Tích cực và kiên quyết xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, không chủ quan với nợ nhóm

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 48 - 49)

- VND Ngoại tệ quy VND

CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

3.2.3.3. Tích cực và kiên quyết xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, không chủ quan với nợ nhóm

Để hạn chế rủi ro tín dụng, lành mạnh hoá bảng cân đối kế toán, đi đôi với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu là rất quan trọng.

Đối với nợ quá hạn: Cần thiết xem xét lại hồ sơ, kiểm tra thực tế toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp gắn với việc sử dụng vốn vay cho đến khi phát sinh nợ quá hạn để xác định nguồn trả nợ. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính tạm thời thì có thể điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ gốc cho phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn. Nếu do hàng hoá ứ đọng, chậm tiêu thụ thì cần xem xét lại chất lượng hàng hoá, giá cả và chiến lược bán hàng của doanh nghiệp, đồng thời cũng cần giảm thấp dư nợ cho phù hợp với nhu cầu vốn thực tế của doanh nghiệp.

Đối với nợ xấu: Ngân hàng cần thành lập tổ thu hồi nợ gồm những cán bộ có kinh nghiệm, những cán bộ trực tiếp giải quyết cho vay gây ra nợ xấu để theo dõi và đưa ra các giải pháp một cách khách quan, sử dụng kiến thức pháp lý, đánh giá, đàm phán và các kỹ năng khác để thu hồi được nợ.

Đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi do khách hàng cố tình chây ỳ, không thiện chí trả nợ mặc dù có nguồn thu hoặc khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, khách hàng có nhiều chủ nợ tranh chấp tài sản, nguồn thu, Chi nhánh nên kiên quyết chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật như Toà án, Viện Kiểm sát khởi tố. Việc khởi kiện đòi nợ cho vay của các ngân hàng trước toà án không những là một biện pháp pháp lý mang lại hiệu quả không nhỏ cho ngân hàng mà ở đây còn mang tính phòng ngừa chung, tức là thông qua hoạt động tố tụng của ngân hàng góp phần răn đe, giáo dục những khách hàng chây ỳ, không hợp tác trả nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng như cam kết trong các hợp đồng tín dụng.

Ngoài ra, để tái tạo nguồn vốn kinh doanh, mở rộng khả năng cho vay đối với khách hàng, củng cố chất lượng các khoản cho vay, góp phần quản lý rủi ro tín dụng, xử lý nợ có vấn đề và thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh, Chi nhánh cũng có thể xem xét khả năng bán nợ. Thực chất đó là việc chuyển nhượng khoản nợ của ngân hàng, theo đó ngân hàng chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ được bán cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ. Thông thường giá bán nợ nhỏ hơn giá trị nợ gốc. Bên mua nợ thường là các công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC).

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng không nên chủ quan với nợ nhóm 2 mà phải sớm phân tích nguyên nhân và có biện pháp tín dụng ngay từ đầu, không để kéo dài thời gian quá hạn, dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Bởi lẽ, theo quy định mới, khách hàng chỉ cần quá hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay một ngày thôi cũng đủ để toàn bộ dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng bị chuyển sang nợ quá hạn, phân loại vào trạng thái nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý). Nếu lãnh đạo tín dụng, phòng Quản lý rủi ro không cảnh báo, đôn đốc cán bộ tín dụng điều tra ngay khách hàng để xác định nguồn gốc sâu xa nguyên nhân “chậm trả tạm thời” thì dần dần sẽ tạo nên tâm lý chủ quan, ỷ lại, không kiểm tra sâu sát khách hàng, đến khi quá hạn nhiều ngày, phát hiện khách hàng thực sự suy giảm khả năng trả nợ thì nợ xấu là điều không thể tránh khỏi và mọi biện pháp xử lý lúc này là quá trễ và kém tác dụng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng (Trang 48 - 49)