Khái quát về cơ cấu nguồnvốn của Ngânhàng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hậu giang (Trang 45)

Trong bất kỳ loại hình hoạt động kinh doanh nào không chỉ riêng ngành NH thì vốn tự có (vốn chủ sở hữu) luôn là nguồn vốn quan trọng, vì nó cho thấy đƣợc thực lực, quy mô của NH và nó là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo uy tín cho NH đối với khách hàng. Theo đà phát triển, vốn này sẽ đƣợc gia tăng về số lƣợng tuyệt đối, song nó vẫn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu nguồn vốn. Vốn tự có là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng. Chính vì vậy quy mô vốn là yếu tố quyết định quy mô huy động vốn và quy mô tài sản có.

Vốn tự có càng lớn, sức chịu đựng của NH càng mạnh khi mà tình hình kinh tế và tình hình hoạt động của NH trải qua giai đoạn khó khăn. Vốn tự có càng lớn, khả năng tạo lợi nhuận càng lớn vì có thể đa dạng hóa các nghiệp vụ NH, có nhiều cơ hội làm ra tiền hơn. Tiềm lực về vốn tự có phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó. Tiềm lực về vốn thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể nhƣ: quy mô vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn.

Tuy nhiên, do NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang là chi nhánh cấp 1 của NHNO & PTNT Việt Nam nên chi nhánh không quản lý nguồn vốn tự có mà nguồn vốn hoạt động của chi nhánh chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở. Cách thức mà một ngân hàng có khả năng cơ cấu lại vốn, huy động vốn cũng là một khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một ngân hàng. Có thể nói vốn tự có của NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang theo đúng nghĩa chỉ là lợi nhuận hàng năm từ hoạt động kinh doanh và các nguồn quỹ dự phòng của NH.

Để hiểu rõ hơn về nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng ta đi vào khái quát cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2010 - 2012

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2010/2011 2011/2012 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Vốn huy động 1.002.900 50,46 1.359.000 60,02 1.900.400 67,68 356.100 35,51 541.400 39,84 Vốn điều chuyển 984.552 49,54 905.118 39,98 907.398 32,32 - 79.434 - 8,07 2.280 0,25 TỔNG NGUỒN VỐN 1.987.452 100 2.264.118 100 2.807.798 100 276.666 13,92 543.680 24,01

Qua bảng số liệu ta thấy: Nhìn chung tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua các năm, điều này cho ta thấy đƣợc quy mô vốn hoạt động và năng lực tài chính của NH ngày càng lớn mạnh; nguyên nhân là do NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang ban hành nhiều loại hình thức huy động vốn hấp dẫn, lãi suất và quà tặng tốt nên đã thu hút đƣợc khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Cụ thể là năm 2010 tổng nguồn vốn là 1.987.452 triệu đồng, trong đó vốn huy động chiếm 50,46%. Trong khi NH phải nhận vốn từ NH cấp trên xuống tới 984.552 triệu đồng (49,54% tổng nguồn vốn) mới đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng của ngƣời dân để sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Do giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp, đặc biệt là giá vàng, giá xăng năm 2011 nên đã tác động không nhỏ đến ý thức gửi tiền của ngƣời dân cả nƣớc nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng. Gửi tiền vừa an toàn và vừa hƣởng lãi suất cao (do yếu tố cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong hoạt động huy động vốn). Đó là nguyên nhân chính làm nguồn vốn năm 2011 đạt đƣợc 2.264.118 triệu đồng, tăng 13,92% (276.666 triệu đồng) so với năm 2010. Trong đó đáng kể nhất là vốn huy động tăng 35,51% (356.100 triệu đồng). Còn vốn điều chuyển nhận từ NH cấp trên là 905.118 triệu đồng, đã giảm 8,07% đối với năm trƣớc, chỉ chiếm 39,98% tổng nguồn vốn.

