0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tình hình dƣ nợ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HẬU GIANG (Trang 74 -83 )

Dƣ nợ là kết quả của quá trình cho vay và thu nợ của ngân hàng . Dƣ nợ phản ánh số vốn mà ngân hàng vẫn còn cho khách hàng vay tại thời điểm xác định. Dƣ nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trƣớc chƣa thu hồi đƣợc và số dƣ phát sinh trong năm hiện hành. Dƣ nợ phụ thuộc vào ba chỉ tiêu : dƣ nợ cuối kì từ năm trƣớc chuyển sang, doanh số cho vay năm nay, doanh số thu nợ năm nay. Đây là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động tín dụng trong từng thời điểm nhất định. Mức dƣ nợ cao chứng tỏ NH có qui mô lớn, nguồn vốn mạnh, tuy nhiên nếu mức dƣ nợ càng cao thì rủi ro tín dụng của NH càng tăng lên. Nhƣng việc tăng mức dƣ nợ lại khẳng định hoạt động của NH đang phát triển và có phƣơng hƣớng đúng nếu luôn luôn có sự kiểm tra và giám sát của cán bộ hoạt động tín dụng. Tình hình dƣ nợ của ngân hàng sẽ đƣợc phản ánh qua sự biến động của các số liệu sau thông qua các chỉ tiêu thời hạn cho vay và ngành nghề lĩnh vực cho vay.

Với phƣơng châm “Vì sự thịnh vƣợng của khách hàng” nên Ngân hàng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân có vốn sản xuất kinh doanh. Nhìn chung dƣ nợ qua 3 năm của ngân hàng đạt mức tăng trƣởng cao. Năm 2010, tổng dƣ nợ của ngân hàng là 1.937.307 triệu đồng. Sang năm 2011, điều kiện kinh tế xã hội lẫn điều kiện tự nhiên khó khăn: lạm phát cao, lãi suất diễn biến phức tạp, giá cả nông sản bắp bênh, nhiều dịch bệnh xảy ra… đã làm cho cuộc sống ngƣời dân ở tỉnh nhà bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Tuy nhiên dƣ nợ của ngân hàng chẳng những đƣợc duy trì mà còn tăng lên 13.36% (258.861 triệu đồng) với năm 2010. Kết quả này cho thấy sự tăng trƣởng trong hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang khá là tốt. Năm 2012 là năm kinh tế bắt đầu phục hồi, các doanh nghiệp và cá nhân cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên dƣ nợ tăng lên 23,52% đáp ứng thêm 516.610 triệu đồng nhu cầu tín dụng cho địa bàn tỉnh so với năm trƣớc. Có thể nói năm 2012 là năm mà đối với ngân hàng lẫn ngƣời dân đều mang lại hiệu quả cao. Đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện sẽ làm giảm nợ xấu đáng kể, chất lƣợng tín dụng rất khả quan.

Bảng 4.6: Tình hình dƣ nợ của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU SỐ TIỀN CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 2010/2011 2011/2012 6-2013/6-2012 Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) THỜI HẠN 1.937.307 2.196.168 2.712.778 2.599.563 3.031.290 258.861 13,36 516.610 23,52 431.727 16,61 Ngắn hạn 1.574.255 1.798.351 2.195.000 2.152.524 2.440.843 224.096 14,24 396.649 22,06 288.319 13,39 Trung và dài hạn 363.052 397.817 517.778 447.039 590.447 34.765 9,58 119.961 30,15 143.408 32,08 NGÀNH KINH TẾ 1.937.307 2.196.168 2.712.778 2.599.563 3.031.290 258.861 13,36 516.610 23,52 431.727 16,61 Nông nghiệp 1.149.940 1.328.870 1.710.290 1.473.896 1.903.786 178.930 15,56 381.420 28,70 429.890 29,17 Thủy sản 81.670 95.500 120.800 144.896 122.000 13.830 16,93 25.300 26,49 -22.896 -15,80 TM-DV 381.590 401.580 436.700 550.909 489.852 19.990 5,24 35.120 8,75 -61.057 -11,08 Ngành khác 324.107 370.218 444.988 429.863 515.652 46.111 14,23 74.770 20,20 85.789 19,96 THÀNH PHẦN KINH TẾ 1.937.307 2.196.168 2.712.778 2.599.563 3.031.290 258.861 13,36 516.610 23,52 431.727 16,61 Cá nhân 1.655.339 1.835.825 2.348.778 2.394.366 2.559.390 180.486 10,90 512.953 27,94 165.024 6,89 Doanh nghiệp 281.968 360.343 364.000 205.197 471.900 78.375 27,80 3.657 1,01 266.703 129,97

