Giá xuất khẩu của SouthVina sang các thị trường

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 73 - 79)

Nhìn chung giá xuất khẩu của công ty sang các thị trường có sựu biến động qua các năm. Trong số các thị trường xuất khẩu thì thị trường Mỹ là thị trường mà công ty có giá xuất khẩu cao nhất, tuy nhiên sản lượng và giá trị xuất khẩu thu về từ thị trường này lại biến động khá lớn, chỉ chiếm tỷ trọng thứ 3 hoặc thứ 4 trong tổng cơ cấu tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu của công ty. Mặc dù là thị trường có giá xuất khẩu thấp nhất, nhưng Brazil lại là thị trường có sản lượng xuất khẩu cao nhất và đóng góp nhiều nhất trong tổng giá trị xuất khẩu thu về qua các năm của công ty, luôn giữ vững vị trí thị trường chủ lực số 1 của công ty (theo bảng 4.6).

Bảng 4.6. Giá xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của công ty South Vina giai đoạn 2010-2013

Brazil Mỹ Mexico Puerto Rico Khác Trung bình Năm 2010 2,11 3,44 2,35 2,74 2,20 2,26 Năm 2011 2,43 3,62 2,43 3,08 4,98 2,62 Năm 2012 2,16 3,35 2,18 2,97 1,95 2,31 6/2012 2,28 3,46 2,52 3,04 2,68 2,50 6/2013 2,15 3,00 1,95 2,80 2,32 2,24 Chênh lệch (%) 2011/2011 15,17 5,23 3,40 12,41 126,36 15,93 2012/2011 (11,11) (7,46) (10,29) (3,57) (60,84) (13,43) 2013/2012 (5,70) (13,29) (22,62) (7,89) (13,43) (10,40)

Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của South Vina, 2013

Mức giá trung bình xuất khẩu chung cho các sản phẩm cá tra của công ty South Vina năm 2010 đạt 2,26 USD/kg, đây có thể coi là mức giá trung bình và nó có sự biến động phụ thuộc vào nhu cầu thay đổi của thị trường. Có thể thấy rõ điều này khi giá trung bình xuất khẩu năm 2011 của công ty lại tăng 15,39% so với năm trước, đạt mức 2,62 USD/kg cá xuất khẩu. Nguyên nhân của việc tăng giá lên cao này là do mức giá trung bình ở các thị trường đồng loạt tăng giá, đặc biệt như những mức giá cao như Mỹ (3,62 USD/kg), Puerto Rico (3,08 USD/kg). Trong năm 2012, nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường lớn như Mỹ có sự suy giảm về sản lượng và giá, và ở một số thị trường khác cũng có sự giảm nhẹ về giá và kết quả là năm 2012, giá trung bình xuất khẩu của công ty giảm đi 11,83%, chỉ còn 2,31 USD/kg. Một điều tất yếu có thể nhận thấy rõ ràng là nhân tố giá phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của các thị trường dù lớn hay nhỏ. Năm 2013 có lẽ là năm tiếp tục giảm giá xuất khẩu của công ty bởi tính tới sáu tháng đầu năm 2013 thì giá trung bình chỉ đạt 2,24

USD/kg, thấp hơn so với mức giá của cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2012 là 2,50 USD/kg.

Thị trường Brazil: mặc dù là thị trường chủ lực đem về giá trị xuất khẩu

cao nhất trong tổng giá trị thu về của công ty song mức giá xuất khẩu của thị trường Brazil khá thấp so với các thị trường khác. Năm 2010, giá xuất khẩu cá tra sang thị trường này chỉ khoảng 2,11 USD/kg, nếu so với Mỹ thì rất chênh lệch bởi giá của Mỹ lên tới 3,44 USD/kg, sự chênh lệch này có lẽ là do sự chênh lệch về mức thu nhập và khả năng chi trả khác nhau của người dân hai nước. Bước sang năm 2011, trên đà nhu cầu tiêu thụ cá tra thế giới tăng cao ở các thị trường cũng với việc nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm nên khiến giá cá tra xuất khẩu tăng mạnh, giá xuất khẩu sang thị trường Brazil tăng cao đạt mức 2,43 USD/kg, tăng 15,17% so với năm trước, trong năm này nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân Brazil cũng tăng cao, đồng thời nền kinh tế của nước này cũng đã dần phục hồi sau khủng hoảng tài chính thế giới nền thu nhập người dân ổn định hơn, khả năng chi trả cũng cao hơn. Sang năm 2012, giá xuất khẩu của công ty sang Brazil đã giảm đi 11,11%, góp phần kéo theo giá trị xuất khẩu thu về của thị trường này cũng giảm theo, nguyên nhân là do thị trường Brazil ngày càng có nhiều DN tham gia xuất khẩu gây nên sự cạnh tranh về giá. Ngoài ra, trong năm này sản lượng cá rô phi nội địa của nước này tăng cao, làm giảm đi nhu cầu tiêu thụ thủy sản nhập khẩu, thay vào đó là tiêu dùng sản phẩm nội địa vốn rất được ưa thích của người dân nước này, đây cũng là một phần nguyên nhân gây nên việc giảm giá xuất khẩu của cá tra Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng

