Để có thể đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng trong thời gian 2010–2012 và 6 tháng đầu năm 2013, ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng, hệ số khả năng mất vốn, hệ số dự phòng rủi ro rín dụng, hệ số bù đắp rủi ro tín dụng và hệ số bù đắp khả năng mất vốn.
Bảng 4.14: Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của Agribank tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH NĂM 2010 2011 2012 6 THÁNG ĐẦU 2012 6 THÁNG ĐẦU 2013 1. Tổng dƣ nợ Triệu đồng 1.937.307 2.196.168 2.712.778 2.599.563 3.031.290 2. Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 1.724.203 1.888.704 2.441.500 2.313.611 2.728.161 2. Nợ xấu Triệu đồng 54.360 53.895 55.907 46.409 66.688 3. Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 30.820 25.156 27.567 31.987 15.156 4. Dự phòng RRTD Triệu đồng 5.539 5.969 21.102 5.639 8.146 5. Hệ số RRTD % 2,81 2,45 2,06 1,79 2,20 6. Hệ số khả năng mất vốn % 1,79 1,33 1,13 1,38 0,56 7. Hệ số dự phòng RRTD % 0,29 0,27 0,78 0,22 0,27 8. Hệ số bù đắp RRTD % 10,19 11,08 37,74 12,15 12,22 9. Hệ số bù đắp khả năng mất vốn % 17,97 23,73 76,55 17,63 53,75
4.3.2.1. Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số rủi ro tín dụng dùng để đánh giá chất lƣợng của hoạt động tín dụng của ngân hàng . Đây chính là rủi ro chủ yếu nhất của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Vì cho dù các ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đến đâu đi nữa thì hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ lực trong hoạt động ngân hàng. Nếu một ngân hàng có hệ số này cao thì chất lƣợng tín dụng đã không đảm bảo và nguy cơ gặp rủi ro tín dụng là rất lớn. Do đó dù ở thời kỳ nào đi nữa thì rủi ro tín dụng vẫn là nỗi lo của những nhà quản trị ngân hàng. Và đây cũng là vấn đề rất đƣợc quan tâm của ngân hàng Agribank tỉnh Hậu Giang trong suốt thời gian qua. Theo thông tƣ số 13/2010/NHNN, hệ số này dƣới mức 3% là mức an toàn.
Thông qua bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy năm 2010 là năm trong giai đoạn 2010 - 2012 mà ngân hàng có hệ số rủi ro tín dụng cao nhất, lên đến 2,81%. Sang năm 2011 và năm 2012, hệ số rủi ro tín dụng có xu hƣớng giảm xuống ở mức tƣơng đối thấp lần lƣợt là 2,45%; 2,06%. Trong khi tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, mất mùa xảy ra thƣờng xuyên; hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ kém hiệu quả, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị áp lực từ nhiều phía, môi trƣờng đầu tƣ tín dụng là khá nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trƣớc hoàn cảnh đó mà ngân hàng đạt đƣợc hệ số rủi ro tín dụng đều dƣới mức 3%, nằm ở mức an toàn, không ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này cho thấy sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng Agribank tỉnh Hậu Giang trong quá trình phân tích thẩm định, cho vay và công tác thu hồi nợ, góp phần làm cho chất lƣợng tín dụng của ngân hàng khá tốt. Tuy nhiên đến những tháng đầu năm nay, hệ số này đã tăng lên mức 2,20% lớn hơn so với cùng kỳ năm 2012. Chính vì lẽ đó, trong thời gian tới muốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả hơn nữa ngân hàng cần phải đƣa ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm hạn chế rủi ro tín dụng một cách kịp thời và hiệu quả hơn.
4.3.2.2. Hệ số khả năng mất vốn
Dựa vào bảng 4.14, ta thấy rằng trong 100 đồng dƣ nợ cho vay của ngân hàng thì nợ có khả năng mất vốn qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lƣợt là 0,96 đồng, 1,34 đồng và 0,47 đồng. Điều này cho thấy sự nỗ lực của chi nhánh trong công tác quản lý nợ nhóm 5, đây là nhóm nợ mà NH đánh giá là rất khó thu hồi và phải trích lập dự phòng đến 100% cho các khoản vay trong nhóm nợ này. Việc giảm thiểu hệ số khả năng mất vốn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Do khi hệ số này đƣợc giảm thiểu, chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc nâng cao góp phần giảm thiểu chi phí dự phòng, nâng cao lợi nhuận cho NH. Có đƣợc kết quả trên là do NH quản lý chặt chẽ trong khâu thẩm định khách hàng, tích cực giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, chủ động thực hiện đánh giá và xếp hạng tín dụng, phân loại nợ và đôn đốc công tác thu hồi nợ. Mặt khác, NH không ngừng nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng.
