Tình hình thu nợ tại ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu đƣợc phản ánh thông qua sự biến động của doanh số thu nợ. Chỉ tiêu doanh số thu hồi nợ thể hiện số tiền mà ngân hàng thu về đƣợc trong khoảng thời gian mà ta xét, số tiền này là những khoản mà ngân hàng cho vay trƣớc đó – có thể ở trong khoảng thời gian mà ta đang xét hoặc cũng có thể là trƣớc khoảng thời gian ta xét. Do đó, chỉ tiêu này cũng chỉ thể hiện một phần số tiền đã phát vay trong năm đƣợc thu hồi về. Việc thu hồi một khoản vay đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng là một thành công lớn đối với ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng vì đã cho vay đúng đối tƣợng, ngƣời vay sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả và đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu quá thấp sẽ dẫn đến ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả, rủi ro tín dụng cao, còn chỉ tiêu này càng cao thì vòng quay vốn tín dụng của NH càng lớn từ đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt cũng nhƣ vốn có thể luân chuyển nhanh và rộng trong nền kinh tế. Tuy nhiên việc vòng quay vốn càng cao thì nó cho thấy ngân hàng ngày càng cho vay ngắn hạn nhiều hơn, trung và dài hạn hạn chế, nên sẽ làm cho ngân hàng có thể giảm lợi nhuận đồng thời ít chú trọng vào việc phát triển kinh tế của địa phƣơng trong dài hạn.
Bảng 4.5: Tình hình doanh số thu nợ của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU SỐ TIỀN CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 2010/2011 2011/2012 6-2013/6-2012 Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) THỜI HẠN 2.144.034 2.779.669 3.662.685 1.872.907 2.433.957 635.635 29,65 883.016 31,77 561.050 29,96 Ngắn hạn 1.970.211 2.324.504 3.143.524 1.722.470 2.190.255 354.293 17,98 819.020 35,23 467.785 27,16 Trung và dài hạn 173.823 455.165 519.161 150.437 243.702 281.342 161,86 63.996 14,06 93.265 62,00 NGÀNH KINH TẾ 2.144.034 2.779.669 3.662.685 1.872.907 2.433.957 635.635 29,65 883.016 31,77 561.050 29,96 Nông nghiệp 1.138.630 1.505.020 1.872.406 941.970 1.102.085 366.390 32,18 367.386 24,41 160.115 17,00 Thủy sản 120.450 170.900 234.076 130.604 105.890 50.450 41,88 63.176 36,97 -24.714 -18,92 TM-DV 533.670 710.380 1.066.639 528.111 423.063 176.710 33,11 356.259 50,15 -105.048 -19,89 Ngành khác 351.284 393.369 489.565 272.221 802.919 42.085 11,98 96.196 24,45 530.698 194,95 THÀNH PHẦN KINH TẾ 2.144.034 2.779.669 3.662.685 1.872.907 2.433.957 635.635 29,65 883.016 31,77 561.050 29,96 Cá nhân 1.692.529 2.384.144 2.995.738 1.224.164 1.926.872 691.615 40,86 611.594 25,65 702.708 57,40 Doanh nghiệp 451.505 395.525 666.947 648.743 507.085 -55.980 -12,40 271.422 68,62 -141.658 -21,84
Thông qua bảng 4.5 ta thấy tình hình thu nợ của NH qua 3 năm luôn tăng trƣởng cao qua từng năm. Cụ thể, năm 2010 thu 2.144.034 triệu đồng, năm 2011 là 2.779.669 triệu đồng và năm 2012 đạt 3.662.685 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của NH có xu hƣớng tăng qua các năm, kéo theo đó là doanh số thu nợ cũng tăng. Tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu nợ qua ba năm nhìn chung tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay, điều này chứng tỏ NH có công tác thu nợ hiệu quả và quản lý nợ khá tốt. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ đạt 2.433.957 triệu đồng, tăng 561.050 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 29,96%. Đạt đƣợc nhƣ vậy là nhờ công tác thẩm định và công tác thu nợ có hiệu quả của cán bộ tín dụng, ngoài việc cẩn thận trong công tác cho vay thì năm này ngân hàng đã lập một đoàn xử lý nợ, các thành viên trong đoàn là những cán bộ tín dụng đầy kinh nghiệm, họ sẽ đến nhà khách hàng đôn đốc, gửi giấy báo nợ. Trong trƣờng hợp đối với những khoản nợ xấu thì đoàn sẽ bắt buộc khách hàng làm cam kết trả nợ cụ thể.
