7. Kết luận :
5.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RRTD CHUNG
Qua những phân tích trên ta thấy rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua các năm (năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013) có nhiều chuyển biến theo xu hướng ngày càng tốt, nợ quá hạn và nợ xấu hầu như giảm qua từng năm nhưng vẫn còn tồn tại, đặc biệt là nợ nhóm 2, Ngân hàng cần có biện pháp giải quyết tốt hơn nữa trong vấn đề này, dư nợ cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng, tỷ lệ nợ xấu dần được giảm qua các năm, đó là điều rất đáng mừng cho Ngân hàng.
Ngân hàng cần đẩy mạnh thu nợ đối với những khoản nợ còn chưa được hạn chế để có thể sử dụng nguồn vốn này không cho nhàn rỗi. Việc xảy ra nợ xấu có thể một phần do nhân viên tín dụng còn lỏng lẻo trong công tấc thẩm định và nợ xấu vẫn còn tồn đọng lại ở những năm trước kéo qua những năm sau và một phần cũng do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi đến hạn không có khả năng trả,...
Bên cạnh đó, việc mở rộng hoạt động tín dụng phải đi đôi với việc quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đây là việc làm thật sự cần thiết thúc đẩy nền kinh tế huyện phát triển, phù hợp với xu thế chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa rủi ro, phân tích xử lý thông tin khách hàng dựa trên các thông tin thu thập được xem xét quyết định cho vay, nhằm hạn chế rủi ro.
Đa dạng hóa và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng nhằm hạn chế phần nào rủi ro.
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, phương án kinh doanh. Đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án, phương án đó, lượng hóa và kiểm soát rủi ro có thể xảy ra của Ngân hàng, từ đó dự kiến được biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
Ngoài ra còn có các biện pháp như phân tán rủi ro, tăng cường và sử dụng có hiệu quả tài sản đảm bảo, nâng cao hệ thống thông tin trong tín dụng,…