Bƣớc sang năm 2012, tình hình sáng sủa hơn năm trƣớc, nguồn vốn đạt 2.807.798 triệu đồng (tăng 24,01%) so với năm trƣớc. Đạt kết quả nhƣ vậy là do vốn huy động tăng đột biến 541.400 triệu đồng (tăng 39,84%); trong khi đó, vốn điều chuyển cũng tăng nhƣng không đáng kể 0,25% (2.280 triệu đồng) so với năm 2011. Xét về cơ cấu nguồn vốn thì đã có phần cải thiện theo chiều hƣớng tốt, vốn huy động chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao 67,68% trong tổng nguồn vốn. Với việc huy động đƣợc lƣợng vốn lớn Ngân hàng sẽ chịu lãi suất thấp hơn lãi suất phải trả cho lƣợng vốn điều chuyển do đó sẽ giảm khoản mục chi phí từ lãi cho Ngân hàng. Điều này cho thấy, Ngân hàng đã chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, đáp ứng nhu cầu tín dụng của cá nhân, doanh nghiệp; ít phụ thuộc từ nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên.

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

CHỈ TIÊU

6 THÁNG ĐẦU

NĂM 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 CHÊNH LỆCH Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Vốn huy động 1.671.396 62,29 2.098.896 66,92 427.500 25,58 Vốn điều chuyển 1.011.737 37,71 1.037.339 33,08 25.602 2,53 TỔNG NGUỒN VỐN 2.683.133 100 3.136.235 100 453.102 16,89

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng ở 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng trƣởng mạnh so với cùng kỳ năm trƣớc, NH đã tập trung nâng cao nguồn huy động vốn nhiều hơn nữa. Cụ thể, tổng vốn huy động tăng 25,58% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 2.098.896 triệu đồng, chiếm 66,92% cơ cấu nguồn vốn; và vốn điều chuyển cũng tăng nhẹ so với năm 2012 là 2,53% (25.602 triệu đồng), chiếm 33,08% trong cơ cấu nguồn vốn.

Tóm lại tình hình nguồn vốn của NH qua các năm có nhiều biến động theo khuynh hƣớng tích cực, cơ cấu vốn của NH đã cải thiện nhiều, vốn huy động càng tăng trong khi vốn điều chuyển giảm, chủ động hơn trong kinh doanh và ngày càng ít phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên. Tuy nhiên mặc dù vốn điều chuyển có giảm nhƣng nó cũng chiếm khoảng từ 30 - 40% trong tổng nguồn vốn hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc là hàng năm vốn huy động đã đáp ứng trên 60% nhu cầu về vốn tại địa phƣơng. Đã cho ta thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng gia tăng, hiệu quả sử dụng vốn cao. Tuy nhiên để nâng cao tính tự chủ và hiệu quả kinh doanh trong tƣơng lai thì ngân hàng phải chú trọng vào công tác huy động vốn hơn nữa để dần dần nguồn vốn huy động sẽ đủ phục vụ nhu cầu về vốn cho ngƣời dân trong việc đầu tƣ, sản xuất mà không cần nhận viện trợ từ đơn vị, tổ chức nào nữa.

4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn

Tỉnh Hậu Giang đƣợc thành lập từ năm 2004, trên cơ sở chia tách từ tỉnh Cần Thơ, một thời gian không ngắn để có thể xây dựng nên một nguồn nhân lực và vật lực có hiệu quả. Vì thế về cơ bản mà nói cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực có chất xám cao của tỉnh còn yếu. Đời sống ngƣời dân tuy cải thiện hơn trƣớc nhƣng vẫn còn khó khăn hơn so với nguời dân ở các tỉnh lân cận. Trình độ học vấn còn hạn chế nên ngƣời dân thƣờng có thói quen chơi hụi (tên khác: họ, hội, biêu, phƣờng, huê) hay cho vay nặng lãi mà họ không biết đƣợc rủi ro của nó đem lại là rất cao. Đồng thời thói quen thích mang trang sức và nữ trang của ngƣời dân quê vẫn tồn tại từ bao lâu nay nên tiền tiết kiệm có đƣợc họ sẽ đem đi mua vàng. Đó là lí do chính làm cản trở cho công tác huy động vốn của NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang.

