Tòa án trong Nhà nƣớc pháp quyền phải là thiết chế độc lập thực sự

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 35 - 50)

thực sự

Trong tổ chức nhà nước hiện đại, khi phân biệt các loại hình chính thể, người ta chỉ căn cứ vào mối quan hệ giữa hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp. Tuy nhiên, khi nói đến dân chủ và Nhà nước pháp quyền là người ta nói đến sự độc lập của Tư pháp. Tư tưởng này xuất hiện từ sớm trong tổ chức quyền lực nhà nước nhưng không phải được chấp thuận ngay bởi các cơ quan quyền lực khác. Nó chỉ trở thành yêu cầu tất yếu trong một xã hội dân chủ thông qua quá trình lịch sử phát triển của thực tiễn chính trị - pháp lý và tư duy pháp lý của nhân loại.

Trong tác phẩm “Tinh thần luật pháp”, Montesquieu khẳng định: “Khi quyền lập pháp được sáp nhập với quyền hành pháp và tập trung trong tay một người hay một tập đoàn, thì sẽ không có tự do được. Bởi người ta sợ rằng chính nhà Vua hay Nghị viện ấy sẽ làm những đạo luật độc đoán để thi hành một cách độc đoán.

Sẽ không có tự do nếu quyền xét xử không được phân biệt với quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền xét xử được sáp nhập vào quyền lập pháp, thì sẽ không có tự do. Nếu quyền xét xử được nhập vào quyền hành pháp thì thẩm phán sẽ trở thành những kẻ áp bức [40, tr.84].

Mọi thứ sẽ bị biến mất nếu chính một người hay chính một tập đoàn các thân hào hay các quý tộc hay bình dân hành sự cả ba quyền: quyền làm luật, quyền thi hành các nghị quyết chung và quyền xét xử các tội phạm hay các vụ tranh chấp giữa các tư nhân [40, tr.85]”.

Trong ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp, thì chỉ Tư pháp với vai trò của mình mới có quyền năng buộc hai ngành kia phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và thi hành các điều khoản của Hiến pháp. Điều này dẫn đến việc các ngành lập pháp và hành pháp luôn tìm các biện pháp và hình thức khác nhau để kìm hãm ngành tư pháp như chỉ định các quan tòa lâm thời với nhiệm kỳ ngắn ngủi, không có khả năng cương quyết cho việc thi hành chức năng xét xử của họ [27, tr.518].

Các Tòa án ở nhiều nước trên thế giới đang từng bước thoát khỏi sự kiểm soát của cơ quan hành pháp và lập pháp. Lịch sử của các nước phát triển cho thấy rằng quá trình này có thể mất hàng thập kỷ. Nó đòi hỏi không chỉ các quan tòa được đào tạo bài bản, tận tụy mà còn có sự cạnh tranh chính trị mạnh mẽ và kiên trì.

Khi vai trò của các nhà lập pháp, hành pháp và quan tòa được trao cho ba cơ quan khác nhau, sự quản lý tùy tiện sẽ không còn hoặc ít nhất là có cơ sở cho việc bị hạn chế. Tính độc lập của Tư pháp cho phép các quan tòa đưa ra những phán quyết đúng đắn, không những chống lại số đông của đa số nhân dân vì không kịp nhận ra, mà còn có thể chống lại quyền lợi của các cành quyền lực nhà nước khác. Hệ thống tư pháp cần phải đưa ra những đối trọng đối với những hành động tùy tiện của nhà nước. Việc buộc các nhà cầm quyền phải tuân theo luật pháp là mong muốn tồn tại rất lâu trong một nền dân chủ. Khi các nhà cai trị chấp nhận nguyên lý này, thì vấn đề đặt ngay ra là phải có những thể chế cụ thể quyết định trong trường hợp nào các cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật và các biện pháp trừng phạt hợp lý kèm theo [26, tr.71]. Tòa án chính là một thể chế được giao trọng trách này. Vậy, làm thế nào đảm bảo được tính độc lập thực sự của Tòa án trước hai cơ quan quyền lực lập pháp và hành pháp?

