- VND Ngoại tệ quy VND
2.3.2.1. Những hạn chế
Những thành công mà NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh HBT đạt được trong công tác tín dụng cũng như quản lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, bản thân hoạt động quản lý tín dụng của Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, các biện pháp đưa ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với thực tiễn khiến hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn. Điều đó được thể hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất, việc cấp tín dụng của Chi nhánh mới chỉ tập trung vào các loại cho vay truyền thống.
Không thể phủ định những cố gắng của Chi nhánh trong thời gian qua trong việc đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng nhằm mục đích ngày càng đáp ứng nhu cầu cao hơn của khách hàng và phân tán rủi ro. Tuy nhiên, kết quả mang lại chưa cao. Phần lớn dư nợ của Chi nhánh vẫn chỉ tập trung vào các loại cho vay truyền thống. Nhiều hình thức đầu tư tín dụng không được thực hiện hoặc có thực hiện nhưng hiệu quả thấp như: tín dụng tài trợ xuất khẩu, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay thu mua lúa gạo hè;
Thứ hai, cơ cấu tín dụng chưa thực sự hợp lý, dư nợ chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp có vốn nhà nước tham gia và tập trung quá lớn vào một số đối tượng khách hàng, ngành hàng.
Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng thể hiện qua cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp của ngân hàng thời gian qua chưa phù hợp với thực tế. Ngân hàng hầu như chỉ tập trung cho vay các doanh nghiệp có vốn nhà nước tham gia, dư nợ cho
vay các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và tư nhân cá thể không nhiều.
Thứ ba, các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng còn thiếu tính hệ thống, rời rạc. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng hầu như chưa được tổng kết và cập nhật thành cẩm nang cho các cán bộ tín dụng, các công cụ đánh giá rủi ro tín dụng vẫn chủ yếu dựa vào phương pháp định tính trong khi phương pháp định lượng chưa được coi trọng.
Thứ tư, công tác xây dựng chính sách tín dụng còn hạn chế, các căn cứ xây dựng chính sách chưa rõ ràng, đồng thời việc thực hiện chính sách chưa triệt để. Bản thân chính sách tín dụng cũng chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, chưa thực sự phát huy hiệu quả quản lý ở Trụ sở chính và thực thi thông suốt ở các đơn vị trực thuộc và ở mỗi cán bộ tín dụng. Có thể nêu cụ thể một số việc như: xác định ngành hàng chiến lược, khách hàng chiến lược vẫn còn lúng túng; tăng trưởng tín dụng chưa đi kèm với quản lý rủi ro tín dụng; chính sách lãi suất cho vay còn cứng nhắc, mức lãi suất cho vay hầu như giống nhau đối với với tất cả các khoản vay...
Thứ năm, việc chấp hành quy chế cho vay và quy trình cho vay chung tại Ngân hàng có lúc còn chưa được đảm bảo. Trong việc thực hiện chiến lược tăng quy mô tín dụng nhằm chiếm lĩnh thị trường, tăng cường cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác, vẫn còn một số cán bộ tín dụng chưa ý thức được việc mở rộng tín dụng phải gắn liền với việc đảm bảo chất lượng, gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội của chính bản thân Ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay còn chưa tốt do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ Ngân hàng, cũng như do hệ thống quản lý thông tin của doanh nghiệp còn lạc hậu, không cung cấp được những thông tin Ngân hàng yêu cầu.
Thứ sáu, yếu kém trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì sự nhanh chóng, kịp thời và sâu sát của kiểm tra viên do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên; tín dụng càng tăng trưởng với tốc độ lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả mới có thể hạn chế được những rủi ro vốn luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín
dụng. Tuy nhiên việc kiểm tra kiểm soát tại Ngân hàng chưa thực sự độc lập và thiếu hiệu quả, công tác kiểm tra chưa kịp thời, chưa toàn diện, khi phát sinh sai phạm mới kiểm tra và xử lý nên tính giáo dục, ngăn ngừa còn thấp. Bên cạnh đó, một số cán bộ kiểm tra còn yếu về năng lực, trình độ, kỹ năng kiểm tra dẫn đến chất lượng kiểm tra và sửa chữa sai sót chưa cao, việc khắc phục xử lý không kiên quyết và dứt điểm....
Việc hạn chế rủi ro tín dụng cũng như khắc phục những tồn tại trên đối với NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh HBT là rất cần thiết. Tuy nhiên, muốn đưa ra được các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đòi hỏi chúng ta phải tìm ra nguyên nhân, yếu tố tác động đến nó.