4.2.3.1. Dư nợ theo thời hạn

Giai đoạn 2010 – 2012

Nhìn chung, dƣ nợ ngắn hạn tăng trƣởng ổn định và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ của NH lần lƣợt là 81,26%; 81,89%; 80,91% trong giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2010 dƣ nợ ngắn hạn là 1.574.255 triệu đồng; sang năm 2011 dƣ nợ ngắn hạn tăng hơn so với năm 2010, cụ thể tăng 224.096 triệu đồng tƣơng ứng tăng 14,24% và đạt mức 1.798.351 triệu đồng. Năm 2012 dƣ nợ ngắn hạn là 2.195.000 triệu đồng, tăng 396.649 triệu đồng tƣơng ứng tăng 22,06% so với dƣ nợ năm 2011. Đạt đƣợc kết quả trên là do Ngân hàng không ngừng mở rộng qui mô tín dụng; đặc biệt là đối với các khoản vay ngắn hạn vì so với cho vay trung – dài hạn thì cho vay ngắn hạn mức độ rủi ro thấp hơn nhiều. Đồng thời, phần lớn cƣ dân trong địa bàn tỉnh sống chủ yếu bằng nghề nông hoặc buôn bán nhỏ lẻ, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, khả năng hoàn vốn nhanh nên nhu cầu vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Dƣ nợ trung và dài hạn của NH chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dƣ nợ. Do nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên NH rất thận trọng trong việc cho vay trung và dài hạn trừ các hợp đồng của các khách hàng truyền thống, có uy tín hay những phƣơng án sản xuất kinh doanh tốt. Năm 2010 dƣ nợ trung, dài hạn là 363.052 triệu đồng, chiếm 18,74% tổng dƣ nợ. Năm 2011 dƣ nợ trung, dài hạn đạt 397.817 triệu đồng, chỉ tăng nhẹ so với năm 2010 tăng 9,58%, đồng thời tỷ trọng chiếm 18,11% tổng dƣ nợ. Do năm nay, có nhiều món cho vay đã đến hạn thu hồi nên doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng cao. Sang năm 2012 dƣ nợ trung và dài hạn đạt mức 517.778 triệu đồng, tăng 34,765 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 30,15% so với năm 2011, chiếm 19,09% tổng dƣ nợ. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế dần khôi phục, việc kinh doanh sản xuất gặp nhiều thuận lợi, ngƣời dân mở rộng sản xuất vì vậy nhu cầu vay vốn để mở rộng qui mô, đầu tƣ máy móc thiết bị, hỗ trợ sản xuất tăng; mà còn do nhu cầu xây mới và sửa chữa nhà cửa tăng lên, làm tăng dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn trong năm này.

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang)

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Tình hình dƣ nợ cho vay 6 tháng đầu năm 2013, cũng có sự tăng trƣởng. Trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất trong dƣ nợ cho vay vẫn là dƣ nợ ngắn hạn; chiếm 80,52% phần còn lại là tỉ trọng cho vay trung và dài hạn.

Số liệu cho thấy, sự đóng góp của dƣ nợ trung và dài hạn trong tổng dƣ nợ của Ngân hàng gia tăng. Đến hết 6 tháng đầu năm 2013, dƣ nợ trung và dài hạn tăng 32,08% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân là do đề án đầu tƣ cho cở sở hạ tầng, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và công nghệ sau khi thu hoạch của UBND tỉnh. Với xu hƣớng phát triển nhƣ vậy, ngân hàng cần làm tốt hơn nữa công tác phòng ngừa, kiểm soát rủi ro để có thể chủ động ứng phó với các khoản tín dụng trung và dài hạn có rủi ro cao.

Tuy dƣ nợ của ngân hàng tăng liên tục, nhƣng nếu đem so sánh với tốc độ gia tăng của doanh số cho vay thì tỉ lệ tăng của dƣ nợ còn chậm. Nguyên nhân là do tỷ trọng cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng mà đối với vay ngắn hạn thì thời gian hoàn vốn của một khoản vay là dƣới một năm làm cho vòng vay tín dụng tăng nhanh, tổng doanh số cho vay cũng tăng theo nhƣng tổng dƣ nợ thực tế thì lại ít hơn và tăng chậm hơn.

