Quy trình tín dụng tại Ngânhàng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hậu giang (Trang 35 - 36)

Để có thể đầu tƣ, cho vay vào một khách hàng thì bất kỳ một ngân hàng nào cũng đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc nhất định do chính ngân hàng đó đặt ra, phù hợp với pháp luật và những yêu cầu của khách hàng. Đối với NHNO

& PTNT tỉnh Hậu Giang cũng có một quy trình cho vay cụ thể và quy trình đó đƣợc thể hiện qua các bƣớc sau:

Bƣớc 1. Tiếp xúc với khách hàng và hƣớng dẫn lập hồ sơ vay

- Cán bộ tín dụng tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. - Khách hàng đến ngân hàng để xin vay vốn.

Bƣớc 2. Tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ tín dụng làm việc với khách hàng, hƣớng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng.

Bƣớc 3. Thẩm định các điều kiện tín dụng

Cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng về các điều kiện: năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, khả năng tài chính, tài sản bảo đảm, tính khả thi của dự án đầu tƣ,… Nếu đủ diều kiện thì ngân hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, nếu không thì phải thông báo cho khách hàng biết rõ lý do.

Bƣớc 4. Xét duyệt cho vay, thỏa thuận và ký kết hợp đồng tín dụng

Sau khi hoàn tất khâu phân tích và thẩm định, ngân hàng quyết định cho vay thì hợp đồng tín dụng sẽ đƣợc ký kết giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn dựa vào các nội dung đã đƣợc thỏa thuận. Hợp đồng tín dụng đƣợc lập thành 02 bản, khách hàng và ngân hàng mỗi bên giữ một bản.

Bƣớc 5. Thực hiện quyết định cấp tín dụng

Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng thực hiện phát vay cho khách hàng theo đúng tiến độ đã thỏa thuận trên hợp đồng.

Bƣớc 6. Kiểm tra và xử lý nợ vay

- Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra sau khi cho vay, cũng nhƣ là quá trình thực hiện công việc theo dõi và đôn đốc ngƣời vay sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu ngƣời vay không sử dụng vốn vay đúng mục đích hoặc không thực hiện trả nợ gốc và lãi đúng hạn nhƣ cam kết.

- Nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu lãi và gốc đến hạn khi khách hàng đến nộp.

- Kiểm tra lại việc thu lãi (số tiền, thời hạn) giao phòng Kế toán kiểm tra nội bộ.

Bƣớc 7. Tất toán hợp đồng tín dụng

- Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng có văn bản báo cáo cho lãnh đạo và các bộ phận có liên quan biết.

- Giải chấp tài sản đảm bảo. Hồ sơ tín dụng sau khi thanh lý đƣợc đóng tập riêng để lƣu trữ theo quy định.

Tóm lại, quy trình cho vay mới chỉ là điều kiện cần, điều quan trọng là ngân hàng phải biết vận dụng quy trình đó nhƣ thế nào để vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, vừa mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Trong quy trình trên khâu thẩm định khách hàng là khâu quan trọng nhất, vì khi thẩm định ngân hàng có thể biết đƣợc tình hình tài chính, khả năng quản lý tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng từ đó hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hậu giang (Trang 35 - 36)