Tình hình chovay

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hậu giang (Trang 54 - 64)

Cho vay là hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng, vừa trực tiếp phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vừa mang lại thu nhập thƣờng xuyên cho ngân hàng. Doanh số cho vay là chỉ tiêu tài chính thể hiện quy mô của hoạt động tín dụng bởi đây là con số thể hiện tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân bằng hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Đồng thời doanh số cho vay cũng phần nào thể hiện thực trạng của nền kinh tế, doanh số cho vay cao chứng tỏ nền kinh tế có xu hƣớng phát triển ngƣời dân gia tăng đầu tƣ mở rộng hoạt động kinh doanh nên nhu cầu về vốn cũng tăng lên. Nhìn chung doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua các năm cho thấy nhu cầu về vốn hàng năm cho hoạt động sản xuất truyền thống (nông nghiệp, thủy sản,…) ngày càng tăng và cũng cho thấy vai trò quan trọng của ngân hàng trong việc hỗ trợ nguồn vốn để phát triển kinh tế địa phƣơng.

Theo bảng số liệu 4.4 ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng có tốc độ tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, Ngân hàng có tổng doanh số là 2.555.560 triệu đồng vào năm 2010; sang năm sau, đạt 3.038.530 triệu đồng, tăng 18,90% so với năm 2010. Đến năm 2012, tốc độ tăng trƣởng đạt 24,27%, tƣơng ứng tăng 737.370 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do công tác tiếp thị của ngân hàng rất tốt nên góp phần mang lại sự tăng trƣởng tín dụng mạnh mẽ trong mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Đồng thời điều kiện sản xuất thuận lợi, giá cả nông sản ổn định làm đời sống ngƣời dân đƣợc nâng lên. Chính vì lẽ đó mà Ngân hàng ngày càng mở rộng đầu tƣ tín dụng đối với những khách hàng mới và tin tƣởng cho vay nhiều hơn đối với những khách hàng cũ. Theo đà tăng trƣởng trong giai đoạn 2010 – 2012, những tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay tiếp tục tăng 20,92% so với cùng kỳ của năm 2012, đạt 2.752.469 triệu đồng. Cụ thể hơn, doanh số cho vay sẽ đƣợc phân tích qua các chỉ tiêu theo thời hạn và theo ngành kinh tế.

Bảng 4.4: Tình hình doanh số cho vay của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU SỐ TIỀN CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 2010/2011 2011/2012 6-2013/6-2012 Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) THỜI HẠN 2.555.560 3.038.530 3.775.900 2.276.302 2.752.469 482.970 18,90 737.370 24,27 476.167 20,92 Ngắn hạn 2.240.700 2.548.600 3.186.000 2.076.643 2.436.098 307.900 13,74 637.400 25,01 359.455 17,31 Trung và dài hạn 314.860 489.930 589.900 199.659 316.371 175.070 55,60 99.970 20,40 116.712 58,46 NGÀNH KINH TẾ 2.555.560 3.038.530 3.775.900 2.276.302 2.752.469 482.970 18,90 737.370 24,27 476.167 20,92 Nông nghiệp 1.414.590 1.683.950 2.108.800 1.086.996 1.295.581 269.360 19,04 424.850 25,23 208.585 19,19 Thủy sản 142.510 184.730 209.980 180.000 107.090 42.220 29,63 25.250 13,67 -72.910 -40,51 TM-DV 616.300 730.370 952.430 677.440 476.215 114.070 18,51 222.060 30,40 -201.225 -29,70 Ngành khác 382.160 439.480 504.690 331.866 873.583 57.320 15,00 65.210 14,84 541.717 163,23 THÀNH PHẦN KINH TẾ 2.555.560 3.038.530 3.775.900 2.276.302 2.752.469 482.970 18,90 737.370 24,27 476.167 20,92 Cá nhân 2.003.820 2.564.630 2.950.150 1.782.705 2.137.484 560.810 27,99 385.520 15,03 354.779 19,90 Doanh nghiệp 551.740 473.900 825.750 493.597 614.985 -77.840 -14,11 351.850 74,25 121.388 24,59

