Quy định về pháp lý

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 46)

3.2.6.1. Rào cản thuế quan

a) Thuế và phí quy định cho hàng nhập khẩu

Ở Brazil, các mặt hàng nhập khẩu phải chịu nhiều loại thuế và phí, thường được thu trong quá trình thông quan hàng hoá. Có ba loại thuế chính

chiếm phần lớn trong chi phí nhập khẩu: (1) Thuế nhập khẩu (ở Brazil gọi là “II”), (2) thuế các sản phẩm công nghiệp hoá (ở Brazil gọi là “IPI”), và (3) thuế thương mại và dịch vụ (ở Brazil gọi là “ICMS”). Một điều đáng lưu ý là hầu hết các loại thuế đều được tính trên cơ sở thuế luỹ tiến. Bên cạnh ba loại thuế này, một vài loại thuế và phí khác cũng được áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu.

b) Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một loại thuế bắt buộc quy định trên phạm vi toàn liên bang. Sau khi thành lập liên minh thuế quan MERCOSUR, bốn nước thành viên – Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay – đã thông qua một cơ cấu thuế quan nhập khẩu riêng được gọi là “thuế quan chung” (ở Brazil được gọi là “TEC”). Mặc dù đã thông qua TEC, thuế suất thuế nhập khẩu của Brazil đã giảm, nhưng vẫn còn tương đối cao. Trong hầu hết các trường hợp, thuế suất thuế nhập khẩu của Brazil dao động từ 10-20%.

c) Thuế các sản phẩm công nghiệp hoá (IPI)

Thuế IPI là một loại thuế đánh trên hầu hết tất cả các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu. Nó được xác định theo doanh số bán của các nhà xuất khẩu hoặc gia công chế biến nếu là hàng hoá được sản xuất trong nước, và theo số lượng thông quan nếu là hàng hoá nhập khẩu. Thuế IPI không được coi là một chi phí đối với nhà nhập khẩu, vì giá trị sẽ được ghi có cho nhà nhập khẩu. Đặc biệt, khi sản phẩm được bán cho người tiêu dùng cuối cùng, nhà nhập khẩu sẽ ghi nợ chi phí IPI.

Chính phủ Brazil quy định thuế suất IPI bằng cách quyết định sản phẩm cần thiết thế nào đối với người tiêu dùng cuối cùng Brazil. Thông thường, thuế suất IPI dao động từ 0% đến 15%. Đối với các mặt hàng nhập khẩu, thuế suất được đánh theo giá CIF của hàng hoá cộng thuế nhập khẩu. Thông thường, thuế nhập khẩu thấp tương đối sẽ dẫn đến thuế suất IPI thấp hơn. Ngược lại, nếu thuế suất thuế nhập cao tương đối cao sẽ dẫn đến thuế suất IPI cao tương ứng. Cũng như thuế giá trị gia tăng ở Châu Âu, thuế IPI quy định đối với các hàng hoá đã qua các bước gia công chế biến có thể được bồi hoàn thuế IPI ở từng bước. Hàng xuất khẩu Brazil không phải chịu thuế IPI.

d) Thuế thương mại và dịch vụ (ICMS)

ICMS là một loại thuế giá trị gia tăng của chính phủ được áp dụng cho cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Thuế ICMS đối với hàng nhập khẩu được tính theo giá hàng, theo trị giá CIF, cộng thuế nhập khẩu, cộng IPI. Mặc dù nhà nhập khẩu phải trả ICMS để thông quan hàng nhập khẩu tại các cơ quan thuế quan, nhưng đây không phải là một khoản chi phí của nhà nhập khẩu, bởi vì giá trị phải trả sẽ được ghi có cho nhà nhập khẩu. Khi sản phẩm được bán cho người tiêu dùng cuối cùng người nhập khẩu sẽ ghi nợ thuế

ICMS, được tính vào giá cuối cùng của hàng hoá và do người tiêu dùng cuối cùng trả.

