Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 41 - 46)

7. Kết luận :

4.3.1.1Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh theo thành phần kinh tế

phần kinh tế

Theo quyết định số 493/QĐ-NHNN thì nợ của ngân hàng được chia thành 5 nhóm, trong đó nợ quá hạn là các khoản nợ thuộc nhóm 2,3,4,5. Chỉ tiêu nợ quá hạn phản ảnh chính xác hơn về chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng vì nợ quá hạn phản ảnh số tiền cho vay của chi nhánh ngân hàng không được thu hồi đúng hạn.

Do đó, tình hình nợ quá hạn phát sinh theo thành phần kinh tế của Ngân hàng được thể hiện qua bảng 4.3 như sau:

Từ năm 2010-2011, tình hình kinh tế rơi vào khủng hoảng kéo theo những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong và ngoài nước: sự phá sản của các ngân hàng trên thế giới, kinh doanh thua lỗ, giá cả các mặt hàng chủ chốt và một số vật tư thiết yếu biến động thất thường.

30

Bảng 4.3: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Hộ SXKD 28.773 35.397 18.433 37.112 30.702 6.624 23,02 (16.964) (47,92) (6.410) (17,27) Doanh nghiệp 4.136 1.707 1.965 7.279 3.355 (2.429) (58,73) 258 15,11 (3.924) (53,91) Tổng 32.909 37.104 20.398 44.391 34.057 4.195 12,75 (16.706) (45,02) (10.334) (23,28)

Nguồn: Số liệu thu thập và xử lí tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ

28.773 4.136 32.909 35.397 1.707 37.104 18.433 1.965 20.398 37.112 7.279 44.391 30.702 3.355 34.057 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Hộ SXKD Khác Tổng

Hình 4.3 Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh theo thành phần kinh tế

31

Ở Việt Nam, ảnh hưởng này là khá nghiệm trọng. Vì thế, NHNN thực hiện chính sách thắt chặc tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã tác động xấu đến khả năng thanh khoản của các NHTM, dẫn đến việc tăng lãi suất rất cao để huy động vốn, giành giật giữa các NHTM và nâng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, khiến các hộ nông dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Kết quà là hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút đáng kể. NHNN & PTNT Việt Nam Chi nhánh Long Mỹ cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó của ngành ngân hàng. Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp làm cho các khoản vay trở thành nợ quá hạn. Tuy nhiên, nhờ có hướng đi hợp lý, và sự chỉ đạo khéo léo của ban lãnh đạo chi nhánh mà tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh được hạn chế trong tầm kiểm soát (nợ quá hạn năm 2011 có sự tăng nhẹ đạt 6.624 triệu đồng, tăng 23,02% so với năm 2010)..

Bước sang năm 2012, NHNN ban hành Thông tư số 14 về việc quyết định giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND nhằm giải cứu doanh nghiệp khỏi tình trạng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong nước. Theo Thông tư này, đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 4%/năm xuống còn 3%/năm; đối với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm (riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở từ 12,5%/năm xuống 11,5%/năm). Trước tình trạng đó, NHNN & PTNT buộc phải giảm lãi suất huy động để thực hiện đúng chính sách của NHNN và cũng đồng nghĩa với việc giảm lãi suất cho vay, giúp cho các hộ gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong huyện tiếp cận được với nguồn vốn để kinh doanh, có nguồn thu nhập để hoàn trả các khoản vay từ NHNN & PTNT Việt Nam Chi nhánh Long Mỹ, tuy nhiên, nợ quá hạn tại NHNN & PTNT Việt Nam Chi nhánh Long Mỹ có sự giảm đáng kể 16.964 triệu đồng so với năm 2011 tiếp tục tình hình đó, giảm ở 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 khoảng 17,27%. Đây là một biểu hiện tốt mà chi nhánh ngân hàng càng phát huy hơn nữa.

Đối với các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp, trong thời gian này cũng biến động không đồng đều giữa các năm. Cụ thể, năm 2011 tình hình nợ quá hạn phát sinh của các ngành này giảm tương đối 2.429 triệu đồng tương ứng giảm 58,73% so với năm 2010. Nguyên nhân do trong năm này tình hình các doanh nghiệp ở huyện tương đối ít nên nhu cầu sử dụng vốn giảm đẫn đến nợ quá hạn phát sinh cũng giảm theo, đến năm 2012 đa số người dân củng cố lại hoạt động của mình, cộng thêm có thêm một số doanh nghiệp được mọc lên nên nhu cầu về vốn cần nhiều hơn tăng khoảng 258 triệu đồng tương ứng tăng 15,11% so với năm 2011. Cũng tình hình đó, nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 nợ quá hạn phát sinh giảm đáng kể khoảng 3.924 triệu đồng tương ứng giảm 53,91%.