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn

Tỉnh Hậu Giang là vùng đất màu mỡ và cuộc sống của ngƣời dân gắn liền với hoạt động nông nghiệp. Nhu cầu vay vốn cho các dự án lớn là không có, đầu tƣ mở rộng cơ sở, nhà xƣởng là không đáng kể, chủ yếu ngƣời dân vay vốn trung và dài hạn phục vụ nhu cầu xây dựng sửa chữa nhà cửa; hợp tác xã và một số nhà máy xay lúa vay vốn đầu tƣ máy móc, trang thiết bị nông nghiệp với qui mô nhỏ. Với đặc điểm sản xuất theo thời vụ và kinh doanh nhỏ với chu kỳ vốn ngắn nên Ngân hàng thƣờng tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lƣu động cho các đơn vị vay vốn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Giai đoạn 2010 – 2012

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm tăng rất nhanh, đến cuối năm 2011 đạt giá trị 2.548.600 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,88%% trong cơ cấu doanh số cho vay của năm, tăng 307.900 triệu đồng tƣơng ứng tăng 13,74% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số này tiếp tục tăng so với năm trƣớc, đạt giá trị 3.186.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu doanh số cho vay của năm là 84,38% và tăng 25,01% so với năm 2011. Trong cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay tài trợ vốn lƣu động cho các doanh nghiệp, cho vay nông nghiệp, tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay tiêu dung. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng doanh số cho vay của NH, năm 2010 chiếm 87,68% tổng doanh số cho vay, năm 2011 chiếm 83,88%, năm 2012 chiếm 84,38%. Điều này cho thấy đƣợc xu hƣớng phát triển doanh số cho vay của NHNO tỉnh Hậu Giang là chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Vì đây là những khoản vay mang lại vòng quay tín dụng ngắn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn nhanh và giảm thiểu rủi ro tín dụng trƣớc tình hình kinh tế có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt.

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang)

Song song với cho vay ngắn hạn thì cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua các năm, tăng mạnh vào năm 2011 và tăng nhẹ vào năm 2012. Năm 2011 doanh số cho vay trung, dài hạn đạt 489.930 triệu đồng, tăng 175.070 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 55,60% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh tại địa bàn có nguồn vốn tích lũy chƣa đủ lớn để tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, tài trợ cho các dự án, đầu tƣ mua sắm tài sản cố định,… đồng thời với sự hạ nhiệt của lãi suất cho vay; chính vì vậy nhu cầu vốn trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, hộ sản xuất là rất lớn. Đến năm 2012, doanh số cho vay trung và dài hạn tiếp tục tăng, đạt giá trị 589.900 triệu đồng, tăng 99.970 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 20,40% so với năm 2011 và có tỷ trọng là 15,62%. Nguyên nhân là do năm 2011 lạm phát tăng cao, các tổ chức kinh tế gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của NH. Chính phủ ban hành các chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô buộc các NH phải hạ mức tăng trƣởng tín dụng trong năm. Cụ thể, ngày 24/02/2011 Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 11 là chỉ thị số 01/CT-NHNN là tỷ trọng tín dụng phi sản xuất (cho vay bất động sản, chứng khoán, tiêu dung) của tất cả các NH phải giảm về mức tối đa là 16% vào ngày 31/12/2011. Các chính sách này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định cho vay vốn của NH.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, hoạt động cho vay của ngân hàng cũng có diễn biến tƣơng tự, tín dụng ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn, và nhu cầu vốn ngắn hạn là nhiều hơn. Từ bảng số liệu và hình, tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh có xu hƣớng giảm dần (giảm từ 91,23% ở 6 tháng đầu năm 2012 còn 88,51% ở 6 tháng đầu năm 2013) nhƣng nếu xét về số tuyệt đối thì doanh số cho vay ngắn hạn tăng trƣởng cũng khá ổn định. Cụ thể, đạt 2.436.098 triệu đồng, tăng 359.455 triệu đồng (tăng 17,31%) so với cùng kỳ năm trƣớc.