Thực tế, thuế này chỉ phải trả trên giá trị gia tăng, vì chi phí thuế này thông thường được chuyển cho người mua theo giá mà thương nhân phải trả. Thuế ICMS do chính phủ đánh vào các công ty dựa trên các thuế thu theo doanh thu của công ty, trừ các loại thuế phải trả trong khi mua nguyên vật liệu và các hàng hoá trung gian. Thuế ICMS quy định đối với cả các giao dịch trong phạm vi một bang và liên bang, và được tính cho bất kỳ giao dịch thương mại nào. Thuế suất giữa các bang tương đối khác nhau, ở Bang Sao Paulo, thuế suất là 18%. Đối với các giao dịch liên bang, thuế suất sẽ được xác định theo thuế suất của bang hàng hoá được vận chuyển đến. (Một vài lĩnh vực kinh tế, như dịch vụ xây dựng, khai thác mỏ, năng lượng điện, năng lượng lỏng và ga được miễn thuế ICMS. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu Brazil được miễn thuế này.)

e) Thuế và các chi phí khác được tính thêm

- Thuế lưu kho: 0,65% giá CIF đối với thời hạn 15 ngày - Chi phí bốc xếp hàng tại cảng Santos: 100 USD/container

- Thuế hàng hải thương mại: 25% chi phí chuyên chở đường biển (không áp dụng cho hàng chuyên chở đường hàng không)

- Đóng góp bắt buộc cho liên minh những người môi giới hải quan: 2,2% giá CIF với mức đóng góp tối thiểu là 71 USD và giá trần là 160 USD

- Phí sử dụng SISCOMEX: 30 USD

- Phí chuyên chở hàng hoá thông thường: 35 USD

3.2.6.2. Rào cản phi thuế quan

a) Quy định về bao gói nhãn mác

Thực phẩm được sản xuất bất kể nguồn gốc từ đâu, khi được đóng gói không có sự chứng kiến của khách hàng. Quy tắc kĩ thuật về dán nhãn mác dinh dưỡng của thực phẩm đóng gói, bắt buộc phải có nhãn mác thành phần dinh dưỡng. Quyết định số 360 ngày 23/XII/03.

Thực phẩm và thành phần dinh dưỡng để đưa vào tiêu thụ cho con người hoặc động vật được sản xuất từ các bộ phận đã được thay đổi Gen, cùng với sự xuất hiện trên mức giới hạn 1/100 sản phẩm. Người tiêu dùng phải được thông báo việc biến đổi sinh học Gen của sản phẩm này. Sắc lệnh số 4680 ngày 24/04/03.

Sản phẩm có nguồn gốc từ động vật đóng gói. Quy tắc kĩ thuật để dán nhãn mác của sản phẩm. Hướng dẫn quy định Mapa số 22/05.

b) Quy định về kiểm dịch động vật, thực vật – DIPOA - Bảo vệ môi sinh – động vật – môi trường

Mẫu vật sống của hải sản có vú và thảm thực vật tự nhiên hoặc hoang dã của Braxin. Giấy phép nhập khẩu được cấp bởi IBAMA. Luật số 5197/67; Nghị định số 76623/75; Quy định số 93/98 IBAMA.

- Động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật

Chứng chỉ về Vệ sinh, an toàn được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ hàng hoá và cơ quan thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi hàng hóa được đưa xuất khẩu. Thanh tra đối với DN sản xuất nước ngoài đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, cơ quan có chức năng tương đương như DIPOA (Cục Kiểm tra Sản phẩm có nguồn gốc từ Động vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Cung ứng Brazil), để cấp giấy Chứng nhận là cơ sở kinh doanh đủ tiêu chuẩn sản xuất và xuất khẩu sang Braxin. Các cơ sở kinh doanh có nhu cầu xuất khẩu vào Brazil phải tuân thủ các yêu cầu quy định kỹ thuật được soạn thảo sẵn trong tờ khai và theo những quy định cụ thể của Brazil, có liên quan đến những điều kiện để lắp đặt cơ sở vật chất kỹ thuật như máy móc, điều kiện tổ chức sản xuất, phù hợp với yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, theo yêu cầu của Condex Alientamentarius. Quyết định số 24.548/34, Quyết định số 30.691, ngày 29/III/52, Quy định 183/98, thuộc Bộ Nông nghiệp, Cung ứng.