Để tăng cường sức mạnh cho Tòa án, nhà nước phát triển đã nghĩ ra rất nhiều phương thức bảo đảm cho sự độc lập của tòa án. Đó là cách thức tổ chức

và hoạt động của tòa án (tòa án phải thực sự độc lập cả về tổ chức lẫn hoạt động chứ không phải chỉ khi xét xử); nhiệm kỳ bền vững và chế độ lương bổng cao, tăng cường trách nhiệm của thẩm phán, thẩm quyền xét xử theo lương tâm…Nguyên tắc Tòa án độc lập chỉ tuân theo pháp luật phải được ghi nhận trong Hiến pháp – bản khế ước của toàn xã hội để chính bản thân các ngành quyền lực còn lại cũng không được xâm phạm.

* Những phương thức đảm bảo độc lập cho Tòa án:

+ Phương thức đảm bảo độc lập cho tổ chức và hoạt động của Tòa án

Về mặt tổ chức, hiện nay, đa phần các nước tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử nhằm tăng cường tính độc lập của Tòa án đối với các cơ quan quyền lực nhà nước khác, đồng thời hạn chế sự can thiệp của các cơ quan tư pháp cấp trên. Tòa án Việt Nam được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Thực tiễn cho thấy việc tổ chức Tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ có những ưu điểm như thuận lợi cho nhân dân đi lại trong hoàn cảnh đường xá giao thông khó khăn. Việc tổ chức Tòa án theo đơn vị hành chính gắn liền với sự lãnh đạo của cấp đảng ở địa phương và chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên đây cũng chính là nhược điểm làm hạn chế hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án vì nguyên tắc tổ chức này làm hạn chế sự độc lập của Tòa án với các cơ quan hành chính. Đưa nguyên tắc quản lý hành chính vào tổ chức Tòa án tạo ra khả năng cho sự can thiệp của chính quyền địa phương vào hoạt động xét xử của Tòa án.

Nguyên tắc tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử được thiết lập trên một quản hạt nhất định. Quản hạt của Tòa án không trùng với đơn vị hành chính lãnh thổ để đảm bảo độc lập cho Tòa án về cả chiều ngang lẫn chiều dọc (độc lập với cả bên trong lẫn bên ngoài) tránh sự can thiệp của các cơ quan quyền lực nhà nước, các quan chức hành chính địa phương vào hoạt động xét xử cũng như tránh sự can thiệp của Tòa án cấp trên đối với cấp dưới…

Tổ chức Tòa án theo nguyên tắc thẩm quyền xét xử, thành lập Tòa án khu vực đã trở thành phổ biến trên thế giới. Theo đó, một mô hình được áp dụng là: Tòa án sơ cấp, tòa án đệ nhị cấp và tòa thượng thẩm. Các tòa này được tổ chức không trùng với đơn vị hành chính lãnh thổ và được phân định thẩm quyền như sau:

- Tòa án sơ cấp là tòa án cấp một, có thẩm quyền giải quyết vụ việc ít nghiêm trọng, ít phức tạp;

- Tòa án đệ nhị cấp là tòa án cấp hai, có nhiệm vụ giải quyết những vụ việc quan trọng, phức tạp hơn so với vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án sơ cấp đồng thời có quyền xét xử phúc thẩm;

- Tòa thượng thẩm là tòa án cấp cao nhất có quyền xem xét lại các bản án sơ thẩm của tòa án cấp dưới, ra quyết định có giá trị.

Trong nhà nước pháp quyền, tư pháp phải được áp dụng phổ biến, các tranh chấp trong xã hội cần thiết phải được phán xét tại Tòa án. Tòa án được coi là giới hạn cuối cùng cho những hành vi vi phạm hay những tranh chấp không có lời kết luận. Xét ở góc độ Nhà nước pháp quyền, việc người dân có thói quen kiện tụng tại Tòa án là một dấu hiệu đáng mừng ở sự ủng hộ, niềm tin vào ngành tư pháp, vào công lý mà ngành tư pháp mang lại cho họ. Vì vậy, việc tổ chức Tòa án phảỉ phù hợp với từng địa bàn, đảm bảo thuận tiện cho việc tới chốn pháp đình của nhân dân.