4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn
Mỗi một NH muốn hoạt động hiệu quả và bền vững thì bên cạnh việc mở rộng doanh số cho vay còn phải đặc biệt quan tâm và làm tốt công tác thu nợ. Doanh số thu nợ tùy thuộc vào kỳ hạn cho vay mà NH thỏa thuận với khách hàng.
Giai đoạn 2010 – 2012
Nhƣ đã đề cập ở trên, ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn vì thế doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn rất nhiều so với doanh số thu nợ trung, dài hạn trong tổng doanh số thu nợ (91,89%; 83,63%; 85,83% lần lƣợt ở các năm 2010, 2011, 2012). Đặc điểm các khoản cho vay ngắn hạn là các khoản vay không lớn, có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng đƣợc thu hồi ngay trong năm, phù hợp với vòng quay một chu kì sản xuất kinh doanh và thu nhập của khách hàng nên công tác thu hồi nợ của loại hình cho vay ngắn hạn có nhiều thuận lợi. Bảng 4.5 biểu diễn rõ doanh số thu nợ theo thời hạn ngắn của ngân hàng tăng qua từng năm. Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 2.324.504 triệu đồng, tăng 354.293 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 17,98% so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 3.143.524 triệu đồng, tăng 819.020 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 35,23% so với năm 2011.
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang)
Ngƣợc lại với doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số thu nợ của NH, nguyên nhân chủ yếu là do tỉ trọng trong cho vay trung và dài hạn của NH chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay nên doanh số thu nợ trung, dài hạn cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ trung, dài hạn năm 2010 là 173.823 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,11%. Sang năm 2011 và năm 2012, có nhiều món vay đáo hạn hơn. Đồng thời, tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp dần ổn định, giá thành sản xuất thấp trong khi giá bán lại tăng đã nâng cao mức lợi nhuận của doanh nghiệp đáp ứng đƣợc nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, những món vay này thƣờng là những món vay có giá trị cao nên trong quá trình cho vay ngân hàng không ngừng giám sát, kiểm tra phân kì trả nợ,... để thu hồi vốn đúng thời hạn đáp ứng sự luân chuyển vốn cho nền kinh tế đồng thời hạn chế đƣợc rủi ro. Chính những lý do trên đã làm doanh số thu nợ trung, dài hạn đạt tốc độ tăng trƣởng vƣợt bậc 161,86% vào năm 2011 so với năm trƣớc và giữ mức tăng trƣởng ổn định 14,06% vào năm 2012 so với năm 2011.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Hoạt động thu nợ sáu tháng đầu năm 2013 diễn biến rất có lợi cho chi nhánh, khi các khoản thu nợ ngắn, trung và dài hạn đều gia tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình thu hồi các khoản vay ngắn hạn ở đầu năm 2013 đạt 2.190.255 triệu đồng, tăng 27,16%. Sự gia tăng là do hoạt động vay vốn ngắn hạn rất linh động, nhu cầu vốn phục vụ hàng tết trong năm tăng nhiều doanh nghiệp tăng nhanh về số lƣợng, qui mô. Do đó sau khoản thời gian nhu cầu tăng cao, Ngân hàng đã tăng đƣợc nguồn thu từ các hoạt động này. Thêm vào đó, có nhiều khoản vay đã đến hạn thu hồi, đặc biệt là các khoản cho vay trung và dài hạn. Vì thế doanh số thu nợ trung và dài hạn đã tăng khá mạnh ở 6 tháng đầu năm 2013, tăng 62,00% tƣơng ứng tăng 93.265 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc. Điều này cho thấy, công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng đã đƣợc cải thiện và ý thức trả nợ của ngƣời dân tăng cao, đồng thời nó cũng nói lên hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh đã có hiệu quả nên trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Thu nợ theo ngành nghề kinh tế là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc cấp tín dụng. Các khoản thu nợ tại ngân hàng chủ yếu là các khoản ngắn hạn xuất phát từ cho vay nông nghiệp và một số khoản ngắn hạn khác. Các khoản thu trung và dài hạn chủ yếu đến từ cho vay xây dựng và đầu tƣ máy nông nghiệp. Phân tích kết hợp tình hình thu nợ đối với các ngành nghề cho ta thấy sự liên hệ giữa thời hạn và ngành nghề tại ngân hàng. Do đó tình hình thu nợ của ngân hàng và sự biến động của nó qua từng năm sẽ đƣợc xem xét phân tích để có sự đánh giá đúng hiệu quả thu nợ của ngân hàng cụ thể trong từng ngành.