4.2.3.2. Dư nợ theo ngành kinh tế

Giai đoạn 2010 – 2012

Ngay từ khi thành lập, mục đích chính của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang là cung cấp vốn tín dụng giúp ngành nông nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển. Các hộ nông dân đƣợc Ngân hàng ƣu đãi cho vay để đẩy mạnh sản xuất. Do đó, dƣ nợ cho nay đối với ngành Nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (59% - 63%) trong tổng doanh số dƣ nợ và có sự biến đổi theo chiều hƣớng tăng dần qua các năm. Qua bảng số liệu ta thấy dƣ nợ nông nghiệp tăng liên tục qua 3 năm với tốc độ tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc; cụ thể, năm 2011 tăng trƣởng 15,56%; đến năm 2012 tốc độ tăng trƣởng là 28,70%. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do Ngân hàng đã mở rộng qui mô tín dụng theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho vay sản xuất nông nghiệp,… Mặt khác, nông nghiệp là ngành đặc thù của tỉnh, nhu cầu vay vốn trong sản xuất nông nghiệp của nông dân ngày càng cao, khách hàng là hộ nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều đẩy dƣ nợ ngành tăng lên qua các năm.

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang)

Qua hình 4.9 cho thấy, tỷ trọng dƣ nợ cho vay thủy sản chỉ chiếm một tỷ lệ thấp khoảng 4% tổng dƣ nợ của Ngân hàng, nhƣng có xu hƣớng gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 dƣ nợ ngành thủy sản tăng 13.830 triệu đồng (tăng 16,93%) so với năm 2010. Sang năm 2012, Ngân hàng đã mở rộng qui mô cho vay thủy sản. Tập trung vào các doanh nghiệp nuôi trồng theo hƣớng chuyên môn hóa, tập trung vốn tháo gỡ vƣớng mắc về nhu cầu vốn của ngƣời dân để tái sản xuất. Tuy nhiên, tình hình phát triển của ngành này không mấy gì lạc quan nên đến cuối năm nhiều doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản phải xin gia hạn nợ khá lớn vì thế làm dƣ nợ năm này gia tăng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ của năm 2011, tăng 26,49% tƣơng ứng tăng thêm 25.300 triệu đồng.

Ngƣợc lại với ngành thuỷ sản, tỷ trọng dƣ nợ của ngành thƣơng mại - dịch vụ lại biến chuyển theo chiều hƣớng giảm dần lần lƣợt là 19,70%; 18,29%; 16,10% trong giai đoạn 2010 – 2012, và tốc độ tăng trƣởng qua các năm cũng rất khiêm tốn. Đạt tốc độ tăng trƣởng thấp nhất là ở năm 2011, với tốc độ tăng trƣởng 5,24% so với năm 2010. Nguyên nhân là do giá trị số tiền thu hồi về đối với ngành này tăng mạnh hơn tốc độ tăng của giá trị số tiền Ngân hàng giải ngân. Điều này đƣợc giải thích là do ngoài các món vay ngắn hạn thì các món vay trung, dài hạn những năm trƣớc đã đến hạn thu hồi. Về công tác thu hồi nợ thì các cán bộ nhân viên Ngân hàng đã thực hiện tốt từ khâu thẩm định, kiểm tra, đôn đốc khách hàng trả vốn gốc và lãi đúng hạn. Bên cạnh đó, phải kể đến việc thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng và ý thức hoàn trả các khoản vay đúng hạn của các khách hàng nhằm tạo uy tín tốt trong quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng.

Dƣ nợ cho vay những ngành khác cũng có sự tăng trƣởng và giữ đƣợc sự ổn định trong cơ cấu dƣ nợ cho vay của Ngân hàng qua 3 năm. Năm 2011 dƣ nợ tăng 52,07% so với năm 2010. Sang năm 2012, đạt triệu đồng, tăng (tăng) so với năm 2011. Lý do có sự tăng trƣởng này là do DSCV nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua nhá đất, xuất khẩu lao động,…của ngƣời dân tăng cao làm dƣ nợ tăng. Bên cạnh đó, khách hàng vay vốn tại Ngân hàng có nguồn trả nợ ổn định từ lƣơng, hoạt động sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng đã mở rộng qui mô cho vay đối với ngành này. Nhƣng nhìn chung sự tăng trƣởng này là điều đáng mừng vì nó chứng tỏ Ngân hàng đã và đang không ngừng đa dạng hóa đối tƣợng đầu tƣ, mở rộng thị phần, lựa chọn những khách hàng có uy tín, có năng lực, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Nhìn chung, dƣ nợ cho vay 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhƣ đã trình bày, sáu tháng đầu năm 2013 ngân hàng có nhiều ƣu đãi cho sản xuất nông nghiệp, thực hiện đề án đầu tƣ máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã làm cho dƣ nợ nông nghiệp tăng 29,17%, chiếm tỉ trọng cao nhất đạt 62,80% trong tổng dƣ nợ. Ngoài Nông nghiệp có dƣ nợ tăng cao thì dƣ nợ các ngành khác cũng tăng trƣởng 19,96% so với cung kỳ năm trƣớc. Do có nhiều đợt tăng giá vật phẩm, hàng hóa trong 6 tháng đầu năm làm gia tăng nhu cầu vay vốn tiêu dùng của ngƣời dân. Trong khi đó, nhờ sự quản lý sát sao của ban lãnh đạo Ngân hàng đối với những ngành gặp khó khăn; cũng nhƣ việc hoàn thành tốt công tác thu nợ của đội ngũ cán bộ tín dụng. Chính vì thế dƣ nợ của