Cùng với sự phát triển của nhà nước và pháp luật, pháp luật và hoạt động của nhà nước ngày càng can thiệp sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc vi phạm pháp luật ngày càng mở rộng ra các lĩnh vực khác nhau. Để có điều kiện xét xử các hoạt động này, Tòa án không chỉ có các Tòa hình sự mà còn có các tòa khác trên mọi lĩnh vực như Tòa dân, Tòa điền địa, Tòa thương mại, Tòa hành chính, Tòa án hiến pháp… Hoạt động của những tòa án này không chỉ là xét xử những vụ việc vi phạm pháp luật mà còn có những phán quyết loại trừ

sự tranh chấp quyền lợi giữa các bên tham gia vào các mối quan hệ pháp luật [29, tr.21]. Tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử không chỉ đảm bảo độc lập cho Tòa án mà còn là việc phân định cho các Tòa án khác nhau giải quyết những vụ việc thích hợp bởi lẽ những vụ việc cần giải quyết rất đa dạng, phong phú, tính chất phức tạp của các vụ việc không giống nhau. Việc phân công lao động trong xét xử sẽ giúp việc xử án có hiệu quả, xóa bỏ tình trạng án tồn đọng, án oan sai do thiếu kinh nghiệm xét xử và thiếu khả năng chuyên môn.

Theo đó, hoạt động xét xử của Tòa án phải tuân thủ chặt chẽ theo các nguyên tắc xét xử và các thủ tục tố tụng được quy định trong Hiến pháp và pháp luật, đặc biệt một số nguyên tắc sau:

Trước hết, nguyên tắc tư pháp phải có hai cấp xét xử: xét xử đi và xét xử lại có ý nghĩa sự cẩn trọng trong hoạt động tư pháp là điều hết sức cần thiết vì việc tước đi hoặc làm giảm đi cuộc sống dù chỉ là của một người cũng là một việc vô cùng hệ trọng. Hoạt động xét xử liên quan trực tiếp đến quyền lợi của đương sự và ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội, nên cần thận trọng trong xét xử. Tổ chức Tòa án theo cấp xét xử để cấp trên có thể xem xét lại phán quyết của Tòa án cấp dưới theo thủ tục kháng cáo, kháng nghị nhằm đảm bảo sự công bằng, tránh oan sai cho các đương sự, bị can, bị cáo là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc xem xét lại các phán quyết của tòa án cấp dưới bắt buộc phải được tiến hành theo các thủ tục tố tụng chặt chẽ nhằm đảm bảo tính độc lập giữa Tòa án cấp trên với Tòa án cấp dưới.

Nguyên tắc xét xử có đại diện của nhân dân tham gia: Tòa án được coi là sự hiện diện của công lý, là nơi thực thi các thiết chế dân chủ. Cho nên, hoạt động xét xử của Tòa án cần phải có sự giám sát từ phía nhân dân. Nhân dân có thể giám sát hoạt động xét xử của Tòa án qua hai hình thức: bên trong và bên ngoài. Theo hình thức bên ngoài, nhân dân theo dõi, giám sát hoạt động xét xử bằng việc tham dự các phiên tỏa được tổ chức công khai. Theo hình thức bên

trong, nhân dân trực tiếp tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án thông qua người đại diện của mình (bồi thẩm đoàn hay hội thẩm nhân dân).

Nguyên tắc xét xử công khai, minh bạch và bình đẳng trước pháp luật: Tòa án là một thiết chế dân chủ nên xét xử bình đẳng, công khai là một nguyên tắc hoạt động. Hoạt động xét xử được tiến hành công khai để nhân dân có thể theo dõi, giám sát hoạt động của Tòa án, thiết lập mối quan hệ tin cậy giữa Tòa án và công dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của những người thực hiện quyền tư pháp. Xét xử công khai là cách tốt nhất để bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Trước Tòa án, mọi hành vi vi phạm pháp luật, mọi tranh chấp do bất cứ ai thực hiện đều phải chịu sự tài phán tương xứng. Tòa án chính là “trọng tài” công minh cho những tranh tụng công khai giữa các bên tham gia tố tụng. Đảm bảo nguyên tắc tranh tụng công khai tại phiên Tòa là cách thức ngăn ngừa tiêu cực hữu hiệu nhất, tránh oan sai cho người vô tội. Khi chính quyền bỏ tù một cá nhân mà không tiến hành xử án một cách công khai hay không có cơ hội cho người bị xử án biện hộ, khi các thẩm phán phải xử án dưới sự đe dọa của các cơ quan công quyền thì không còn gì là công lý nữa.

