Tình hình nuôi cá tra ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 52 - 54)

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn qua các năm thì tổng diện tích nuôi trồng và sản lượng cá tra thu hoạch trong giai đoạn 2010-2012 là:

Bảng 4.1. Diện tích nuôi trồng và sản lượng cá tra thu hoạch từ 2010 đến 2012

Diện tích nuôi (hecta)

Sản lượng thu hoạch (tấn)

Năm 2010 5.420 1.141.000

Năm 2011 5.430 1.200.000

Năm 2012 5.910 1.255.500

Nguồn:Báo cáo Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn qua các năm 2010,2011,2012.

Giai đoạn 2008 – 2009, do thị trường nhập khẩu yêu cầu giá thấp, các DN chú trọng đến hiệu quả kinh doanh, dẫn đến chất lượng sản phẩm cá tra giảm, tuy nhiên sang năm 2010, các DN Việt Nam đã từng bước khẳng định được chất lượng của cá tra. Năm 2010, tổng diện tích nuôi cá tra khoảng 5.420 hecta, con số này thấp hơn năm 2009 nhưng theo đánh giá của Tổng cục Thuỷ sản thì do nâng cao năng suất nên sản lượng cá thu hoạch đạt 1.141.000 tấn, tăng 4,64% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, tổng diện tích nuôi đạt khoảng 5.430 ha, tăng nhẹ so với năm 2011 (5.420 ha). Sản lượng cả năm thu hoạch đạt được là gần 1,2 triệu tấn. Tính đến nay, các DN Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 135 thị trường trên thế giới trong đó chủ lực vẫn là EU, Mỹ, ASEAN…với việc ngày càng khẳng định thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới, ngày càng có nhiệu đối tác từ nhiều thị trường tìm đến với cá tra xuất khẩu của Việt Nam, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành xuất khẩu cá tra của nước ta.

Trong năm 2011, tình hình sản xuất cá tra đã có nhiều bước tiến mới như mối liên kết trong chuỗi sản xuất cá tra có nhiều chuyển biến và xuất hiện nhiều mô hình liên kết hoạt động có hiệu quả. Như mô hình liên kết chuỗi tại

An Giang; các mô hình liên kết, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất...Tuy nhiên, sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ ở một số tỉnh chưa thực sự chặt chẽ; hợp đồng cung cấp và thu mua sản phẩm giữa doanh nghiệp (DN) với nông dân được ký kết nhưng chưa hiệu quả, nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các DN chế biến xuất khẩu.

Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới kéo dài; đặc biệt là các nước thuộc khối EU (thị trường xuất khẩu chính của thuỷ sản Việt Nam), nhiều nước nhập khẩu dựng lên các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu đã gây ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản nói chung và cá tra nói riêng. Bên cạnh đó tình hình khó khăn của kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến sản xuất, đó là giá cả vật tư đầu vào như giá điện, xăng dầu, thức ăn liên tục tăng, thiếu vốn và lãi suất ngân hàng duy trì ở mức cao với thời gian dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi cá tra ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Chính phủ, Lãnh đạo Bộ NN và PTNT, sự phối hợp với các Bộ, Ngành và các địa phương; chỉ đạo sát sao của Tổng cục Thuỷ sản; sự nỗ lực của bà con nông, ngư dân, các DN và các Hội, hiệp hội trong sản xuất và kinh doanh nên sản xuất và tiêu thụ cá tra năm 2012 đã đạt được kết quả hết sức ấn tượng. Tính đến hết 31/12/2012, tổng lượng giống cá tra sản xuất trong toàn vùng đạt gần 4,6 tỷ con cá giống (tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011), diện tích nuôi đạt 5.910 ha; sản lượng cá thu hoạch đạt 1.255.500 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,744 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2011.

Về tình hình sản xuất: trong lĩnh vực sản xuất giống, mặc dù năm 2012,

sản lượng cá giống đã đáp ứng đủ nhu cầu cho nuôi thương phẩm tuy nhiên do nhu cầu thả giống đầu vụ tăng cao nên vẫn xảy ra hiện tượng thiếu cá giống đầu năm và dư thừa cá giống vào cuối năm. Chất lượng cá giống vẫn chưa đảm bảo do chất lượng đàn cá bố mẹ bị thoái hoá, lai cận huyết, do cạnh tranh thiếu lành mạnh nên các cơ sở sản xuất cá bột nên cho đẻ ép, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm. Tuy diện tích và sản lượng nuôi năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng tốc độ tăng sản lượng chậm hơn so với tăng diện tích, năng suất trung bình đạt trên 274 tấn/ha (năm 2011 là 305 tấn/ha). Tình hình tiêu thụ cá tra nguyên liệu diễn biến phức tạp; ba tháng đầu năm, việc tiêu thụ cá tra tương đối thuận lợi giá cá tra ở mức khá cao, dao động 26.500 – 28.500 đa số các hộ nuôi đều có lãi. Đến cuối tháng 3 năm 2012 trở lại đến hết năm, giá cá tra liên tục giảm mạnh, dao động 20.500– 21.000 đồng/kg, hiện nay giá cá tra nguyên liệu đã tăng hơn trước ở mức 21.000- 22.000đ/kg (có vài thời điểm

thấp nhất là 18.000 đ/kg), trong khi đó giá thức ăn thuỷ sản đã tăng thêm 700-

1.200đ/kg, người nuôi vẫn tiếp tục chịu lỗ từ 2.000 – 5.000đ/kg.

Về tổ chức sản xuất: năm 2012, trong lĩnh vực sản xuất cá tra đã xuất

hiện nhiều mô hình liên kết hoạt động có hiệu quả, điển hình như mô hình liên kết chuỗi tại An Giang; mô hình liên kết của công ty Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Hoàng Long và các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất nên thu nhập và hiệu quả kinh tế đem lại cho người nuôi khá ổn. Tuy nhiên, mối quan hệ và hỗ trợ mang tính tích cực giữa người nuôi cá tra và các DN chưa chặt chẽ, đặc biệt các lợi ích về kinh tế, hợp đồng cung cấp và thu mua sản phẩm giữa DN với nông dân nuôi cá tra được ký kết nhưng chưa hiệu quả, đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ do không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các DN chế biến xuất khẩu. Vì vậy từng lúc nảy sinh những bất cập trong nội tại ngành, làm ảnh

hưởng đến sự phát triển chung của ngành.

Trong năm 2012, ngành cá tra đã gặp nhiều khó khăn do giá vật tư đầu vào còn tăng cao, giá bán nguyên liệu không ổn định; tình trạng thiếu vốn vẫn thường xuyên xảy ra, lãi suất vốn vay vẫn ở mức cao, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh xảy ra ở một số DN, đặc biệt là DN thương mại làm giảm giá trị thực, chất lượng và uy tín của sản phẩmcá tra xuất khẩu; sự mất cân đối quan hệ cung cầu do phát triển tự phát, không theo quy hoạch... và hơn nữa, hàng loạt các rào cản thương mại được dựng lên tại nhiều thị trường cũng gây khó khăn cho sản xuất. Vấn đề thống kê, dự báo còn thiếu và yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến thăng trầm của nghề cá tra.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)