Theo báo cáo của công ty, trong sáu tháng đầu năm 2013, mức giá xuất khẩu sang Brazil chỉ ở mức 2,15 USD/kg, mức giá này thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 2012 là 2,28 USD/kg, mặc dù trong thời gian này, tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước sang Brazil tăng mạnh về giá trị hơn 50%, song lại có sự cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt, bởi lẽ hai thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam chủ lực là EU và Mỹ vẫn chưa hồi phục nên khiến các DN khác bắt đầu hướng sang thị trường Brazil phần nào làm giảm giá xuất khẩu dù rằng sản lượng xuất khẩu gia tăng.

Thị trường Mỹ: luôn là thị trường có mức giá xuất khẩu cao nhất trong

các thị trường xuất khẩu của công ty, tuy nhiên với mức sản lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường này không ổn định và đang có xu hướng ngày càng giảm dần nên giá trị thu về từ thị trường này dù khá nhiều song vẫn không có đóng góp lớn cho tổng giá trị của công ty. Giá xuất khẩu cao nhất của công ty sang Mỹ là vào năm 2011 đạt 3,62 USD/kg, cao hơn đến 1 USD nếu so với mức giá trung bình của công ty là 2,62 USD/kg. Một điều đặc biệt là trong năm 2010 và năm 2011 hầu như các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường này đều có giá

xuất khẩu cao nhất một phần cũng là do thị trường này chỉ nhập khẩu mặt hàng cá tra fillet thịt trắng, một mặt hàng có giá trị dinh dưỡng cao với mức giá xuất khẩu cao hơn nhiều so với cá tra fillet thịt đỏ. Trong năm 2012, mặc dù giá xuất khẩu sang thị trường này có giảm nhẹ khoảng 7,46% so với năm trước nhưng đây vẫn là mức giá cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu của công ty, thậm chí vẫn cao hơn mức giá trung bình năm 2012 của công ty là 2,31 USD/kg đến khoảng 30% nếu so với 3,35 USD/kg. Nguyên nhân của việc giảm giá này một phần cũng do nhu cầu tiêu thụ cá tra của thị trường Mỹ giảm đi đáng kể, đồng thời việc áp dụng rào cản thuế quan cũng gây tâm lý e ngại cho nhà nhập khẩu và các DN xuất khẩu, trong đó có công ty South Vina.

Sang năm 2013, thị trường Mỹ vẫn chưa có thể bình phục được như trước, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang đây vẫn giảm, kể cả công ty cũng vậy, giá xuất khẩu trong sáu tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 3,00 USD/kg, giảm đi khoảng 13,26% so với cùng kỳ năm 2012 với mức giá là 3,46 USD/kg, dù rằng có sự suy giảm tốc độ tăng trưởng nhưng thị trường Mỹ vẫn nắm vững vị trí là thị trường có mức giá xuất khẩu cao nhất của công ty. Với những rào cản thuế quan ngày càng nhiều của chính phủ Mỹ đang ngày càng gây nhiều khó khăn cho công ty trong việc xuất khẩu sang thị trường này và việc mất dần các đối tác trong thị trường này trong tương lại có thể là điều không tránh khỏi.

