7. Kết luận :
3.4.3 Định hướng của Ngân hàng trong năm tiếp theo
Cuối năm 2012, đầu năm 2013 tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Long Mỹ có sự tăng trưởng rõ rệt. Sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi phù hợp với nhu cầu thị trường và tình hình địa phương. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ kéo theo các nghề sản xuất, kinh doanh xuất khẩu phát triển ngày càng đa dạng. Thị trường bất động sản đã khai sinh và ngày càng sôi động.
Căn cứ vào tình hình trên NHNN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Huyện Long Mỹ đề ra mục tiêu cụ thể cho 6 tháng cuối năm 2013 và năm 2014 như sau :
+ Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ còn dưới 10%, tỷ lệ nợ xấu dưới 5%, nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng mới, đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống.
+ Tăng cường công tác tiếp cận khách hàng. Đẩy mạnh huy động vốn (tăng khoảng 20% trong tổng nguồn vốn) với cơ cấu hợp lý, ổn định nguồn vốn, tự chủ về vốn hoạt động, giảm khoảng 17% vốn điều chuyển từ Hội sở.
+ Mở rộng và phát triển mạng lưới phòng giao dịch, phát triển công nghệ để hỗ trợ các sản phẩm mới được đưa ra và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đóng góp tích cực vào nền kinh tế của khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước, giữ vững sự ủng hộ mạnh mẽ của khách hàng.
+ Thành lập và xác định trách nhiệm một cách rõ ràng hơn cho cán bộ phục vụ, chăm sóc khách hàng. Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, lựa chọn cho vay các khách hàng có khả năng tài chính tốt.
+ Đẩy mạnh thu nợ quá hạn, xử lý rủi ro, tập trung xử lý và thu hồi các khoản nợ thiếu lãi cao để tăng nguồn thu. Bên cạnh mở rộng các nguồn thu dịch vụ, cắt giảm khoản chi không cần thiết, cương quyết không cho vay dưới chuẩn.
20
+ Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các Ngân hàng trong, ngoài nước, các tổ chức tín dụng…
Trong những năm tới, xây dựng Agribank Hậu Giang cũng có định hướng chung cho toàn hệ thống Ngân hàng của Tỉnh như sau:
+ Thành lập Ngân hàng hiện đại, hội nhập quốc tế, phù hợp với hệ thống ngân hàng và phát triển kinh tế xã hội cả nước;
+ Có khả năng cạnh tranh, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông thôn;
+ Đáp ứng nhu cầu vốn vay có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng sản phẩm có chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tăng trưởng – an toàn – hiệu quả - bền vững;
+ Cơ cấu lại tổ chức bộ máy và mạng lưới nhân lực;
+ Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn, cơ cấu lại tín dụng và phát triển các dịch vụ Ngân hàng tiện ích;
+ Thu hẹp đầu tư thương mại và tăng cường quản lý công ty con; + Đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh;
+ Tăng cường quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ; + Mở rộng và nâng cao hiệu quả công nghệ thông tin; + Đẩy mạnh kinh doanh ngoại hối và hợp tác quốc tế; + Phát triển thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh.
21
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGẮN