặc dù giá trị xuất khẩu thu về năm 2011 có sự tăng trưởng cao song do tỷ lệ lạm phát trong nước tăng cao ở mức 18,15% khiến cho giá trị xuất khẩu thực tế thu về từ hoạt động xuất khẩu bị giảm đáng kể.
Mặc dù có kết quả khả quan trong năm 2011, nhưng kết quả này lại không được duy trì trong năm 2012 minh chứng là cả sản lượng và giá trị xuất khẩu đều giảm. Trong năm, sản lượng xuất khẩu của công ty đã giảm đi khoảng 10,53%, đồng thời giá trị xuất khẩu thu về cũng giảm 11.435,04 nghìn USD (tương đương giảm 21,07%) so với năm 2011. Nguyên nhân của việc tụt giảm này là do năm nay nhu cầu tiêu thụ của các thị trường như Mỹ, EU vẫn chưa phục hồi và có sự giảm mạnh, Chính Phủ Mỹ đã đưa các rào cản về thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam gây nên việc hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ DN nước ta. Đồng thời bên các quốc gia châu Âu do dư chấn của cuộc khủng hoảng nợ công vẫn chưa kết thúc, người dân thực hiện chính sách thắt chặt chi tiêu dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó thị trường chủ lực của công ty là Brazil cũng giảm nhu cầu tiêu thụ cá tra do loài thủy sản cá rô phi do người dân nước này được mùa, tăng nguồn cung trong nước, khiến nhu cầu nhập khẩu thủy sản giảm đi so với năm 2011.
Tính đến tháng 6/2013, công ty đã xuất khẩu 7.802,46 tấn cá tra sang các thị trường, đạt giá trị xuất khẩu là 17.440,08 nghìn USD, tuy nhiên tình hình xuất khẩu năm 2013 tính tới thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng đáng kể mà ngược lại còn có sự tụt giảm nhẹ so với năm 2012. Về sản lượng giảm nhẹ 1,71% (tương ứng giảm 135,88 tấn cá tra xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2012), bên cạnh đó giá trị xuất khẩu thu về cũng thấp hơn so với năm 2012, giảm 2393,18 nghìn USD (tương ứng giảm 12,07% so với cũng kỳ năm trước). Do vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi khó khăn của nền kinh tế châu Âu và mức thuế áp chống bán phá giá quá cao của thị trường Mỹ nên công ty cũng bị ảnh hưởng làm giảm sản lượng xuất khẩu, hơn nữa thị trường chính của công ty là Brazil cũng có sự giảm về nhu cầu tiêu thụ do Chính phủ nâng mức thuế cho cá tra Việt Nam lên, đồng thời do sự cạnh tranh của các loại sản phẩm
thủy sản của các đối thủ đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ cá tra của Việt Nam, cũng như của công ty. Dự đoán sản lượng xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2013 sẽ có sự tăng nhẹ trở lại, bởi hiện nay mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nhưng nhu cầu tiêu thụ các thị trường vẫn ổn định và tăng trưởng, đặc biệt là Mỹ dù mới đưa ra mức thuế chống bán phá giá mới cho các mặt hàng thủy sản Việt Nam, song nhu cầu tiêu thụ của thị trường này vẫn tăng trưởng cao, nâng cao sản lượng xuất khẩu vào cuối năm.