Giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 107)

Công ty nên chú trọng đào tạo nhiều hơn về nghiệp vụ quản lý cho các cán bộ chủ chốt trong công ty. Đối với nhân viên đòi hỏi phải có chuyên môn, kỹ thuật thì công ty nên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao tay nghề hay thi kiểm tra tay nghề định kỳ, để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, cũng như vận hành máy móc tốt.

Ngoài ra công ty nên thường xuyên cho nhân viên tham gia các buổi hội thảo quốc tế về ngành chế biến thủy sản xuất khẩu quốc tế để có thể cập nhật kịp thời những chỉ tiêu chất lượng mới, các loại máy móc hiện đại hơn,… Đó cũng là cơ hội cho công ty gặp gỡ các đối thủ cạnh tranh để tham khảo, học hỏi những ưu điểm của họ. Qua đó, đút kết kinh nghiệm góp phần đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh cho công ty mình.

Công ty cần khuyến khích tinh thần học hỏi, cầu tiến, sáng tạo của nhân viên bằng việc tổ chức cuộc thi lao động giỏi hay cuộc thi tăng năng suất lao động trong thời điểm trong năm hoặc khen thưởng cho nhân viên có cách làm việc khoa học, hiệu quả,…Ngoài ra, công ty tại điều kiện làm việc thuận lợi,

công bằng để phát huy năng lực cán bộ nhân viên bằng cách tạo bầu không khí làm việc thoải mái, sử dụng đúng người đúng việc, phân công lao động hợp lý, rõ ràng, khen thưởng dựa trên thành tích…Công ty cũng cần xem xét chế độ lương bổng và đãi ngộ cho nhân viên an tâm và hết lòng trong công việc bằng các hoạt động cụ thể như tăng tiền thưởng vào các dịp cuối năm, tăng tiền thưởng vào các thời kỳ công ty làm ăn hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác tuyển chọn và giữ chân nhân sự có chất lượng, kinh nghiệm rất quan trọng. Đây là chiến lược dài hạn cho sự phát triển bền vững của công ty. Công ty nên công khai thông báo tuyển dụng, có thể phối hợp với các trường đại họ để đăng thông báo hoặc là tham gia các cuộc hội chợ việc làm do cá trường đại học tổ chức. Để thu hút và giữ chân nhân tài công ty nên có những chính sách chiêu mộ hấp dẫn về điều kiện làm việc, lương bổng, đãi ngộ hợp lý.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil của công ty South Vina trong giai đoạn 2010 -2013, ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

Trong những năm qua, với diễn biến phức tạp của cả nền kinh tế thế giới và trong nước đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nước ta bao gồm cả ngành thủy sản. Công ty South Vina cũng đã chịu những ảnh hưởng khá lớn, với những biến động phức tạp qua các năm và những khó khăn ở các thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Brazil với những rào cản và sự cạnh tranh gay gắt từ các DN cùng ngành ở trong và ngoài nước. Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài thì môi trường bên trong công ty cũng bộc lộ nhiều hạn chế như vấn đề về vốn, nguồn nguyên liệu, hoạt động marketing, nhân lực,…Tuy nhiên, dù đứng trước nhiều khó khăn và biến động nhưng tập thể công ty đã cố gắng vượt qua các khó khăn và trên hết là đã đạt được thành tích kinh doanh khá ấn tượng. Dù rằng sản lượng và giá trị thu về từ thị trường này có sự biến động qua các năm kết quả thu về vẫn khá tốt, đem lại lợi nhuận khá ổn định cho công ty, đóng góp lớn trong tổng số lợi nhuận thu về của công ty. Đạt được thành quả trên là do sự nỗ lực, cố gắng hết mình của toàn thể công ty trong quá trình hoạt động, cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía các ban ngành, Hiệp hội và Chính phủ đối với các DN xuất khẩu, đồng thời cũng nhờ vào sự bình ổn dần của nền kinh tế thế giới và cả trong nước.

Để công ty có thể tiêp tục đạt được những thành tích tốt với kết quả kinh doanh hiệu quả thì trong những năm tới, South Vina nên nghiên cứu và đề ra cho mình chiến lược trong ngắn và dài hạn, cho phù hợp và linh hoạt trước sự biến động từng ngày của thị trường, bên cạnh đó cũng cần nâng cao và cải tiến mặt hàng đa dạng và ổn định về chất lượng hơn, tăng hiệu quả cho hoạt động marketing hơn về thị trường Brazil và kể cả các thị trường khác nữa.

Qua phân tích, ta có cái nhìn cụ thể hơn về nhiều khía cạnh liên quan trong hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Brazil. Từ đó có thể tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để giúp công ty có thể phát huy và khắc phục những hạn chế của mình, bên cạnh đó còn xác định xem cơ hội và thách thức hiện tại của thị trường mà công ty cần phải tận dụng và vượt qua như thế nào trong tương lai nhằm mang lại cho công ty hiệu quả hoạt động tốt nhất.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Nhà nước

Nhà nước cần hoàn chỉnh hơn hệ thống pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo cho các DN kinh doanh theo đúng pháp luật, qua đó

nâng cao tính minh bạch, cạnh tranh công bằng giữa các DN. Nhà nước cần nghiêm cấm và xử phạt đối với hành vi làm ăn gian dối của một số DN, điều này sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu cá tra trên thị trường xuất khẩu. Điều này không chỉ khiến thị trường Brazil mà kể cả các thị trường khác có cái nhìn khắc khe hơn về sản phẩm cá tra của Việt Nam và đưa ra yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao.

Ngoài ra, quá trình làm thủ tục xuất khẩu còn rườm rà, tốn nhiều thời gian nên công ty xuất khẩu gặp khó khăn. Nhà nước cần đơn giản hơn nữa thủ tục hành chính và rút gọn thời gian cấp phép. Nếu nhà nước thực hiện tốt được việc này thì các DN sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu sản phẩm, thúc đẩy kinh tế phát triển

Nhà nước cũng nên có những chính sách hỗ trợ và ưu đãi thiết thực, sát với thực tế kinh doanh của các DN chế biến, xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là về vốn. Hiện nay, các DN chế biến và xuất khẩu Việt Nam đang gặp vấn đề về vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế nên Nhà nước đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề này chẳng hạn như giảm lãi suất ngân hàng, kéo dài thời hạn thanh toán cho DN,…để có thể hỗ trợ tích cực của các DN.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu, cập nhật thông tin về thị trường quốc tế ở các DN Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, Nhà nước nên hỗ trợ các DN trong việc nghiên cứu, cập nhật và cung cấp thông tin về các thị trường, làm nhiệm vụ marketing ở tầm vĩ mô, chẳng hạn như thu thập thông tin về hoạt động xuất khẩu của một số thị trường quốc tế, phân tích và đưa ra nhận định về nhu cầu hiện tại và tương lai, các giải pháp có thể áp dụng cho ngành,..Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ trong đào tạo và hướng dẫn quản lý hệ thống kiểm soát chất lượng để từ đó DN đầu tư xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng đúng hướng, tăng cường quản lý chất lượng nhằm đảm bảo tốt hơn yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm.

Nhà nước cần tổ chức nhiều cuộc triển lãm, các buổi hội chợ trong nước để giới thiêu, quảng bá về hàng hóa và DN thủy sản Việt Nam đến người tiêu dùng trong và ngoài nước, hoặc tạo cơ hội để hàng thủy sản Việt Nam có mặt tại các hội chợ trong nước để đưa hình ảnh thủy sản Việt Nam đến gần với người tiêu dùng hơn.

Bên cạnh đó, cần thiết phải tạo mối quan hệ giữa bốn đối tượng là DN xuất khẩu, nông dân, nhà khoa học và nhà nước. Trong đó, nhiệm vụ của mỗi đối tượng lại là:

- DN xuất khẩu tập trung phát triển sản phẩm, tìm ta thị trường tiêu thụ. - Nông dân đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, tập trung phát triển cho các DN và sản xuất có định hướng theo hợp đồng và theo quy định.

- Nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp giảm giá thành nguyên liệu, sản phẩm mà vẫn đảm bảo sản lượng và chất lượng hàng hóa.

- Nhà nước thì đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin, đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp, có chính sách hỗ trợ tín dụng cho cả người nuôi và DN xuất khẩu.

Về phía VASEP, cần làm tốt vai trò chỉ đạo cũng như cầu nối giữa DN xuất khẩu với nhà nước. Hiệp hội thay mặt các hội viên kiến nghị với nhà nước những vấn đề liên quan hoạt động của ngành cũng như những khó khăn mà DN gặp phải trong các thủ tục xuất khẩu, vấn đề về thuế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho DN xuất khẩu nói chung và các DN xuất khẩu thủy sản nói riêng hoạt động tốt hơn.

