3. Chia theo TSBĐ
2.2.2. Tình hình nợ quá hạn
Cùng với việc giảm dư nợ đã được tái cơ cấu, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh cũng giảm qua các năm 2007-2010.
Bảng 2.5 - Cơ cấu dư nợ quá hạn của Chi nhánh HBT giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng dư nợ 685 847,5 2.118,4 3.432
Dư nợ quá hạn 41,8 27,7 0,21 0.15
1. Chia theo thời gian
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn 36,94,9 4,723 0,210
0 0,15
2. Chia theo loại tiền
- VND
- Ngoại tệ quy VND 41,80 27,70 0,210
0.15 0
3. Chia theo ngành kinh tế
- Công nghiệp chế biến - Xây dựng
- Thương nghiệp
- Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng
40,8 0,4 0 0,6 26,3 0 0 1,4 0 0 0 0,21 0 0 0 0,15
4. Chia theo loại hình doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có vốn NN tham gia - Doanh nghiệp không có vốn NN tham gia và kinh tế cá thể
40,8
1 26,311,4 0,210 0.150
Năm 2008, nợ quá hạn của Chi nhánh tiếp tục giảm còn 27,7 tỷ đồng, tương ứng giảm 33,7% so với năm 2007 và chiếm tỷ trọng 3,3% trong tổng dư nợ. Có thể nói năm 2009 là năm đánh dấu thành công của Chi nhánh trong việc quản lý chất lượng tín dụng khi mà tỷ lệ nợ quá hạn toàn Chi nhánh chiếm tỷ trọng rất thấp (0,01% tổng dư nợ) và chỉ đạt 0,21 tỷ đồng. Đây quả thực là một con số rất ấn tượng khi mà tỷ lệ nợ quá hạn bình quân của khu vực là 2,21% và của 149 Chi nhánh trong toàn hệ thống là 1,47%.
Xét về mặt cơ cấu, nếu chia theo kỳ hạn, dư nợ ngắn hạn bị quá hạn của Chi nhánh trong 02 năm 2007 và 2008 đều chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ quá hạn toàn Chi nhánh (năm 2007 là 88%, năm 2008 là 83%). Tuy nhiên, sang năm 2009, toàn bộ dư nợ quá hạn của Chi nhánh là nợ trung dài hạn. Nếu xét về loại tiền, chủ yếu dư nợ quá hạn tại Chi nhánh là VND, 03 năm gần đây Chi nhánh không có nợ quá hạn là ngoại tệ. Chia theo ngành kinh tế, nếu như năm 2006 nợ quá hạn của Chi nhánh chủ yếu tập trung trong ngành công nghiệp chế biến (66%) và ngành xây dựng (34%) thì sang năm 2007 và 2008, nợ quá hạn của Chi nhánh chủ yếu chỉ còn tập trung trong ngành công nghiệp chế biến. Năm 2009 và 2010, toàn bộ dư nợ quá hạn của Chi nhánh là hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng của kinh tế cá thể.