4.3.2.3. Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng
Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tại ngân hàng luôn đƣợc làm theo quy định. Chi nhánh thực hiện trích lập mỗi quý một lần. Đầu tháng của quý tiếp theo, sau khi đã có số liệu của quý cần trích lập thì ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng cho quý này. Thực chất, lập quỹ dự phòng là để nếu ngân hàng có bị mất vốn do cho vay không thu hồi đƣợc thì cũng chỉ bị mất quỹ dự phòng, vốn sẽ không bị ảnh hƣởng. Cụ thể là khi có rủi ro xảy ra, ngân hàng dùng quỹ để xử lí rủi ro. Trích lập nhiều thì an toàn nhƣng sẽ ảnh hƣởng tới lợi nhuận của ngân hàng vì chi phí trích lập sẽ làm nâng cao tổng chi phí. Qua bảng 4.14, ta thấy rằng dự phòng đƣợc trích lập tăng qua mỗi năm. Tuy nhiên dƣ nợ cũng tăng qua mỗi năm nhƣ vậy để thấy đƣợc sự sự trích lập có đủ an toàn hay không ta xét đến hệ số dự phòng rủi ro tín dụng. Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng đánh giá việc trích lập dự phòng RRTD của ngân hàng nhằm xử lý tổn thất cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra.
Nhìn chung qua các năm ta thấy mức dự phòng đều tăng khiến cho hệ số này cũng tăng theo, nhƣng hệ số này tƣơng đối thấp. Tỉ lệ dự phòng rủi ro lần lƣợt qua các năm 2010 – 2012 là 0,29%; 0,27%; 0,78% và 6 tháng đầu năm 2013 là 0,27%. Với lĩnh vực cho vay chủ yếu là nông nghiệp nên việc phân tán rủi ro của ngân hàng là hết sức khó khăn do đó ngân hàng chủ động trích lập để bù đắp một khi rủi ro xảy ra ở diện rộng. Nhìn chung, những món vay của NHNo & PTNT đều là những món vay có tài sản thế chấp là bất động sản nên ta thấy tỷ lệ dự phòng là khá thấp do ngân hàng có nguồn thu bù đắp từ việc phát mãi bất động sản. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trƣờng bất động sản khá là u ám nên một khi rủi ro xảy ra việc phát mãi tài sản để bù đắp rủi ro sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian thu hổi chậm cùng với việc Chính Phủ ban hành quyết định 41/2010/NĐ-CP về việc cho vay không tài sản đảm bảo cho đối tƣợng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại đã làm gia tăng thêm rủi ro cho ngân hàng. Do đó, để hạn chế rủi ro ảnh hƣởng đến hoạt động, ban giám đốc đã chủ động nâng cao hệ số dự phòng rủi ro tín dụng, qua đó cho ta thấy ngân hàng rất chú trọng an toàn trong hoạt động của mình, tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định của NHNN.
Một sự dự phòng vững chắc từ phía ngân hàng góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng hay nói cách khác rủi ro tín dụng đƣợc hạn chế. Tuy nhiên, điều này có thể làm tốn kém chi phí và ảnh hƣởng tới lợi nhuận. Vì vậy, dự báo chính xác những rủi ro ngân hàng có thể gặp phải trong tƣơng lai là điều rất cần thiết để có thể dự phòng lƣợng tiền vừa phải, vừa có thể tiết kiệm chi phí cho chi nhánh vừa có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
4.3.2.4. Hệ số bù đắp rủi ro tín dụng
Hệ số này cho thấy khả năng bù đắp của NH khi gặp rủi ro nợ xấu tăng. Hệ số này cao chứng tỏ NH có khả năng bù đắp khi có rủi ro xảy ra nhƣng nếu trích lập dự phòng này quá cao sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NH, chứng tỏ NH hoạt động không hiệu quả nên mới trích lập dự phòng cao nhằm bù đắp RRTD. Tại Chi nhánh dự phòng đƣợc trích lập hàng quý, nếu dự phòng cuối năm tại Chi nhánh cao hơn thì ngân hàng trung ƣơng sẽ hoàn lại, ngƣợc lại nếu dự phòng trích thấp hơn thì Chi nhánh sẽ trích thêm. Đối với Agribank tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, cứ 100 đồng nợ xấu của ngân hàng thì lần
lƣợt sẽ có 10,19 đồng; 11,08 đồng; 37,74 đồng; 12,22 đồng đƣợc trích lập dự phòng đảm bảo. Điều này cho thấy khả năng tự bù đắp của NH ngày càng đƣợc nâng cao. Đây là xu hƣớng tốt khi mà chi nhánh ngày càng quan tâm hơn đến việc dự trù những tổn thất có thể xảy ra của mình. Đồng thời, trong những năm