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang)
Giai đoạn 2010 – 2012
Theo bảng số liệu 4.5, tình hình thu nợ đối với cho vay Nông nghiệp là khá khả quan, doanh số thu nợ ngành này tăng ổn định qua các năm. Tƣơng ứng với qui mô tài trợ, doanh số thu nợ ngành này chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ, và dao động từ 51% đến hơn 54% với tốc độ tăng khá thấp trong giai đoạn 2010 - 2012. Nguồn trả nợ cho ngân hàng trong nhóm này xuất phát từ lợi nhuận trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi của nông hộ và hợp tác xã. Việc canh tác tốt trong thời gian qua giúp khách hàng có nguồn thu ổn định, đa phần khách hàng đều trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách cho vay của ngân hàng nông nghiệp luôn mang lại những điều kiện ƣu đãi cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn nhƣ lãi suất vừa phải, đảm bảo hoặc không đảm bảo tùy vào điều kiện khách hàng. Vì những đối tƣợng khách hàng này thƣờng khó tiếp cận với các nguồn vốn giá rẻ và điều kiện ƣu đãi ở các ngân hàng thƣơng mại khác nên họ cũng cố gắng trả nợ, không mất uy tín để có thể vay thêm khoản mới và tái sản xuất. Đó là lý do doanh số thu nợ tăng dần qua mỗi năm.
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành chủ trƣơng phát triển của tỉnh với đối tƣợng thuỷ sản chủ yếu là cá tra, các lóc, cá rô. Thời gian gần đây nguời dân đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chế biến thực phẩm thủy sản cho các khu công nghiệp, một phần xuất khẩu và một phần tiêu thụ trong nƣớc nên nhu cầu về vốn là rất lớn. Trong năm 2010, ngành thủy sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, do ngƣời nuôi trồng không theo quy hoạch,… khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên. Tuy vậy, doanh số thu nợ ngành thủy sản lại tăng liên tục qua 3 năm; cụ thể, năm 2011 tăng 41,88% so với năm 2010, sang năm 2012 đạt 234.076 triệu đồng tăng 36,97% so với năm 2011. Điều này cho thấy trƣớc sự bất ổn của ngành thủy sản nên ngân hàng đã rất khắc khe trong những phƣơng án cho vay để có nguồn vốn giải quyết những khó khăn, chỉ cho vay với những khách hàng quen thuộc, có uy tín,… đồng thời, công tác theo dõi, kiểm tra sau khi cho vay đạt hiệu quả, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Mặt khác, với kinh nghiệm nuôi trồng sẵn có cùng với tinh thần học hỏi, bà con nơi đây không ngừng nâng cao tay nghề nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất để tăng thu nhập trả nợ ngân hàng nhằm tạo uy tín để có thể vay tiếp.