thƣơng mại, dịch vụ và thủy sản giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc. Nhìn chung, sự tăng lên của dƣ nợ cho thấy sự sôi động của nền kinh tế và nhu cầu cải thiện đời sống tại tỉnh có nhiều khởi sắc. Đây là dấu hiệu tốt của đà tăng trƣởng tại địa phƣơng.

4.2.3.3. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Trong những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên liên tục do ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động đến tất cả các thành phần kinh tế, giải quyết kịp thời nhu cầu vốn hợp lý cho các loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá nhân và các đối tƣợng khác kéo theo dƣ nợ tín dụng cũng tăng lên đáng kể.

Giai đoạn 2010 – 2012

Đối với cá nhân: Nhìn chung, dƣ nợ đối với khách hàng cá nhân của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang có tỷ trọng rất cao trong cơ cấu dƣ nợ, chiếm khoảng 85%. Qua bảng 4.6 ta thấy dƣ nợ cho vay hộ cá thể của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cùng với việc tăng doanh số cho vay đối với đối tƣợng này trong thời gian qua nên dƣ nợ mới có sự tăng trƣởng liên tục nhƣ vậy. Thông thƣờng các hộ cá thể hiếm khi trả nợ trƣớc hạn, nếu có trả trƣớc hạn cũng là do nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của họ tăng lên nên tiến hành trả trƣớc hạn với mục đích vay lại số vốn lớn hơn nên dƣ nợ ở đối tƣợng này luôn ở mức cao. Hơn nữa một số khoản cho vay góp chợ gặp một số khó khăn,do giá cả thị trƣờng không ổn định, ngƣời dân buôn kinh doanh khó khăn, khó có lời,… nên việc trả nợ cho ngân hàng còn chậm và đã xin gia hạn nợ nên làm cho dƣ nợ tăng cao.

Đối với doanh nghiệp: Qua bảng 4.6, ta thấy dƣ nợ của ngân hàng đối với đối tƣợng này tăng có sự biến động qua 3 năm 2010 – 2012.Năm 2011, dƣ nợ doanh nghiệp tăng 27,80% so với 2010, năm 2012 tăng chậm hơn chỉ tăng 1,01% so với 2011. Do trong thời gian qua ngân hàng mở rộng cho vay doanh nghiệp, tuy nhiên vào năm 2012, các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiểu quả; đồng thời các khoản cho vay này đáo hạn cùng với công tác thu hồi nợ tốt của ngân hàng làm cho dƣ nợ của đối tƣợng này tăng lên không đáng kể, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Trong 6 tháng đầu năm 2013 dƣ nợ đối với khách hàng cá nhân chỉ tăng nhẹ 165.024 triệu đồng tƣơng ứng tăng 6,89% so với 6 tháng đầu năm 2012, chiếm 84,43% trong tổng dƣ nợ. Trong khi đó, dƣ nợ đối với khách hàng doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao từ 205.197 triệu đồng lên tới 471.900 triệu đồng tức là tăng 129,97% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cao hơn khả năng cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân làm cho dƣ nợ đối với nhóm khách hàng này tăng không đáng kể. Trái lại, ngân hàng đẩy mạnh đầu tƣ cho vay doanh nghiệp tuy nhiên khả năng thu hồi ở mức thấp; đồng thời nhiều khoản vay lớn chƣa tới thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó, khách hàng doanh nghiệp thƣờng trả nợ đối với món vay dài hạn là trả góp, trả từng lần nên cũng góp phần làm tăng cao tình hình dƣ nợ.

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HẬU GIANG (Trang 74 -83 )

×