Bảng số liệu và hình cũng cho ta thấy tỉ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm từ 8-12% doanh số cho vay trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013. Tốc độ tăng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 khá cao tƣơng ứng với lƣợng vốn mà ngân hàng này giải ngân cho việc xây dựng phân xƣởng, nhà máy xay xát lúa; đồng thời giải ngân cho đề án 100 máy gặt, đập liên hợp và một số máy nông nghiệp khác của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh. Ngoài ra, đầu năm 2013 ngân hàng cũng giải ngân cho khá nhiều hộ sửa chữa và xây mới nhà.

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Việc phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế là đều cần thiết; qua đó ta có thể nắm đƣợc cơ cấu cho vay đối với các ngành nghề của Ngân hàng nhƣ thế nào và tùy theo tình hình kinh tế địa phƣơng mà có sự chuyển dịch cho phù hợp. Có nhƣ thế hoạt động của Ngân hàng sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Với định hƣớng: “Nông thôn là thị trƣờng chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tƣợng đầu tƣ” nên trong những năm qua NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang luôn đặt trọng tâm đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn theo đúng chủ trƣơng của Chính Phủ. Diễn biến cụ thể nhƣ sau:

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang)

Giai đoạn 2010 – 2012

Nông nghiệp vẫn là lĩnh vực có doanh số cho vay cao nhất, chiếm tỷ trọng trên 50% tổng doanh số hằng năm vì đây là ngành nghề truyền thống và là thế mạnh của tỉnh. Trong giai đoạn này, nền kinh tế đã có dấu hiệu bình ổn, lãi suất cho vay bắt đầu giảm, hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tỉnh diển ra mạnh mẽ, do đó nhu cầu vốn của các nông hộ ngày càng tăng. Đồng thời, do đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ nên thu nhập cũng mang tính thời vụ; để mở rộng qui mô sản xuất, cải tạo vƣờn, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp nên họ thƣờng nhờ đến nguồn vốn từ Ngân hàng. Những năm gần đây do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hƣớng tập trung theo qui mô công nghiệp của tỉnh đƣợc đẩy mạnh và đạt hiệu quả nên nhiều ngƣời bắt đầu đầu tƣ vào chăn nuôi, tu sửa ao chuồng, mở rộng qui mô, nên phải cần thêm nhiều vốn. Những chủ trƣơng phát triển kinh tế mà các cấp lãnh đạo của tỉnh đã tiến hành góp phần làm diện mạo của tỉnh có nhiều thay đổi, nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân và phát huy thế mạnh nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, những năm qua thiên tai, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nhƣ dịch lỡ mồm lông móng, dịch cúm A H5N1, dịch heo tai xanh,... và các loại dịch hại trên cây trồng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân. Thêm vào đó, giá cả các mặt hàng nông sản vẫn chƣa có một chuẩn mực rõ ràng ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập của ngƣời dân. Vì vậy, khi rủi ro xảy ra họ không có nguồn thu khác bù đắp dẫn đến nguồn thu tích lũy để tái sản xuất thấp, thậm chí không có nên phải nhờ đến nguồn vốn vay từ Ngân hàng. Chính những điều trên đã làm doanh số cho vay theo ngành nghề nông nghiệp tăng dần qua 3 năm lần lƣợt là 1.414.590 triệu đồng, 1.683.950 triệu đồng, 2.108.800 triệu đồng.

Nuôi trồng thủy sản cũng là một thế mạnh của tỉnh. Chủ trƣơng của tỉnh là khuyến khích ngƣời dân phát triển ngành thủy sản, đồng thời mở thêm các cơ sở cung cấp các loại cá giống cho ngƣời chăn nuôi, khuyến khích ngân hàng cho vay đối với những hộ nông dân có vƣờn tạp nhiễm phèn gây khó khăn cho việc trồng trọt, biến thành những ao cá nên doanh số cho vay tăng trƣởng ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 đạt 142.510 triệu đồng, năm 2011 đạt 184.730 triệu đồng, đến năm 2012 đạt 209.980 triệu đồng. Tuy nhiên, nghề nuôi trồng thủy sản có nhiều tiềm ẩn rủi ro, vì chƣa đƣợc tổ chức quản lí sản xuất theo vùng quy hoạch nên phát triển thiếu bền vững khiến Ngân hàng rất dè dặt cho vay vốn. Ngoài ra, không có nguồn vốn để cho vay ƣu đãi đối với đầu tƣ nuôi cá, nên lãi suất cho vay với ngành này vẫn ở mức cao. Cán bộ tín dụng thƣờng thẩm định các phƣơng án, điều kiện kinh doanh khá kĩ mới quyết định cho vay làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn để tái sản xuất. Chính vì thế, doanh số cho vay đối với ngành nghề thủy sản chiếm tỉ trọng không cao, khoảng 5% tổng doanh số hằng năm.

Thƣơng mại và dịch vụ là ngành đƣợc Ngân hàng tập trung nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ổn định, đa dạng về sản phẩm. Nhìn vào hình 4.3 ta thấy doanh số cho vay thƣơng mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm khoảng 25% trong cơ cấu cho vay. Nhìn chung, doanh số cho vay trong lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang có sự tăng trƣởng khá mạnh trong những năm qua. Cụ thể, năm 2011 là 730.370 triệu đồng,

30,40% so với năm 2011.Trong những năm gần đây, ngành thƣơng mại và dịch vụ của Hậu Giang ngày càng khởi sắc, phát triển cả về chất lƣợng và qui mô, từng bƣớc đƣa nền kinh tế địa phƣơng phát triển một cách toàn diện. Lƣu thông hàng hóa, vật tƣ trên thị trƣờng ngày càng phát triển, đáp ứng đƣợc sức mua của nhân dân và góp phần quan trọng vào việc tiêu thụ hàng hóa của địa phƣơng, kích thích sản xuất, giao thƣơng phát triểnvà nâng cao đời sống các tầng lớp dân cƣ. Do đó, nhu cầu về vốn của khách hàng để mua bán, trao đổi hàng hóa tăng lên, kéo theo doanh số cho vay lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy ngành thƣơng mại và dịch vụ rất có tiềm năng phát triển.

Ngoài những ngành nghề chủ yếu trên thì để giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng và đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhiều khách hàng nên NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang đã cho vay nhiều đối tƣợng khác nhƣ xây dựng nhà ở, khu nhà trọ, cho vay lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài (xuất khẩu lao động), cho vay mua sắm phƣơng tiện đi lại, cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống nhƣ cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình, sửa chửa nhà…Đây là lĩnh vực cho vay chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2010, nƣớc ta phát triển trong bối cảnh gặp với nhiều khó khăn nhƣ: khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hƣởng đến nhiều ngành kinh tế; lạm phát trong nƣớc cao, thiên tai, dịch bệnh, thất nghiệp tăng làm cho nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân thấp. Sang những năm sau với chủ trƣơng kích cầu của Chính phủ, cùng các chƣơng trình khuyến mãi của các doanh nghiệp và cuộc vận động ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam và nền kinh tế bắt đầu hồi phục ngƣời dân có thể tiêu xài để nâng cao mức sống cá nhân đã góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân tăng cao. Do những nguyên nhân khách quan trên nên doanh số cho vay cho những ngành này tăng trƣởng ổn định với tốc độ tăng 15,00% vào năm 2011 và năm 2012 là 14,84%. Sự gia tăng này một phần còn do nền kinh tế đất nƣớc phát triển, hội nhập quốc tế, một số lao động tại địa phƣơng muốn kiếm thêm thu nhập phụ giúp kinh tế gia đình nên đã đi xuất khẩu lao động sang nƣớc ngoài dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Các số liệu trong bảng 4.4 cho thấy doanh số cho vay các ngành nghề ở 6 tháng đầu năm nay tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Vì khi Ngân hàng càng mở rộng qui mô hoạt động tín dụng thi tất yếu là doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng theo. Khi đó rủi ro hoạt động tín dụng nhiều tiềm ẩn rất lớn. Vì vậy ngân hàng đã hạn chế những lĩnh vực cho vay có rủi ro cao. Trong đó, ngành thủy sản có rủi ro cao, do thời tiết biến động thất thƣờng, bão lũ, dịch bệnh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hậu giang (Trang 54 - 64)