Tuy nhiên, NHNO & PTNT tỉnh đã đề ra chiến lƣợc huy động vốn một cách đúng đắn và hiệu quả trong từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau. Ngân hàng luôn quan tâm chăm sóc khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đồng thời NH cũng đã đa dạng hóa hình thức tiền gửi, áp dụng lãi suất huy động hấp dẫn đủ sức cạnh tranh, và tổ chức nhiều chƣơng trình bốc thăm trúng thƣởng, quay số may mắn cho khách hàng khi gửi tiền. Nhờ đó mà tình hình huy động vốn của 3 năm gần đây đều không ngừng tăng trƣởng và luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch mà NHNo & PTNT đề ra (năm 2011 và năm 2012 Ngân hàng đã hoàn thành vƣợt mức kế hoạch).

Dƣới đây là diễn biến cơ cấu vốn huy động của ngân hàng trong thời gian qua:

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT tỉnh Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 CHÊNH LỆCH Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2010/2011 2011/2012 6-2013/6-2012 Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) Tuyệt đối (triệu đồng) Tƣơng đối (%) TGTK 668.900 66,70 974.100 71,68 1.440.500 75,80 1.197.050 71,62 1.662.050 79,19 305.200 45,63 466.400 47,88 465.000 38,85 TGKB 69.300 6,91 61.700 4,54 89.000 4,68 56.940 3,41 77.119 3,67 -7.600 -10,97 27.300 44,25 20.179 35,44 TGTCTD 1.900 0,19 2.400 0,18 2.900 0,15 3.063 0,18 2.955 0,14 500 26,32 500 20,83 -108 -3,53 TGTT 100.600 10,03 148.000 10,89 170.000 8,95 206.218 12,34 111.180 5,30 47.400 47,12 22.000 14,86 -95.038 -46,09 KP,TP 162.200 16,17 172.800 12,72 198.000 10,42 208.125 12,45 245.592 11,70 10.600 6,54 25.200 14,58 37.467 18,00 TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 1.002.900 100 1.359.000 100 1.900.400 100 1.671.396 100 2.098.896 100 356.100 35,51 541.400 39,84 427.500 25,58

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNO & PTNT tỉnh Hậu Giang)

Tiền gửi tiết kiệm

Đây là hình thức huy động vốn truyền thống và tạo cho NH nguồn vốn ổn định, là nguồn cung vốn chính cho nghiệp vụ tín dụng; mà đối tƣợng của nguồn vốn này là bộ phận dân cƣ trong xã hội. Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy khoản mục tiền gửi tiết kiệm từ dân cƣ chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 60%) trong tổng vốn huy động và tăng liên tiếp qua 3 năm. Năm 2010 NH huy động đƣợc 668.900 triệu đồng, chiếm 66,70% tổng vốn huy động. Đến năm 2011, tiền gửi tiết kiệm là 974.100 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,68%, tăng 45,63% so với năm 2010.

Nguyên nhân tiền gửi này tăng một cách nhanh chóng nhƣ vậy là do cuối năm 2011 nông dân trong địa bàn tỉnh đƣợc trúng mùa đƣợc giá trong sản xuất lúa, đồng thời NH đã đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam nhƣ đƣa ra nhiều hình thức tiền gửi với lãi suất hấp dẫn: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên, tiền gửi tiết kiệm hƣởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng,… Đặc biệt, loại tiền gửi tiết kiệm này đã tăng đột biến vào năm 2012 là 1.440.500 triệu đồng, chiếm 75,80% tổng nguồn vốn huy động và tăng 47,88% so với năm 2011, cụ thể là tăng 466.400 triệu đồng. Chứng tỏ cho thấy ngƣời dân trong vùng đã mạnh dạn hơn trong việc gửi tiền nhàn rỗi của mình vào NH cũng nhƣ về phía NH đã nổ lực hơn trong việc huy động vốn từ loại hình này. Cũng theo xu hƣớng đó đến 6 tháng đầu năm 2013, loại tiền gửi tiết kiệm này tăng lên đến 1.662.050 triệu đồng, tăng 38,85% so với cùng kỳ năm 2012. Càng khẳng định hơn tầng lớp dân cƣ là khách hàng quan trọng nhất trong lĩnh vực huy động vốn. Vì thế NH nên đặt mối quan tâm hàng đầu trong công tác huy động vốn đối với khách hàng này trong tƣơng lai. Một nguyên nhân khác nữa trong những năm qua tình hình tài chính bất ổn nên nhiều nhà kinh doanh chọn giải pháp là gửi tiền tiết kiệm. Sự tăng nhanh của tiền gửi tiết kiệm là điều rất tốt. Nó cho thấy ngân hàng đã thực hiện huy động tƣơng đối tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, cần phải duy trì và phát huy.