Vấn đề về nguồn nguyên liệu sạch, an toàn và ổn định vẫn là vấn đề nhiều DN xuất khẩu thủy sản quan tâm. VASEP cần tổ chức, hợp tác, liên kết các DN lại, cũng chia sẻ và xây dựng mô hình cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, ổn định. Như vậy sẽ giúp cho các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản chủ động nguồn nguyên liệu và hoạt động kinh doanh đạt được kết quả tốt hơn.

Đối với phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tăng cường việc giao lưu và hợp tác làm ăn giữa các DN Việt Nam và DN nước ngoài.

6.2.2. Đối với công ty

Mở rộng vùng nguyên liệu để chủ động hơn nữa cả về sản lượng và chất lượng nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài và biến động của thị trường.

Tăng cường hoạt động marketing, giới thiệu và quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty để khách hàng nhận biết, tin tưởng và chấp nhận sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.

Sử dụng và đầu tư vốn hiệu quả nguồn vốn, tránh thất thoát và lãng phí để phục vụ tốt cho công tác sản xuất và kinh doanh của công ty.

Ngoài ra công ty cần đẩy mạnh nâng cao trình độ, năng lực cho nhân viên nhằm đóng góp cho sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Hữu Hạnh, 2005. Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập

khẩu. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê, trang 12.

2. PGS.Trần Hoàng Ngân và TS.Nguyễn Minh Kiều, 2012. Thanh toán

quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

3. TS.Quan Minh Nhựt và Ths.Lê Trần Thiên Ý, 2011. Bài giảng Nghiệp

vụ ngoại thương. Đại học Cần Thơ.

4. Hoàng Ngọc Tuấn (2010),“Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất

khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX)”, trường Đại học Cần Thơ.

5. Vũ Hà Hoa Hạ (2012), “Đánh giá hoạt động xuất khẩu thủy sản sang

thị trường Châu Mỹ của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX)”, trường Đại học Cần Thơ.

6. Năm 2013. Cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Brazil.

http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/100489/

7. Năm 2013. Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2012 và

triển khai nhiệm vụ năm 2013.

http://www.agroviet.gov.vn/pages/news_detail.aspx?NewsId=27657

8. Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI. Năm 2013. Hồ sơ thị trường Bra-xin.

http://img.vcci.com.vn/Images/Uploaded/Share/2013/02/22/Ho-so-thi-truong- Brazil-12013.pdf.

9. Năm 2013. Xuất khẩu cá tra 7 tháng đầu năm 2013.

http://vietfish.org/20130926023357258p48c58/xuat-khau-ca-tra-6-thang-dau- nam-2013.htm.

10.Kim Giang - theo Agroinfo/ Pháp luật TPHCM. Năm 2012. Ngành cá

tra Việt Nam 2012: Thách thức lớn nhất vẫn là vốn nuôi (9/2/2012).

http://www.agribank.com.vn/31/824/tin-tuc/tin-tuc-khac/2012/02/4891/nganh- ca-tra-viet-nam-2012--thach-thuc-lon-nhat-van-la-von-nuoi--9-2-2012-.aspx

11.Tổng cục Hải Quan. Năm 2012. Xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2012.

http://www.thuongmai.vn/thong-ke/thong-ke-hai-quan/xuat-nhap-khau- 2012/114056-xuat-khau-hang-hoa-thang-122012.html

12. Thành Công, 2013. Dấu hiệu khởi sắc của thị trường cá tra Braxin.

http://www.baocongthuong.com.vn/xuc-tien-thuong-mai/32803/dau-hieu- khoi-sac-cua-thi-truong-ca-tra-braxin.htm#.UnKdkm0y3NE

13. Năm 2013. Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường Brazil. http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/-1/tin-tuc/37577/co-hoi-cho-hang-hoa- viet-nam-tai-thi-truong-brazil.aspx

14. VASEP, 2011. XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA VIỆT NAM NĂM 2010.

http://www.vasep.com.vn/Thong-ke-thuy-san/123_17741/XK-CA-TRA- VIET-NAM-NAM-2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. VASEP, 2012. Xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2011.

http://www.vasep.com.vn/Thong-ke-thuy-san/123_1737/Xuat-khau-ca-tra- nam-2011

16. VASEP, 2013. XuẤT khẩu cá tra Việt Nam năm 2012.

http://www.vasep.com.vn/Thong-ke-thuy-san/123_23969/Xuat-khau-ca-tra- Viet-Nam-nam-2012

