Phân tích thực trạng và đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngânhàng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hậu giang (Trang 85)

91,48% vào năm 2011, sang năm 2012 đạt 97,00%. Đến 6 tháng đầu năm 2013, hệ số này tiếp tục tăng cao hơn cùng kỳ năm trƣớc, đạt 88,43%. Đây là một kết quả đầy sự cố gắng của tập thể ngân hàng trong những năm qua.

Nhìn chung hệ số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2010 – 6/2013 là rất đáng trân trọng (khoảng 80% trở lên). Cứ 100 đồng mà ngân hàng cho vay thì ngân hàng đã thu nợ về đƣợc khoảng trên 80 đồng. Trƣớc một tỉnh còn trong tình trạng nghèo, đời sống nguời dân còn khó khăn, trình độ dân trí bị hạn chế cộng thêm sự bất ổn về kinh tế trong thời gian qua, vậy mà ngân hàng đạt đƣợc hệ số thu nợ cao nhƣ vậy. Chứng tỏ ngân hàng luôn chú trọng công tác thu nợ, cũng nhƣ thận trọng hơn trong cho vay: tìm hiểu khách hàng kĩ trƣớc khi cho vay ( về tình hình kinh tế gia đình, về tài sản, về uy tín đối với ngân hàng,…); công tác thẩm định hiệu quả. Hạn chế cho vay trung và dài hạn, tăng cƣờng cho vay ngắn hạn, chủ yếu là cho vay từng lần phù hợp với chu kỳ sản xuất của ngƣời dân. Đồng thời với kết quả khả quan đã cho thấy xã hội đã sử dụng nguồn vốn tài trợ của ngân hàng có hiệu quả và đúng mục đích góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

4.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG

4.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG chú trọng đến công tác phòng chống, quản lý rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra. Sau đây là thực trạng RRTD của NHNo & PTNT tinhr Hậu Giang đƣợc phân tích thông qua chỉ tiêu nợ xấu, các chỉ tiêu khác đánh giá chất lƣợng tín dụng và đo lƣờng RRTD của ngân hàng. Từ đó có thể giúp nhà quản trị ngân hàng đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh thích hợp, góp phần làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng nhanh và bền vững.

4.3.1.1. Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ

Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề quan tâm đặc biệt với mọi NH. Với Agribank Hậu Giang, việc quản lý và xem xét vấn đề này cũng là một yêu cầu cấp thiết nhƣ các NH khác. Và đầu tiên, trƣớc khi đi vào các chỉ tiêu để so sánh, chúng ta hãy xem xét về phân loại nợ tại Agribank Hậu Giang. Việc phân tích theo từng nhóm nợ cho ta thấy đƣợc chi tiết hơn tình hình nợ xấu và khả năng thu hồi từng đồng vốn khi đƣợc đƣa vào từng nhóm này.

Trong các loại nợ thì nợ nhóm 1 và nhóm 2 là những khoản nợ đƣợc đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi; còn các nhóm nợ 3, 4 và 5 là những nhóm nợ thuộc nợ xấu.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hậu giang (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)