ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNN & PTNT LONG MỸ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 36 - 41)

7. Kết luận :

4.2ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNN & PTNT LONG MỸ

LONG MỸ

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng và chứa nhiều rủi ro. Mặc dù các Ngân hàng Việt Nam đang có xu hướng mở rộng cơ cấu hoạt động nhằm giảm các tỷ trọng các hoạt động tín dụng để tăng tỷ trọng các hoạt động dịch vụ, hướng tới một Ngân hàng bán lẻ hiện đại. NHNN & PTNT Chi nhánh Long Mỹ cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động truyền thống của tất cả các Ngân hàng hiện nay. Hoạt động tín dụng có thể xem là hoạt động có tác động đến sự tồn tại của Ngân hàng. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đang có những chuyển biến mới và xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, do đó Ngân hàng phải biết nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường để không bổ qua những cơ hội tốt cho Ngân hàng. Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Ngân hàng cũng phải kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn, đây là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho Ngân hàng. Mở rộng tín dụng sẽ giúp cho Ngân hàng chiếm lĩnh được thị trường, sử dụng tối ưu nguồn vốn đã huy động, phân tán rủi ro, Ngân hàng có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận. Với sự phát triển kinh tế ở địa phương hiện tại và trong tương lai, hoạt động tín dụng Chi nhánh sẽ có những biến chuyển tốt hơn về thị phần cũng như quy mô. Để thấy rõ hơn tình hình tín dụng của Ngân hàng trong những năm gần đây, ta phân tích bảng số liệu 5.2 như sau:

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình sử dụng vốn hiện nay ở NHNN & PTNT Chi nhánh Long Mỹ đang rất có hiệu quả, doanh số cho vay tăng nhanh qua các năm, doanh số thu nợ và dư nợ cũng tăng, nợ quá hạn thì tăng giảm không đồng đều. Đây là dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai. Cụ thể tình hình sử dụng vốn qua các năm qua bảng 4.2 như sau:

Qua bảng 4.2 cho thấy tình hình sử dụng vốn hiện nay ở NHNN & PTNT Chi nhánh Long Mỹ đang rất có hiệu quả, doanh số cho vay tăng nhanh qua các năm, doanh số thu nợ và dư nợ cũng tăng, nợ quá hạn thì tăng giảm không đồng đều. Đây là dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai. Cụ thể tình hình sử dụng vốn qua các năm như sau:

5.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm tăng một cách đáng kể, nếu như năm 2010 là 484.987 triệu đồng thì năm 2011 con số này tăng lên là 581.474 triệu đồng (tăng 19,89% so với năm 2010), không chỉ dừng lại ở đó năm 2012 doanh số cho vay lại tăng và đạt mức 710.863 triệu đồng (tăng 22,25% so với năm 2011), ở 6 tháng đầu năm 2012 là 360.975 triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục tăng nhưng ở mức tăng nhẹ là 367.435 triệu đồng (tăng 1, 8% so với 6 tháng đầu năm 2012). Trong năm 2010 điều kiện nền kinh tế đã ổn định trở lại sau cuộc khủng hoảng

25

kinh tế năm 2008, Ngân hàng đã có chính sách mở rộng tín dụng thu hút khách hàng đến vay, bên cạnh là đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm giúp đỡ khách hàng, tình hình thuận lợi làm cho người dân có nhu cầu về vốn nhiều để có thể mở rộng việc sản xuất kinh doanh của mình, tình hình ổn định của thị trường cũng góp phần không nhỏ cho sự gia tăng này vào năm 2011, sang năm 2012 tình hình này cũng khá ổn định hơn và tăng cao hơn đều này chứng tỏ, qua các năm Ngân hàng đều có những chính sách cho vay vượt bậc, hiệu quả thu hút khách hàng, đến 6 tháng đầu năm 2013 con số này cũng tiếp tục tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, mặc dù chỉ tăng với một tỷ lệ nhỏ cũng đánh giá được phần nào tình hình phát triển của Ngân hàng, đồng thời có thể dự báo được tình hình doanh số cho vay của cả năm 2013 sẽ phát triển hơn năm 2012.

Trong việc cho vay ngắn hạn, tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng tương ứng qua các năm như sau: năm 2010 tỷ lệ này đạt 89,95%, năm 2011, 2012 tỷ lệ này giảm dần từ 87,22% - 79,05%, 6 tháng đầu năm 2012 là 86,20% nhưng ở 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng giảm nhẹ còn 75,39%. Hầu như với tình hình chung tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn giảm dần qua các năm nhưng vẫn còn khá cao trong trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Với vay trò là nơi phục vụ, hỗ trợ nguồn vốn cho người dân sản xuất trong hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, nên việc cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao là điều hiển nhiên của Ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước cũng như tại địa bàn huyện Long Mỹ, người dân cũng dần dần phát triển theo phương thức đa dạng hóa các ngành nghề kinhh doanh của họ. Bên cạnh đó, là vì Ngân hàng mở rộng phát triển hình thức cho vay đa dạng hơn trong cả dài hạn, tình hình kinh tế huyện phát triển, người dân chuyển sang loại hình sản xuất kinh doanh khác tập trung ở dài hạn, đồng thời Ngân hàng mở rộng đầu tư cho các hình thức tín dụng khác để đa dạng hóa dịch vụ tín dụng của mình. Mặc dù, trong ngắn hạn doanh số cho vay giảm nhẹ nhưng với tình hình này cho thấy sự đầu tư của Ngân hàng ngày càng mở rộng và đa dạng hơn trong dài hạn, cho vay ở những hộ kinh doanh lớn, doanh nghiệp,… ngày càng nhiều và thể hiện sự cạnh tranh của Ngân hàng với các NHTM khác trên địa bàn có sự phát triển rõ rệt hơn.

26

Bảng 4.2: Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Doanh số cho vay 484.987 581.474 710.863 360.975 367.465 96.487 19,89 129.389 22,25 (6.490) 1,80

+ Ngắn hạn 436.179 507.188 561.902 311.147 277.008 71.009 16,28 54.714 10,79 (34.139) (10,97) Doanh số thu nợ 419.648 519.068 590.021 313.574 291.155 99.420 23,69 70.953 13,67 (22.419) (7,15) + Ngắn hạn 373.750 460.921 498.021 270.976 228.232 87.171 23,32 37.100 8,05 (42.744) (15,77) Dư nợ 384.099 446.505 567.347 493.906 643.657 62.406 16,25 120.842 27,06 149.751 30,32 + Ngắn hạn 330.036 376.303 440.184 416.474 488.960 46.267 14,02 63.881 16,98 72.486 17,40 Nợ quá hạn 62.498 64.358 57.111 76.294 73.404 1.860 2,98 (7.247) (11,26) (2.890) (3,79) + Ngắn hạn 45.976 51.136 46.279 55.985 47.784 5.160 11,22 (4.857) (9,50) (8.201) (14,65)

27 484.987 419.648 384099 62498 581.474 519068 446505 64358 710.863 590021567347 57111 360.975 313574 493906 76294 367.465 291155 643657 73404 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn

Hình 4.2 Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Nguồn: Số liệu thu thập và xử lí tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ

4.2.2 Doanh số thu nợ

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Ngân hàng qua các năm cũng tăng lên, doanh số thu nợ năm 2011 là 519.068 triệu đồng tăng hơn so với năm 2010 là 99.420 triệu đồng với tốc độ tăng là 23,69%, thu nợ năm 2012 đạt 590.021 triệu đồng tăng 13,67% so với năm 2011 tương ứng với số tiền là 70.953 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này là 291.155 triệu đồng giảm 22.419 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 313.574 triệu đồng tương ứng giảm 7,15%. Doanh số thu nợ tăng điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của người dân là tương đối cao đồng thời nó cũng phản ánh hoạt động sản xuất của người dân có hiệu quả. Tuy nhiên, doanh số thu nợ năm 2013 có sự giảm nhẹ nhưng cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển của Ngân hàng, nguyên nhân có sự sụt giảm này là do hiện tại Huyện Long Mỹ đang trên đà cải cách để chuyển mình thành Thị xã vào năm 2015 nên điều kiện kinh tế vẫn còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do vẫn còn dư âm hậu quả cuộc của khủng hoảng kinh tế năm 2012 vẫn chưa đi vào nề nếp thật sự. Dù vậy, về phía lãnh đạo NHNN & PTNT Chi nhánh Long Mỹ đặc biệt hết sức quan tâm và đề ra kế hoạch, phương hướng cho thời gian tới, góp phần nâng cao khả năng thu nợ khách hàng. Đồng thời tổ chức một số buổi tập huấn cán bộ tín dụng trong công tác này.

Trong công tác thu nợ trong ngắn hạn thì chỉ tiêu này cũng tăng nhanh vào các năm 2010, 2011 và 2012 nhưng so sánh với kỳ 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 thì chỉ tiêu này có sự giảm nhiều hơn (giảm 42.744 triệu đồng tương ứng giảm 15,77%). Trong ngắn hạn Ngân hàng tập trung với chủ yếu trồng trọt và sản xuất chăn nuôi, đôi khi người dân gặp thất bại trong thời gian này vì cũng ảnh ảnh bởi tình hình kinh tế vĩ mô của đất nước. Điều đó vẫn không làm ảnh hưởng nhiều đến tình hình của Ngân hàng trong tương lai.

4.2.3 Dư nợ

Một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải quan tâm đến dư nợ. Nếu doanh số cho vay phản ảnh kết quả hoạt động tín

28

dụng thì dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo và có ý nghĩa rất lướn trong việc đánh giá hiệu quả, quy mô hoạt động của Ngân hàng. Từ bảng số liệu ta thấy được dư nợ của Ngân hàng qua các năm đều tăng lên, đặc biệt ở 6 tháng đầu năm tăng khá cao 643.627 triệu đồng là con số đã đạt được tăng 226.015 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 54,12% sơ với 6 tháng đầu năm 2012. Năm 2010 dư nợ đạt 384.099 triệu đồng, năm 2011 đạt 446.505 triệu đồng tăng 98.406 triệu đồng tương ứng tăng 16,25% so với năm 2010, năm 2012 dự nợ đạt 567.347 triệu đồng tăng 120.842 triệu đồng tương ứng tăng 27,06% so với năm 2011. Qua các năm dư nợ đều tăng là do trong những năm này tình hình sản xuất kinh doanh của người dân trong huyện diễn ra khá sôi nổi, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng nên đã được Ngân hàng đáp ứng. Bên cạnh đó, người dân tập trung đầu tư ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, thu tiền nhanh hạn chế nhiều rủi ro và giảm chi phí trả lãi cho Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng cũng yên tâm hơn khi cho vay các khoản vay này vì ít rủi ro. Tuy nhiên điều này làm cho Ngân hàng mất đi khoảng trên lệch lãi suất thu về nhưng mặt khác giúp Ngân hàng quay vòng vốn một cách nhanh chống, giảm thiểu rủi ro bởi sự gia tăng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua các năm từ 330.036 triệu đồng đến 440.184 triệu đồng ở những năm 2010 – 2012, tương tự như vậy ở 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 chỉ tiêu này tăng tương đối cao 416.534 triệu đồng – 488.960 triệu đồng. Nhìn chung tỷ lệ này sẽ còn tăng vào thời gian tới của Ngân hàng.

4.2.4 Nợ quá hạn

Tín dụng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi nợ quá hạn tăng cao đồng nghĩa với việc Ngân hàng có nguy cơ gặp phải những rủi ro.

Do đó trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thì nợ quá hạn là một vấn đề khó tránh khỏi. Từ năm 2010 đến năm 2012 nợ quá hạn của Ngân hàng lien tục giảm qua các năm cho thấy mức độ rủi ro đã có bước chuyển hướng tốt, ở 6 tháng đầu năm 2013 mức độ rủi ro hầu như cũng được hạn chế so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể, năm 2010 chỉ tiêu này là 62.498 triệu đồng, năm 2011 là 64.358 triệu đồng tăng nhẹ 1.860 triệu đồng tương ứng tăng 2,98% so với năm 2010, năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 57.111 triệu đồng giảm 7.247 triệu đồng tương ứng giảm 11,26% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012 đạt 76.294 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 nợ quá hạn là 73.404 triệu đồng giảm 2.890 triệu đồng tương ứng giảm 3,79% so với 6 tháng đầu năm 2012. Mặc dù nợ quá hạn của Ngân hàng chỉ giảm nhẹ các năm nhưng ta có thể thấy được tình hình này đã đánh dấu bước tiến mới của Ngân hàng, nợ quá hạn tăng lên nhanh vào năm 2011, nhưng về sau chỉ tiêu này điều giảm ở từng năm, mặc dù ở 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng mức độ vẫn còn cao, cần có biện pháp khắc phục tình hình này hơn nữa. Nguên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng kinh tế ở năm 2012 nên tình hình nợ quá hạn ở thời kỳ này vẫn cao nhưng đến cuối năm thì tương đối giảm, đều này cũng chứng tỏ Ngân hàng có chính sách quản lý nợ chủ động và có hiệu quả. Đến 6 tháng đầu năm 2013 con số này

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cũng giảm dần còn lại 2.908 triệu đồng dù vẫn còn ở mức cao nhưng theo chiều hướng này có thể cuối năm nay chỉ tiêu này sẽ giảm nhiều só với năm 2012.

Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng giảm này là một phần nguyên nhân chủ yếu từ khách hàng, khách hàng không chủ động được thời gian trả nợ của mình, hoặc do làm ăn bị thua lỗ không kịp xoay vòng nguồn vốn để kịp thời trả nợ, một phần khác cũng do từ phía Ngân hàng chưa sâu sát quan tâm nhắc nhở, tìm nguyên nhân từ khách hàng để phần nào hỗ trợ được cho khách hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ tăng lên 54,12% so với 6 tháng đầu năm 2012 nhưng nợ quá hạn lại có xu hướng giảm xuống. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho chi nhánh, nguyên nhân chính là do sau năm khủng hoảng kinh tế 2012, chính phủ và NHNN đã ra nhiều quyết định để kích thích nên kinh tế phát triển trở lại, cứu nguy cho các doanh nghiệp. Trong số các quyết định đó thì quyết định giảm lãi suất và nợ xấu ở các ngân hàng là quyết định có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong việc dư nợ chi nhánh tăng đột biến (tăng 226.015 triệu đồng) và nợ xấu giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013. Hứa hẹn kết quả đạt được ngày càng khả quan hơn trong những tháng cuối năm 2013.

Tuy nhiên, nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng trong thời gian này cũng giảm khá rõ rệt. Điều này chứng tỏ trong ngắn hạn Ngân hàng đầu tư rất có hiệu quả. Cụ thể tình hình như sau: năm 2010 chỉ tiêu này đạt 45.976 triệu đồng, năm 2011 đạt 51.136 triệu đồng tăng 5.160 triệu đồng tương ứng tăng 11,22%, năm 2012 đạt 46.279 triệu đồng giảm 4.857 triệu đồng tương ứng giảm 9,5% đây là điều đáng khích lệ cho Ngân hàng, cần phát huy hơn nữa trong công tác nhắc nhở và kiểm soát khách hàng để trong tương lai tỷ lệ này còn ở mức thấp nhất có thể. Tương tự như vậy, 6 tháng đầu năm 2012 là 55.985 triệu đồng và giảm ở 6 tháng đầu năm 2013 còn 47.784 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 14,65% so với cùng kỳ năm trước đó.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 36 - 41)