4.3.1.2 Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh theo ngành kinh tế

Trong những năm gần đây tình hình nông nghiệp ở huyện tương đối ổn định, các hộ nông dân tập trung sản xuất lúa, mía, cam, quýt,… và một số loại hoa màu khác, bên cạnh việc trồng trọt thì chăn nuôi, buôn bán cũng là thế mạnh của vùng trong thời gian gần đây. Các hộ nông dân kết hợp sản xuất theo nhìu hình thức, vừa chăn nuôi,

32

vừa trồng trọt đang xen nhằm tạo ra thu nhập cho thời gian đợi mùa lúa. Do đó, nhu cầu vốn của người dân có khá cao để phát triển ngành nghề sinh sống. Bên cạnh đó, Long Mỹ là huyện có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên người dân làm ăn đôi khi không được thuận lợi như mong muốn, mùa màn thất bát, không có kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi,… vì thế không đủ nguồn vốn để trả nợ trong thời gian mượn nợ. NHNN & PTNT Chi nhánh Long Mỹ là nơi cung cấp kịp thời cho họ nguồn vốn đó, vậy nên vấn đề nợ quá hạn phát sinh theo nhành nghề kinh tế khi khách hàng mượn nợ không trả đúng hạn được thể hiện qua bảng 4.4 như sau:

Đối với các ngành thuộc về lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2011 tăng 6.545 tiệu đồng tương ứng tăng 24,61% so với năm 2010. Sang năm 2012 chỉ tiêu này giảm tương đối cao 17.234 triệu đồng tương ứng giảm 52%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này cũng tiếp tục giảm 5.696 triệu đồng tương ứng giảm 16,08% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tình hình này cho thấy qua các năm tỷ lệ nợ phát sinh có sự biến động nhưng theo xu hướng giảm, đó là biểu hiện tốt cho Ngân hàng. Tuy nhiên, ở năm 2011 chỉ tiêu này chiếm tỷ lệ khá cao so với các năm, bởi ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng tương đối nghiêm trọng, nước ta cũng chịu ảnh hưởng không ít bởi hậu quả của nó. Do đó, kinh tế chịu ảnh hưởng kéo theo sự thay đổi giá cả, lãi suất,… người dân từ đó cũng gặp khó khăn hơn trong việc phát triển của mình. Tuy nhiên, một phần việc giảm này là nhờ vào sự phát triển đi lên của huyện nhà trong giai đoạn này, các hộ nông dân cũng chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các ngành nghề. Đồng thời, Ban lãnh đạo Ngân hàng có kế hoạch quản lý khách hàng tỷ mỉ, mỗi cán bộ phụ trách một địa bàn nhỏ trong huyện, kiểm soát, hướng dẫn chặc chẽ từng khách hàng tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Bên cạnh đó là nhờ vào khách hàng có trách nhiệm, có uy tín trong việc trả nợ và sợ nợ khéo dài, mất uy tín của họ. Về tình hình kinh tế trong giai đoạn này có biến động mạnh nhưng cũng đã được củng cố và dần dần đi vào quỹ đạo.

Đối với các ngành nghề khác như xây dựng, thương nghiệp – dịch vụ,… có biến động chênh lệch không đồng đều giữa các năm. Năm 2011 giảm 37, 23% tương ứng giảm 2.350 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 thì lại tăng lên 13,33% tương ứng tăng 528 triệu đồng so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm mạnh 51,75% tương ứng giảm 4.638 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Mặc dù co sự tăng giảm không đồng đều nhưng kết quả cho thấy trong giai đoạn này Ngân hàng kinh doanh khá hiệu quả trong lĩnh vực các ngành nghề này và có sự đầu tư đối với các ngành nghề mới để góp phần đa dạng hóa ngành nghề, hạn chế cho vay tập trung, tránh rủi ro phần nào cho Ngân hàng.

33

Bảng 4.4: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh theo ngành kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Số liệu thu thập và xử lí tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ

26.597 6.312 32.909 33.142 3.962 37.104 15.908 4.490 20.398 35.428 8.963 44.391 29.732 4.325 34.057 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Nông nghiệp Khác Tổng

Hình 4.4 Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh theo ngành kinh tế

Nguồn: Số liệu thu thập và xử lí tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Long Mỹ

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 26.597 33.142 15.908 35.428 29.732 6.545 24,61 (17.234) (52,00) (5.696) (16,08) Ngành khác 6.312 3.962 4.490 8.963 4.325 (2.350) (37,23) 528 13,33 (4.638) (51,75) Tổng 32.909 37.104 20.398 44.391 34.057 4.195 12,75 (16.706) (45,02) (10.334) (23,28) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34

4.3.2.Phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn được thu hồi

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 41 - 46)