Cùng với xu hƣớng phát triển chung của nền kinh tế cộng thêm những chính sách ƣu đãi của chính phủ trong việc hỗ trợ cho các lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ, vì thế tỉ trọng doanh sô thu nợ ngành này luôn chiếm từ 24% - 30% trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng và luôn đạt tốc độ tăng trƣởng cao qua các năm; tốc độ tăng trƣởng vào năm 2011 là 33,11% so với năm 2010, sang năm 2012 là 50,15% so với năm 2011. Ngoài ra, vì khách hàng chủ yếu trong ngành nghề này là các doanh nghiệp tƣ nhân, cá thể, hộ gia đình có qui mô sản xuất kinh doanh tƣơng đối nhỏ, tiềm lực vốn không mạnh nên họ rất dè chừng trƣớc những biến động của thị trƣờng. Năm 2010 do những hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế, lãi suất tăng cao, lạm phát cao khiến cho công tác thu hồi nợ cũng gặp nhiều khó khăn nên doanh số thu nợ của ngành này chỉ đạt 533.670 triệu đồng; đến năm 2011, 2012 nền kinh tế dần ổn định và phát triển làm việc kinh doanh đạt kết quả tốt hơn nên họ hoàn thành việc thanh toán tiền vay đúng hạn với Ngân hàng.
Các khoản vay khác phục vụ các nhu cầu khác của khách hàng cũng có diễn biến doanh số tăng qua giai đoạn 2010 – 2012 lần lƣợt là 351.284 triệu đồng, 393.369 triệu đồng và 489.565 triệu đồng; tỉ trọng dao động từ 13% - 16%. Diễn biến đều đặn của tốc độ phát triển doanh số thu nợ cũng phán ảnh phần nào nguồn trả nợ ổn định của khách hàng trong nhóm này. Khoản cho vay này khá phân tán và nhiều mục đích, khách hàng cũng đa dạng do đó khó có thể nói rõ khả năng thu hồi nợ của nhóm này nhƣng chủ yếu là do các món vay phục vụ nhu cầu của ngƣời dân nhƣ mua nhà, ô tô, xây dựng nhà ở, mua sắm trang thiết bị,… đã đến hạn thu hồi. Đồng thời, khách hàng chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức nên có nguồn thu nhập ổn định và họ có ý thức trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nhằm tránh tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu làm giảm chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Tình hình thu nợ của Ngân hàng ở 6 tháng đầu năm nay là khá tốt đạt 2.433.957 triệu đồng, tăng 561.050 triệu đồng (tỉ lệ 29,96%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Đặc biệt, doanh số thu nợ những ngành khác tăng đột biến, tăng 194,95% tƣơng ứng tăng 530.698 triệu đồng. Vì đầu năm nay, nhiều khoản cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng đến hạn thu hồi, bên cạnh đó cũng kể đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng thực hiện khá tốt, cán bộ tín dụng thƣờng xuyên đôn đốc nhắc nhở khách hàng. Tuy nhiên, doanh số thu nợ của ngành thủy sản và thƣơng mại dịch vụ không tăng nhƣng lại giảm nhẹ. Cụ thể, doanh số thu nợ ngành thủy sản giảm 18,92%, doanh số thu nợ ngành thƣơng mại dịch vụ cũng giảm 19,89% so với cùng kỳ năm trƣớc. Do thị trƣờng có biến động nhẹ nên Ngân hàng cũng gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ khi khách hàng kinh doanh không hiệu quả; giá thủy sản không cao, không có đầu ra.
4.2.2.3. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Giai đoạn 2010 – 2012
Đối với cá nhân: Tƣơng ứng với doanh số cho vay đối với cá nhân, doanh số thu nợ đối với cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh nghiệp, chiếm khoảng 80%. Nhìn chung, doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 thu nợ khách hàng cá nhân là 2.384.144 triệu đồng, tăng 40,86% so với năm 2010 và đến năm 2012 là 2.995.738 triệu đồng, tăng 25,65% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là phần lớn các khoản vay của khách hàng cá nhân là ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn của ngân hàng ngắn nên doanh số thu nợ của loại hình kinh tế này tăng lên. Ngoài ra, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất kinh doanh, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, vì vậy việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng tốt hơn.
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang)