nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính Phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc có quyết định số 18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/06/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng Nông Nghiệp đƣợc thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch và 43 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, thành phố và 475 chi nhánh quận, huyện, thị xã.
Ngày 15/11/1996, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Tên giao dịch tiếng Anh: Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development.
Viết ngắn: Agribank. Viết tắt: VBARD.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là NHTM lớn nhất Việt Nam, có mạng lƣới rộng khắp trên toàn quốc với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch đƣợc kết nối trực tuyến. Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nƣớc, chủ đạo chủ lực trên thị trƣờng tài chính nông nghiệp, nông thôn, NHNo & PTNT Việt Nam chú trọng mở rộng mạng lƣới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nƣớc dễ dàng và an toàn đƣợc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện nay, NHNo & PTNT Việt Nam có số lƣợng khách hàng đông đảo với trên 10 triệu hộ nông dân và 30 nghìn doanh nghiệp. Mạng lƣới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vƣợt trội của NHNo & PTNT Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhƣng nhiều thách thức.
Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nƣớc, NHNo & PTNT Việt Nam luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, NHNo & PTNT Việt Nam có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, mới đây NHNo & PTNT Việt Nam đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thƣơng Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng nhƣ các bên tham gia.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật. Các nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhƣ sau:
- Huy động vốn: tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. - Tín dụng doanh nghiệp; cho vay cá nhân, hộ gia đình.
- Bảo lãnh, bao thanh toán.
- Kinh doanh ngoại tệ, giấy tờ có giá. - Chiết khấu, tái chiết khấu.
- Thanh toán và chuyển tiền với các dịch vụ Séc, thẻ, SMS Banking, VNTopup, ATransfer, APayBill.
- Thanh toán quốc tế, thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu. - Dịch vụ kiều hối.
- Dịch vụ khác: bảo hiểm, dịch vụ ngân quỹ và quản lí tiền tệ.
Là ngân hàng thƣơng mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, cùng với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trong nƣớc và chi nhánh nƣớc ngoài tại Campuchia, Agribank hiện có 9 công ty trực thuộc, đó là: Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty In thƣơng mại và dịch vụ (PCC), Công ty Cổ phần chứng khoán (Agriseco), Công ty Du lịch thƣơng mại (Agribank tours), Công ty Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty Cổ phẩn bảo hiểm (ABIC), Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Công ty Kinh doanh lƣơng thực và Đầu tƣ phát triển.
3.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nƣớc, tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc, có tƣ cách pháp nhân, có thời gian hoạt động là 99 năm, có trụ sở tại số 2 Láng Hạ - Quận Ba Đình – Hà Nội. Đƣợc thành lập theo Nghị định số 53.HĐBT (nay là Chính phủ) ngày 26 tháng 3 năm 1988.
Xuất phát từ việc chia tách tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ƣơng của Chính phủ. NHNo & PTNT Cần Thơ
cũng chia tách thành 02 chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang và NHNo & PTNT Thành phố Cần Thơ. NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang là một NHTM quốc doanh trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, đƣợc thành lập theo quyết định 64.QĐ/HĐQT-TCCB ngày 01 tháng 03 năm 2004 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam, có trụ sở tại số 55 đƣờng 30/4 Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang và chính thức đi vào hoạt động ngày 05 tháng 04 năm 2004. NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang hiện tại gồm các chi nhánh:
- Chi nhánh Hội sở tỉnh.
- Chi nhánh NHNo & PTNT Thị xã Ngã Bảy. - Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ. - Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vị Thuỷ. - Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành. - Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành A. - Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phụng Hiệp. - Chi nhánh NHNo & PTNT Hoả Lựu.
- Chi nhánh NHNo & PTNT Cái Tắc.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang là chi nhánh cấp 1 chịu sự điều hành của NHNo & PTNT Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng trên lĩnh vực tiền tệ từ việc huy động vốn đến việc cho vay, thực hiện các dịch vụ nhƣ: mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền, phát hành thẻ ATM,... và thực hiện các dự án uỷ thác đầu tƣ trung ƣơng và địa phƣơng. Ngân hàng còn thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nƣớc mang ý nghĩa chính trị xã hội.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng các phòng ban, chức năng và vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang