ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNN & PTNT LONG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 33 - 36)

7. Kết luận :

4.1ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNN & PTNT LONG

4.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI NHNN & PTNT LONG MỸ LONG MỸ

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vay trò hết sức quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn hoạt động có hiệu quả, việc đầu tiên các Ngân hàng phải thực hiện là tạo ra được một nguồn vốn ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán và cung cấp tín dụng đạt hiệu quả cao. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp Ngân hàng luôn có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng. Đồng thời nó giúp hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngoài vốn tự có, vốn đi vay của các Ngân hàng khác, vốn huy động chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các Ngân hàng thương mại nói chung và NHNN & PTNT Việt Nam Chi nhánh Long Mỹ nói riêng.

Trong kết quả động huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, hầu như Chi nhánh luôn đạt và vượt chỉ tiêu được giao từ NHNN & PTNT Chi nhánh Hậu Giang. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2012, NHNo & PTNT Chi nhánh Long Mỹ vẫn vượt được chỉ tiêu được giao là 350.000 triệu đồng, điều này một phần là do năng lực điều hành của lãnh đạo Chi nhánh, phân công chỉ tiêu phù hợp với từng cán bộ tín dụng ngân hàng. Mặc khác là do thông qua việc cung cấp đúng, đầy đủ, và da dạng các sản phẩm huy động vốn phù hợp với từng nhóm khách hàng trên địa bàn hoạt động. Việc huy động vốn chủ yếu được thực hiện bằng các biện pháp truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, phát hành trái phiếu và kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, ... bên cạnh đó thì NHNN & PTNT Chi nhánh Long Mỹ còn tập trung tranh thủ và thu hút tiền gửi thanh toán, vốn tạm thời nhàn rỗi của các đơn vị có nguồn vốn lớn như các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn. Trong thời gian gần đây, Chi nhánh ngân hàng còn cung cấp ra nhiều hình thức huy động vốn với đa dạng các sản phẩm rất tiện lợi cho hầu hết các khách hàng và mạng lại nguồn vốn khá đa dạng cho Chi nhánh. Nhưng nhìn chung, hầu như vốn huy động được của NHNN & PTNT Chi nhánh Long Mỹ chủ yếu từ tiền gửi của dân cư và tiền gửi có kỳ hạn, luôn chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động.

22

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy động 220.782 308.686 394.542 317.220 349.489 87.904 39,81 85.856 27,81 32.269 10,17 Vốn điều chuyển 175.745 142.496 196.276 205.999 328.981 (33.249) (18,92) 53.780 37,74 122.982 59,70

Tổng NV 396.527 451.182 590.818 523.219 678.470 54.655 13,78 139.636 30,95 155.251 29,67

Nguồn: Số liệu thu thập và xử lí tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ

220.782 175.745 396.527 308.686 142.496 451.182 394.542 196.276 590.818 317.220 205.999 523.219 349.489328.981 678.470 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn

Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

23

Nhìn chung qua các năm từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng từ 396.527 triệu đồng lên 678.470 triệu đồng. Trong đó, tỷ trọng vốn đều chuyển tăng giảm không đồng đều qua các năm.

Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn huy động là loại nguồn vốn có tỷ trọng cao nhất, qua các năm đều tăng giá trị tuyệt đối và cả tỷ trọng. Cụ thể, năm 2010 tỷ trọng vốn huy động chiếm 55,68%, sang năm 2011 tăng lên 68,42% và đạt 66,78% vào năm 2012, ở 6 tháng đầu năm 2012 tỷ trọng này đạt 60,63% và ở 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng này có sự giảm nhẹ không đnags kể 51,51%. Điều này càng chứng tỏ Ngân hàng đã đạt được hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí so với các nguồn vốn huy động khác khác như: vốn vay, phát hành thẻ,… Về mặt giá trị tuyệt đối thì năm 2011 tăng 39,81% tương ứng 96.487 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 27,81% tương ứng 85.856 triệu đồng, ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng 10,17 % tương ứng 32.269 triệu đồng. Năm 2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính toàn cầu cũng ảnh hưởng phần nào đến tình hình kinh tế của nướn ta, đồng thời trong năm này nước ta cũng gặp không ít khó khăn về thiên tai, lũ lụt,… tâm lý lo sợ của người dân khiến cho nguồn vốn huy động còn hạn hẹp, mặt khác do sự cạnh tranh thu hút vốn của các NHTM khác trên địa bàn tuy nhiên sang năm 2011 vấn đề này cũng được cải thiện khá rõ rệt khi nguồn vốn huy động tăng mạnh và chiếm 55,68% tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ rằng Chi nhánh đã có một chính sách huy động vốn hiệu quả, Ngân hàng đã không ngừng nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức huy động nhằm thu hút tối đa nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư trong xã hội và các tổ chức kinh tế.

Các hoạt động của Ngân hàng chủ yếu dựa vào nghiệp vụ huy động vốn để cho vay, từ đó thu hút lợi nhuận. Cho nên, khi Ngân hàng huy động được nhiều vốn và sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất. Nhận thấy qua các năm nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đáp ứng đử nhu cầu vay vốn cho sản xuất và tiêu dùng của khách hàng, buộc chi nhánh phải nhận vốn từ Hội sở, mà thường thì lãi suất điều chuyển sẽ cao hơn lãi suất huy động từ nên kinh tế nên lợi nhuận mà Ngân hàng nhận được từ chênh lệch lãi suất sẽ không cao.

Vốn điều chuyển qua các năm cũng liên tục tăng, năm 2010 vốn điều chuyển là 175.745 triệu đồng chiếm 44,32% tổng nguồn vốn, năm 2011 giảm còn 142.496 triệu đồng và tỷ trọng chiếm 31,58% tổng nguồn vốn, đến năm 2012 vốn điều chuyển lại tiếp tục tăng lên 196.276 triệu đồng tương ứng tỷ trọng 33,22%, 6 tháng đầu năm 2012 là 205.999 triệu đồng chiếm 39,37% tổng nguồn vốn, đến 6 tháng đầu năm 2013 vốn điều chuyển tăng 48,49% tổng nguồn vốn tương đương 328.981 triệu đồng. Nhìn chung tỷ trọng vốn điều chuyển đã giảm nhẹ vào cuối năm từ 44,32% tổng nguồn vốn ở năm 2010 giảm nhẹ còn 33,22% tổng nguồn vốn vào cuối năm 2012 và tăng vào những tháng đầu năm như 39,37% ở 6 tháng đầu năm 2012 và đạt 48,49% tổng nguồn vốn ở 6 tháng đầu năm 2013. Đây là xu hướng tốt cần được duy trì trong những năm tiếp theo. Ngân hàng cần có những chính sách huy động vốn hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của khách hàng, sử dụng nhiều vốn điều chuyển sẽ làm cho lợi nhuận của Ngân hàng bị giảm sút.

24

Tổng quát hoạt động huy động vốn của Ngân hàng qua các năm vừa qua là khá hiệu quả với những hình thức tiết kiệm và nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng, việc huy động vốn từ Hội sở là để bù đắp thiếu hụt cho vay một khi vốn huy động không đủ cho nhu cầu vay của khách hàng và trong những năm vừa qua lượng vốn từ Hội sở mặt dù tăng qua hàng năm nhưng tỷ trọng đã giảm dần trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 33 - 36)