17.2012. Xuất khẩu cá tra Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012.

http://www.seafood1.net/vi/07/2012/xuat-khau-ca-tra-viet-nam-6-thang-dau- nam-2012/

18. Hồ sơ thị trường Brazil phần 2: Chính sách thuế và thuế suất, thuế giá

trị gia tăng – VAT. http://www.seafood1.net/vi/03/2012/ho-so-thi-truong-

brazil-phan-2/

19. Hồ sơ thị trường Brazil phần 3: Quy định về bao gói nhãn mác.

http://www.seafood1.net/vi/03/2012/ho-so-thi-truong-brazil-phan-3/

20. Hồ sơ thị trường Brazil phần 4: Các quy định về xuất nhập khẩu.

http://www.seafood1.net/vi/03/2012/ho-so-thi-truong-brazil-phan-4/

21.Hữu Đức, 2011. Cá tra năm 2011: “Tùy cơ ứng biến”. http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/65420/Ca-tra-nam-2011-Tuy-co- ung-bien.aspx

Trang 100 Phụ lục 1

Bảng Tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty South Vina từ 2010 đến tháng 6/2013

Đơn vị : đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm

2012

6 tháng đầu năm 2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 684.261.339.706 1.180.210.851.837 969.503.041.919 449.029.243.513 420.173.475.021 2. Các khoản giảm trừ 5.474.810.247 7.491.797.510 1.394.527.762 839.026.523 2.546.381.840 3. Doanh thu thuần (01 - 02) 678.786.529.459 1.172.719.054.327 968.125.920.158 448.190.216.990 417.627.093.081 4. Giá vốn hàng bán 522.551.287.890 927.983.807.839 784.136.103.712 363.947.569.434 336.413.171.960 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ(10 - 11) 156.235.241.570 244.735.246.489 183.972.410.446 84.242.647.556 81.213.921.121 6. Doanh thu hoạt động tài chính 31.928.702.707 38.895.049.227 5.032.830.985 3.949.564.169 1.187.537.579 7. Chi phí hoạt động tài chính: 41.556.041.398 86.651.848.694 61.311.466.057 31.149.554.792 20.829.759.062 - Trong đó: lãi vay phải trả 30.384.732.229 57.598.853.085 59.698.627.852 29.887.597.490 19.883.471.304 8. Chi phí bán hàng 106.318.343.416 135.943.180.358 108.154.575.496 40.513.811.320 57.549.984.632 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 20.062.432.536 17.089.918.982 11.537.237.935 4.868.027.010 4.455.323.924

Trang 101

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm

2012

6 tháng đầu năm 2013 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

KD[20 + (21 - 22) – (24+25)] 20.227.126.926 43.945.347.681 8.001.961.943 11.660.818.603 (433.609.123) 11. Thu nhập khác 22.426.192 929.347.220 12.758.593.266 12.758.593.266 98.077.182 12. Chi phí khác 8.241.041 168.859.624 12.977.425.891 12.759.006.059 62.134.981 13. Lợi nhuận khác (31 - 32) 14.185.151 760.487.596 (218.832.625) (412.794) 35.942.201 14. Tổng lợi nhuận trước thuế (30 +

40) 20.241.312.077 44.705.835.277 7.783.129.318 11.660.405.809 (397.666.717) 15. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành 1.716.386.375 2.582.480.602 893.848.994 528.538.654 241.569.306 16. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hõan lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. lợi nhuận sau thuế thu nhập

(60=50+51+52) 18.524.925.702 42.123.354.675 6.889.280.324 11.131.867.156 (639.236.024)

Phụ lục 2

Bảng tổng hợp cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Brazil của công ty South Vina giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013.

Cá tra fillet thịt đỏ Cá tra fillet thịt trắng Tổng Năm 2010 Sản lượng (tấn) 8.763,00 1.915,00 10.678,00 Tỷ trọng (%) 82,07 8,50 100,00 GTXK (nghìn USD) 17.257,88 5.263,37 22.521,25 Tỷ trọng (%) 76,63 23,37 100,00 Năm 2011 Sản lượng (tấn) 9.846,00 5.753,00 15.599,00 Tỷ trọng (%) 63,12 36,88 100,00 GTXK (nghìn USD) 21.249,27 16.613,69 37.862,96 Tỷ trọng (%) 56,12 43,88 100,00 Năm 2012 Sản lượng (tấn) 5.729,00 7.328,50 13.047,50 Tỷ trọng (%) 43,91 56,09 100,00 GTXK (nghìn USD) 11.075,07 17.149,89 28.224,96

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 107)