Thị trường Puerto Rico: đây là thị trường có mức giá xuất khẩu cao thứ

hai sau Mỹ của công ty, nhìn chung mức giá của thị trường này cũng có biến động giống như các thị trường khác, tăng giá vào năm 2011, giảm giá vào năm 2012 và cũng có dấu hiệu tiếp tục giảm vào sáu tháng đầu năm 2013. Đây là thị trường đứng vị trí thứ 3 (năm 2012) trong số các thị trường lớn chiếm tỷ trọng cao của công ty. Giá trung bình của thị trường này năm 2011 đạt 3,08 USD/kg tăng 12,41% so với năm 2010 là 2,74 USD/kg, đây là thị trường rất thu hút các DN hiện nay bởi nền kinh tế rất thu hút và sức chi trả của người dân cũng khá cao. Bước sang năm 2012, mức giá của thị trường này chỉ giảm nhẹ khoảng 3,57% so với năm trước, tuy nhiên sang năm 2013 thì nếu so mức giá của sáu tháng đầu năm 2013 với cùng kỳ năm trước thì lại giảm tới 7,89%, từ 3,04 USD/kg xuống còn 2,80 USD/kg. Việc giảm giá xuất khẩu này tương đối ít, nếu so với mức giá trung bình của tổng các thị trường của công ty thì vẫn cao hơn, có nét tương tự với thị trường Mỹ.

Thị trường Mexico: nếu xét về tỷ trọng đóng góp trong tổng cơ cấu các

thị trường của công ty thì thị trường Mexico đứng thứ 2 (năm 2012) trong tổng số giá trị xuất khẩu thu về của công ty. Mức giá xuất khẩu của công ty sang thị trường này diễn biến tương đối phức tạp, có một số nét tương đồng với giá của thị trường Brazil, mặc dù có phần cao hơn đôi chút. Chẳng hạn giá năm 2011 của của hai thị trường là như nhau cùng đạt 2,43 USD/kg cá tra xuất khẩu. Tuy

nhiên nếu so mức giá hiện tại trong sáu tháng đầu năm 2013 của Brazil với Mexico thì giá của Mexico thấp hơn chỉ đạt 1,95 USD/kg. Và so với giá của cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2012 của thị trường này thì giá xuất khẩu đã giảm đến 22,62%, từ 2,53 USD/kg (năm 2012) xuống còn 1,95 USD/kg, giảm đi 0,58 USD. Nếu chỉ so trong khoảng thời gian sáu tháng đầu năm 2013 thì có thể thấy mức giá của thị trường Mexico là tương đối thấp, thấp hơn cả mức giá trung bình của tổng các thị trường trong thời gian này là 2,24 USD/kg.

Ngoài các thị trường chính như vừa nêu trên thì các thị trường khác cũng có những biến động tương tự, sự biến động này phần nào cũng ảnh hưởng tới mức giá xuất khẩu trung bình của cả công ty, đồng thời cũng ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được trong qua các năm.

Bên cạnh mức giá trung bình dựa trên sản lượng và giá trị xuất khẩu thu về từ các thị trường xuất khẩu của công ty, để hiểu rõ hơn về giá xuất khẩu theo các sản phẩm xuất khẩu của công ty, ta còn có mức giá trung bình theo mặt hàng chủ lực của công ty đó là giá cá tra fillet thịt đỏ và cá tra fillet thịt trắng.

Bảng 4.7. Giá xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng cá tra fillet đông lạnh của South Vina giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013

Giá cá tra fillet thịt đỏ (USD/kg)

Giá cá tra fillet thịt trắng (USD/kg) Giá trung bình (USD/kg) Năm 2010 1,97 2,64 2,26 Năm 2011 2,16 3,06 2,62 Năm 2012 1,94 2,49 2,31 6/2012 2,05 2,88 2,5 6/2013 1,83 2,39 2,24 Chênh lệch (%) 2011/2011 9,64 15,91 15,93 2012/2011 (10,19) (18,63) (11.83) 2013/2012 (10,73) (17,01) (10,40)

Nguồn: phòng Xuất nhập khẩu công ty South Vina, 2013

Dựa vào bảng 4.7 có thể thấy là mức giá của hai loại sản phẩm này khá chênh lệch, và theo từng năm thì mức giá có sự biến động khá lớn. Nhìn chung thì giá của cá tra fillet thịt trắng luôn cao hơn so với giá của mặt hàng cá tra fillet thịt đỏ, và mức giá trung bình của cá thịt trắng thường khá cao khoảng 2,4-3,1 USD/kg, còn đối với cá thịt đỏ thì thường dao động trong khoảng từ 1,8 đến 2,2 USD/kg. Trong năm 2010 mức giá trung bình của cá tra thịt đỏ đạt 1,97 USD/kg khá thấp nếu so với loại còn lại là 2,67 USD/kg, nguyên nhân

của sự chênh lệch này lo do hai loại này có mức độ dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên vẫn là mặt hàng được người tiêu dùng yêu thích khá nhiều bởi giá cả hợp lý và độ dinh dưỡng cao. Bước sang năm 2011, năm mà các thị trường tiêu thụ cá tra trên thế giới đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng và sức hút nhập khẩu mặt hàng này tăng cao khiến cho giá xuất khẩu cũng tăng cao ở cả cá tra fillet thịt trắng và thịt đỏ (giá ở các thị trường cũng đều đồng loạt tăng). Nếu so với năm 2010 thì giá của cả hai mặt hàng này tăng gần như giống nhau, ở cá tra fillet thịt đỏ tăng 9,64% tức là đạt 2,16 USD/kg so với 1,97 USD/kg (năm 2010), và tăng 15,91% đối với cá tra thịt trắng lên đến 3,06 USD/kg so với 2,64 USD/kg của năm 2010. Điều đáng mừng ở đây là giá của hai mặt hàng đều đồng loạt tăng và đem về lợi nhuận cao cho hoạt động xuất khẩu của công ty, nếu xét trong 3 năm 2010 đến 2012, thì đây là năm công ty có hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất ở cả giá xuất khẩu khá cao, doanh thu cao nhất với lợi nhuận khá lớn, đánh dấu một năm thành công đáng kể của công ty. Tuy nhiên trong năm 2012 thì giá của cả hai loại sản phẩm trên đều giảm so với năm 2011, trái ngược lại với dự đoán sẽ là một năm thành công tiếp theo của ngành cá tra Việt Nam, điều đặc biệt là giá của cá tra fillet thịt trắng lại giảm nhiều hơn so với giá của cá tra fillet thịt đỏ, nguyên nhân giảm nhìn chung như đã đề cập trước đó là do ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu nên thu nhập của người tiêu dùng giảm, ảnh hưởng tới sức tiêu dùng khá lớn, gây nên hiện tượng cạnh tranh về giá giữa các DN cũng như sức ép của các nhà nhập khẩu đối với các rào cản thuế quan của các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó thì một số thị trường như Philippines, Mexico chủ yếu nhập khẩu cá tra thịt trắng nay đã nhập khẩu thêm cả mặt hàng cá tra fillet thịt đỏ, làm giảm sản lượng cá tra thịt trắng, tuy không gây ảnh hưởng nhiều tới mức tỷ trọng trong tổng cơ cấu sản phẩm của công ty nhưng phần nào điều này cũng gây giảm sức hút của mặt hàng này và tạo nên một phần sự cạnh tranh về giá. Đối với cá tra fillet thịt trắng thì giá xuất khẩu đã giảm đi đến 18,63% từ 3,06 USD/kg giảm xuống còn 2,64 USD/kg, mức giảm này khá lớn nếu so với mức giảm của mặt hàng còn lại chỉ giảm đi 10,19% so với năm trước. Với sức ép giảm giá ở cả hai mặt hàng chủ lực thì mức giá trung bình của công ty năm 2012 chỉ đạt 2,31 USD/kg, giảm đi 11,83% so với cùng năm trước đạt tới 2,62 USD/kg.

Tính tới thời điểm tháng sáu năm 2013 thì giá của cả hai mặt hàng vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại, đồng thời nếu so với cùng kỳ năm 2012 thì giá cả hai đều giảm và thấp hơn so với cùng kỳ. Cá tra fillet thịt đỏ đạt mức giá xuất khẩu là 1,83 USD/kg thấp hơn 10,73% so với giá của cùng kỳ năm trước là 2,05 USD/kg, tương tự như vậy thì giá của cá tra thịt trắng cũng thấp hơn so với năm trước với 2,39 USD/kg (năm 2013) so với 2,88 USD/kg, thấp hơn đến 17%, điều này cũng có ảnh hưởng khá lớn đó là mức doanh thu thu về trong

sáu tháng đầu năm 2013 không được cao như năm trước, bởi trong thời gian này thì tỷ trọng xuất khẩu cá tra thịt trắng của công ty rất cao chiếm tới 72,66% về sản lượng và 77,67% về giá trị xuất khẩu thu về. Được biết theo báo cáo kết quả kinh doanh thì kết quả kinh doanh trong khoảng thời gian sáu tháng đầu năm hiện tại của công ty là âm, chứng tỏ rằng mức giá xuất khẩu thu về chưa tương xứng với giá vốn mà công ty bỏ ra, đồng thời trong năm các chi phí cho kinh doanh tăng khá cao do sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, khiến công ty phải chi khá lớn cho việc bán hàng, sản xuất,…làm giảm tổng doanh thu đạt được, kỳ vọng diễn biến của sáu tháng cuối năm sẽ khả quan hơn so với sáu tháng đầu năm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 73 - 79)