Tiền gửi Kho Bạc

Đây là một loại tiền gửi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong vốn huy động của ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy loại tiền gửi này đã tăng giảm thất thƣờng qua các năm; vào khoảng thời gian năm 2010, NH nhận đƣợc 69.300 triệu đồng từ Kho bạc gửi vào, chiếm 6,91% tổng vốn huy động. Năm sau, lƣợng tiền gửi này đã giảm 10,97% so với năm 2010. Lý do chủ yếu là do nguồn thu của Kho Bạc ngày càng bị thu hẹp nhất là trong lĩnh vực thu tiền phạt từ vi phạm an toàn giao thông; thuế…đồng thời ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm tài sản của kho bạc bị giảm. Tuy nhiên đến năm 2012, chi phí tăng cao, mức lƣơng bình quân cũng đƣợc nâng cao nên nhu cầu vốn của tỉnh về việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hƣởng lƣơng theo ngân sách nhà nƣớc tăng làm cho nhóm tiền gửi kho bạc của ngân hàng tăng 44,25% so với năm 2011. Và vẫn duy trì đƣợc sự ổn định đến 6 tháng đầu năm 2013, loại tiền gửi này cũng đã tăng 35,44% so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣng cũng chỉ chiếm 3,67% trong cơ cấu nguồn vốn huy động.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Ở địa bàn tỉnh có các tổ chức tín dụng nhƣ: công ty bảo hiểm, phòng giao dịch ngân hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam. Do số lƣợng các tổ chức tín dụng khá khiêm tốn nhƣ vậy nên tiền gửi của các tổ chức tín dụng của NH chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn huy động. Tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín dụng tuy không đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn nhƣng nó lại thể hiện sự tín nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức đối với NH trong vai trò một trung gian thanh toán. Năm 2010 tiền gửi này của ngân hàng chỉ có 1.900 triệu đồng, chiếm 0,19% tổng vốn huy động; rồi hai năm sau tình hình huy động từ tiền gửi này ngày càng xấu đi: chiếm 0,18% tổng vốn huy động vào năm 2011 và năm 2012 chiếm 0,15% tổng vốn huy động. Tiếp tục xu hƣớng đó sang năm 2013, cũng chỉ đạt 2.955 triệu đồng, chiếm 0,14% tổng vốn huy động, giảm 3,53% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi suất huy động của ngân hàng thƣờng không hấp dẫn bằng các ngân hàng thƣơng mại khác trong địa bàn nhƣ: Sacombank, Kiên Long, Phƣơng Nam,… đồng thời một phần các tổ chức ở trên kinh doanh không hiệu quả do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Mặt khác cũng phản ánh phần nào sự yếu kém hiệu trong công tác huy động vốn đối với những khách hàng khá đặc biệt này.

Tiền gửi thanh toán

Đối tƣợng khách hàng của loại tiền gửi này chủ yếu là các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Họ gửi vào không vì mục đích hƣởng lãi mà để thanh toán tiền hàng hóa thông qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Đây là nguồn huy động chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu vốn huy động suốt thời kỳ hoạt động kinh doanh. Nhìn chung, loại tiền gửi này đã tăng qua các năm. Năm 2010, NH đã huy động 100.600 triệu đồng, chiếm 10,03% tổng vốn huy động đƣợc. Năm sau tình hình tiền gửi này có xu hƣớng tăng, cụ thể là năm 2011 đã tăng 47,12% hay 47.400 triệu đồng so với năm trƣớc, chiếm tỷ trọng 10,89%. Và đến năm 2012, tốc độ tăng trƣởng đã giảm đáng kể, chỉ tăng 14,86% so với năm 2011, huy động đƣợc 170.000 triệu đồng và chiếm 8,95% tổng nguồn vốn huy động. Đặc biệt vào những tháng đầu năm 2013, khoản mục này đã giảm đáng kể, cụ thể là 111.180 triệu đồng, giảm 46,09% so với cùng kỳ năm trƣớc, chỉ còn chiếm 5,30% trong tổng vốn huy động. Việc giảm tiền gửi này sẽ tăng một lƣợng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hậu giang (Trang 45)