Nguyên tắc suy đoán vô tội: trước khi phán quyết của Tòa án có hiệu lực, bị cáo được suy đoán là chưa có tội, chưa phải là tội phạm. Họ được quyền bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là nguyên tắc được pháp luật quốc gia và quốc tế thừa nhận. Ngay từ năm 1215, bản Hiến chương về quyền tự do của nước Anh đã khẳng định: “Không người nào có thể bị bắt và bị bỏ tù hoặc bị tước tài sản nếu không có bản án của tòa án được tuyên bố theo quy định của pháp luật”. Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền quy định: “Mọi bị cáo dù đã bị buộc tội có quyền được coi là vô tội cho đến khi chứng minh là phạm tội theo pháp luật tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi đảm bảo biện hộ cần thiết”. Một trong những điều kiện ngang bằng trước pháp luật là các bị can, bị cáo được bảo vệ bình đẳng trước sức mạnh của các cơ quan tiến

hành tố tụng. Trước hết và quan trọng nhất là quyền có luật sư của họ. Mục đích tối cao là không có một người vô tội nào bị trừng trị. Khi coi yêu cầu về sự độc lập của ngành tư pháp như là một tiêu chí không thể thiếu của nhà nước pháp quyền, thẩm phán phải được độc lập về quyền tài phán. Bởi chẳng có ích gì nếu một người nào đó được xử trắng án song lại có thể bị cảnh sát bắt bỏ tù. Như vậy, Chính phủ tự cho mình các quyền tư pháp chỉ sau bản thân ngành tư pháp. Trong nhà nước pháp quyền, bất cứ cuộc bắt bớ hay xâm phạm nào của cảnh sát vào phần riêng tư của một cá nhân phải có lệnh của Tòa án.

Trong Nhà nước pháp quyền, người ta chú trọng đến sự phát triển các thủ tục pháp lý nhằm bảo vệ pháp luật, bảo vệ nhân quyền trước sự tùy tiện của các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, với sự đẩy mạnh vai trò của Tư pháp cùng với những quy định chặt chẽ về thủ tục, người ta e ngại rằng tình trạng “thủ tục trị” trong nhà nước pháp quyền sẽ dẫn đến hậu quả của sự chậm chễ và tốn kém đáng kể cho các hoạt động hành pháp cũng như của công dân; rằng sự kiểm soát của Tòa án đối với hành động hành chính chủ yếu chỉ liên quan đến việc tuân thủ các quy trình thủ tục đã được định sẵn sẽ mở đường cho việc vạch lá tìm sâu, ngăn cản sáng kiến của giới công chức... Nên nhớ rằng, trong nhà nước chuyên chế, người ta có thể bỏ qua các thủ tục để giải quyết theo ý chí và nhanh chóng hơn, nhưng hiệu quả của việc giải quyết này có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến các quyền và tự do của cá nhân, xâm phạm nhân quyền. Việc quy định về thủ tục và cơ chế là nhằm kiểm soát chính phủ, chống lại sự chuyên chế, lạm quyền của các cơ quan quyền lực nhà nước. Hành động của Chính quyền chịu sự ràng buộc của pháp luật và công lý. Những thủ tục pháp lý chặt chẽ của Nhà nước pháp quyền có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó có tác dụng như một chiếc barie giữa kẻ mạnh và người yếu, giữa người thống trị và kẻ bị thống trị để ngăn cản sự xâm phạm của kẻ có quyền và sức mạnh đối với những cá nhân thụ động và yếu ớt.

Trong tất cả các yếu tố khiến cho ngành tư pháp có thể duy trì được sự độc lập và cương quyết của mình, nhiệm vụ thường trực của thẩm phán là yếu tố quan trọng nhất và chúng ta có thể coi yếu tố đó là một thành trì để bảo vệ công lý và an ninh cho công chúng. Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra cơ chế nào để đảm

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 35 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)