Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 56 - 57)

- VND Ngoại tệ quy VND

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan liên quan

CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan liên quan

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo lập sự an toàn cho hệ thống tiền tệ tín dụng thông qua việc nhanh chóng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện một số luật liên quan tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các luật liên quan tới việc thế chấp tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm…Việc này vô cùng cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống

NHTM Việt Nam hoạt động theo các chuẩn mực của thế giới;

Thứ hai, cần ổn định việc tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp tạo điều kiện để các doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả; kiểm tra lại vốn thực của các doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp tăng vốn điều lệ cho phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp ra đời bằng vốn ảo, tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, tránh thành lập tràn lan, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế;

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nước. Vì chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia có nhiệm vụ ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, kích thích xuất nhập khẩu đúng hướng từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng của ngân hàng;

Thứ tư, củng cố và quy định trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức tư vấn, kiểm toán trên cơ sở đảm bảo cung cấp thông tin, tư vấn và cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng;

Thứ năm, mở rộng nghiệp vụ mua bán nợ và phát triển một thị trường nợ. Mua bán nợ là một biện pháp có thể giải quyết tình trạng bế tắc về nợ nần, giúp doanh nghiệp và chủ nợ có thể thu hồi vốn để hoạt động. Trên thế giới hoạt động này đã phát triển rất sôi động, tạo cho doanh nghiệp và chủ nợ nhiều cơ hội xử lý các khoản nợ, tránh nợ nần dây dưa, kéo dài;

Hiện nay, nghiệp vụ mua bán nợ đã bước đầu hình thành và Bộ Tài chính đã thành lập Công ty mua bán nợ. Tuy nhiên Công ty mua bán nợ của Bộ Tài Chính chưa thực hiện hiệu quả vai trò của mình trong hoạt động mua bán nợ, hầu hết các khoản nợ của ngân hàng sau khi được bán nợ cho Công ty này đều được uỷ thác lại cho các Công ty mua bán nợ khác.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 56 - 57)