3.2.7. Tổng quan về tình hình tiêu thụ thủy sản tại Brazil giai đoạn 2010 đến tháng 6/2013

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Brazil ngày càng tăng cao, người dân đã bắt đầu tiêu thụ thủy sản nhiều hơn. Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu thủy sản từ các nước trên thế giới vào Brazil năm 2012 đạt 1,15 tỷ USD, giảm so với 1,19 tỷ USD của năm 2011 nhưng lại tăng kể từ năm 2010 trở về trước. Bên cạnh đó, lượng thủy sản tiêu thụ của người dân Braxin sẽ tăng lên đáng kể từ mức 9kg/người hiện nay lên 12 kg/người theo mục tiêu đặt ra của Chính phủ Braxin thông qua các chiến dịch tiếp thị và khuyến mại về giá.

Đặt mối quan hệ ngoại giao vào năm 1989, tính đến nay thì quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn phát triển ổn định, điển hình qua kim ngạch trao đổi hằng năm vẫn tăng lên. Dù đóng không phải là có tỷ trọng quá lớn trong kim ngạch trao đổi giữa hai nước song nhiều năm qua thì ngành thủy sản xuất khẩu vẫn luôn có những đóng góp tích cực và ngày càng cao trong việc duy trì và củng cố mối quan hệ hợp tác, trao đổi thương mại giữa hai nước.

Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Brazil đạt 34,08 triệu USD tương ứng với việc xuất 15.969 tấn thủy sản các loại, trong đó xuất khẩu cá tra đạt gần 29,06 triệu USD, theo đó chiếm khoảng 85,37% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu mang về từ thị trường này. Có thể

thấy là trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil thì mặt hàng cá tra xuất khẩu của ta chiếm tỷ trọng khá cao và được người dân nước này ưa chuộng khá cao bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng và phù hợp khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Là một trong các thị trường hàng đầu tiêu dùng thủy sản Việt Nam, năm 2011 là năm mà xuất khẩu thủy sản nói chung của nước ta có sự tăng trưởng vượt bậc với tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 86,26 triệu USD, tăng khoảng 1,53 lần so với năm trước. Đây là con số khá ấn tượng bởi cả kim ngạch xuất khẩu và con số tăng rất lớn so với năm trước của ngành thủy sản xuất khẩu nước ta sang thị trường này. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này la do quan hệ thương mại giữa hai nước càng ngày càng thắt chặt, quan hệ trao đổi thương mại của hai nước trên đà phát triển thuận lợi cùng với sự tin dùng trở lại hàng thủy sản Việt Nam sau năm 2010 gặp khá nhiều những tin đồn xấu về thủy sản nước ta cũng như phản ứng gắt gao của hiệp hội những người nuôi trồng và nhà sản xuất nội địa vì việc sản phẩm thủy sản Việt Nan ngày càng xuất hiện rộng rãi trên thị trường này gây sức ép đối với doanh nghiệp trong nước và các sản phẩm quốc nội. Trên đà phát triển của năm 2011, dự đoán năm 2012 sẽ là một năm tiếp tục thành công của thủy sản nước ta sang thị trường này, tuy nhiên tổng kim ngạch thủy sản của nước ta thu về từ thị trường Brazil lại giảm đi so với năm 2011, đạt 79,08 triệu USD, giảm đi 8,32% so với năm trước, trong đó kim ngạch thu về từ cá tra xuất khẩu cũng giảm theo chỉ đạt gần 73,91 triệu USD nếu so với năm 2011 là 84,52 triệu USD. Việc suy giảm này một phần cũng do sự gia tăng của các đối thủ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành gây áp lực cạnh tranh lên cho mặt hàng thủy sản nước ta, thứ hai là trong năm 2012 ngành nuôi cá rô phi trong nội địa Brazil được mùa và sản lượng thu hoạch được khá cao, tạo ra nguồn cung sản phẩm từ loài cá này khá lớn, loài cá rất được người dân nước này ưa thích tiêu dùng, cũng góp phần làm giảm đi nhu cầu tiêu dùng thủy sản Việt Nam nói chung và mặt hàng cá tra nói riêng.

