Đối với Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 65 - 67)

7. Kết luận :

6.2.2Đối với Ngân hàng

Do địa bàn Long Mỹ rộng lớn phức tạp, trình độ của người dân còn thấp đa số làm nghề nông, một số ít sản xuất thương mại – dịch vụ. Nhu cầu về vốn cho sản xuất nông nghiệp là rất lớn nhưng người dân lại không có đủ nguồn vốn để đáp ứng sản xuất. Chính ví vậy, NHNN & PTNN Việt Nam Chi nhánh Long Mỹ có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cho vay phục vụ nông nghiệp – nông thôn góp phần ổn định cuộc sống của người dân ở địa bàn huyện Long Mỹ. Để Ngân hàng ngày càng xứng đáng là “cầu nối” giữa đôi bờ thiếu vốn và thừa vốn, người bạn tin cậy của bà con nông dân. Ngân hàng cần xem xét một số kiến nghị sau:

54

+ Chủ động tìm kiếm và tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài như: Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm xã hội,… nguồn vốn ủy thác từ NHNN & PTNT Việt Nam. Ngân hàng cần ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến nhiệm vụ đặc biệt là tận thu lãi tồn động để đảm bảo chênh lệch đầu ra đầu vào.

+ Khuyến khích các hộ vay đến 10 triệu đồng gia nhập các tổ tương trợ nhau trong sản xuất, vay vốn và trả nợ trong Ngân hàng. Hội nông dân, Hội phụ nữ và các ngành có liên quan của UBND xã phối hợp với Ngân hàng, hỗ trợ công tác của tín dụng trong các khâu như: thẩm định, lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra vốn vay, đôn đóc trả nợ Ngân hàng cả gốc và lãi, xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề.

+ Thực hiện chiến lược và chính sách khách hàng, kịp thời thương lượng với đơn vị vay vốn về lãi suất cho vay để giữ khách hàng.

+ Mở rộng tín dụng đối với thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

+ Trong thời gian tới, Ngân hàng nên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến dịch kinh doanh đa năng đã xác định trên cơ sở giữ vững vay trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường nông nghiệp, nông thôn. Củng cố và phát triển mạnh cho vay các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát triển sản phẩm mới, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán điện tử,… Đẩy mạnh thực hiện đề án cơ cấu lại Ngân hàng để thích ứng với yêu cầu đổi mới và hội nhập đất nước.

+ Xử lý nợ tồn động kể cả nợ đã được xử lý đang hạch toán ngoại bảng. Chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng hoạt động Ngân hàng và quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

+ Thành lập phòng thẩm định để cán bộ tín dụng dễ dàng hơn trong vieec thẩm định, công tác thẩm định có hiệu quả cao hơn, việc thẩm định phù hợp, chính xác nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn tín dụng.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương nơi phát sinh hộ vay trong việc kiểm tra, giám sát và quản lý tài sản thế chấp để công tác cho vay, thu nợ đạt kết quả hơn. Đồng thời giúp Ngân hàng hiểu rõ hơn về khách hàng, giúp cán bộ tín dụng thẩm định chính xác, chính quyền địa phương cần cung cấp cho cán bộ tín dụng chính xác về diện tích đất, hoàn cảnh thực tế của từng hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn hay những khách hàng tiềm năng.

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh chi nhánh ngân hàng thương mại.

Cần Thơ:Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị chi nhánh ngân hàng thương mại, Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ chi nhánh ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

4. Lưu Minh Hiền, 2009. Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Việt Á Cần Thơ. Luận văn Đại học kinh tế. Trường Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn Thị Thu Hiền, 2009. Phát triển dịch vụ chi nhánh ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường đại học Kinh Tế.

6. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ chi nhánh ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê.

7. Đinh Vũ Minh, 2009. Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam VPBank. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

8. Phan Văn Phô, 2008. Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng Công thương Việt nam Chi nhánh Cà Mau. Luận văn Đại học kinh tế. Trường Đại học Cần Thơ.

9. Lâm Bích Trâm, 2005. Phân tích hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ. Luận văn Đại học kinh tế. Trường Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 65 - 67)