Trong năm 2013, chính sách của Chính phủ nước này đưa ra là mục tiêu trở thành nước dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Theo Bộ Thủy sản và Nuôi trồng Brazil, năm 2015 sẽ sản xuất hơn 1 triệu tấn thủy sản nuôi và có khả năng đạt 10 triệu tấn năm 2020; đồng thời phấn đấu trở thành một trong 10 nhà sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới, chủ yếu bằng cách phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản theo phương pháp bền vững.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Braxin đã có kế hoạch cải cách ngành thủy sản bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, vốn và cấp giấy phép hoạt động liên quan đến môi trường. Theo kế hoạch, khoảng 2.900 triệu USD sẽ được dùng để hỗ trợ cho người nuôi, hiện đại hóa ngành và các tàu khai thác. Hơn nữa, Bộ Thủy sản và Nuôi trồng Brazil cũng tập trung xây dựng các hồ

thủy điện lớn, hiện nước này có khoảng 250 hồ thủy điện có thể nuôi thủy sản, trong đó cá rô phi sẽ là loài thủy sản được nuôi chính. Và cũng trong năm này, tính tới hết tháng sáu năm 2013, thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt hơn 53 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2012 là khoảng hơn 30 triệu USD thì con số này đã có sự tăng khá mạnh, nâng cao tỷ trọng của thủy sản Việt Nam trên thị trường Brazil. Dù rằng phải chịu khá nhiều ảnh hưởng bởi các chính sách và rào cản thương mại của Chính Phủ Brazil đặt ra, song với uy tín và thương hiệu sẵn có trên thị trường trong những năm qua, tin rằng thủy sản Việt Nam sẽ có một chỗ đứng vững chắc trước sự canh tranh gay gắt và được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng trong thời gian dài sắp tới đây.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY SOUTH VINA SANG THỊ TRƯỜNG

BRAZIL GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN THÁNG 6/2013

4.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN THÁNG 6/2013

4.1.1. Tình hình nuôi cá tra ở Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn qua các năm thì tổng diện tích nuôi trồng và sản lượng cá tra thu hoạch trong giai đoạn 2010-2012 là:

Bảng 4.1. Diện tích nuôi trồng và sản lượng cá tra thu hoạch từ 2010 đến 2012

Diện tích nuôi (hecta)

Sản lượng thu hoạch (tấn)

Năm 2010 5.420 1.141.000

Năm 2011 5.430 1.200.000

Năm 2012 5.910 1.255.500

Nguồn:Báo cáo Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn qua các năm 2010,2011,2012.

Giai đoạn 2008 – 2009, do thị trường nhập khẩu yêu cầu giá thấp, các DN chú trọng đến hiệu quả kinh doanh, dẫn đến chất lượng sản phẩm cá tra giảm, tuy nhiên sang năm 2010, các DN Việt Nam đã từng bước khẳng định được chất lượng của cá tra. Năm 2010, tổng diện tích nuôi cá tra khoảng 5.420 hecta, con số này thấp hơn năm 2009 nhưng theo đánh giá của Tổng cục Thuỷ sản thì do nâng cao năng suất nên sản lượng cá thu hoạch đạt 1.141.000 tấn, tăng 4,64% so với năm 2009. Bước sang năm 2011, tổng diện tích nuôi đạt khoảng 5.430 ha, tăng nhẹ so với năm 2011 (5.420 ha). Sản lượng cả năm thu hoạch đạt được là gần 1,2 triệu tấn. Tính đến nay, các DN Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 135 thị trường trên thế giới trong đó chủ lực vẫn là EU, Mỹ, ASEAN…với việc ngày càng khẳng định thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới, ngày càng có nhiệu đối tác từ nhiều thị trường tìm đến với cá tra xuất khẩu của Việt Nam, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành xuất khẩu cá tra của nước ta.

Trong năm 2011, tình hình sản xuất cá tra đã có nhiều bước tiến mới như mối liên kết trong chuỗi sản xuất cá tra có nhiều chuyển biến và xuất hiện nhiều mô hình liên kết hoạt động có hiệu quả. Như mô hình liên kết chuỗi tại

An Giang; các mô hình liên kết, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất...Tuy nhiên, sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ ở một số tỉnh chưa thực sự chặt chẽ; hợp đồng cung cấp và thu mua sản phẩm giữa doanh nghiệp (DN) với nông dân được ký kết nhưng chưa hiệu quả, nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các DN chế biến xuất khẩu.

Năm 2012, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới kéo dài; đặc biệt là các nước thuộc khối EU (thị trường xuất khẩu chính của thuỷ sản Việt Nam), nhiều nước nhập khẩu dựng lên các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu đã gây ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản nói chung và cá tra nói riêng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường brazil của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thủy sản miền nam (south vina) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)