Tòa án là thiết chế có quyền tài phán đối với mọi hành vi phạm pháp và mọi tranh chấp phát sinh trong xã hội, đặc biệt Tòa án là cơ quan duy

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 32 - 33)

pháp và mọi tranh chấp phát sinh trong xã hội, đặc biệt Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền phán quyết ai là người có tội và phải chịu các chế tài hình phạt, mọi phán quyết của Tòa án có tính cưỡng chế, bắt buộc thi hành

Chỉ có Tòa án mới có quyền nhân danh Nhà nước phán xét một người là có tội hay không có tội. Không một cơ quan, một tổ chức hay một cá nhân nào có quyền kết tội một công dân của nhà nước ngoại trừ Tòa án. Nhà nước cũng không cho phép công dân tự xử mình. Một nguyên tắc được thừa nhận chung của nền văn minh pháp lý nhân loại là: không có ai bị coi là có tội cũng như phải chịu hình phạt, khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Tòa án có quyền xét xử mọi hành vi phạm pháp và mọi tranh chấp phát sinh trong xã hội từ những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động kinh

tế, hành chính cho đến các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Đặc trưng này không giống với hoạt động phán quyết, hòa giải của các cơ quan, tổ chức xã hội khác. Nó không phải là sự phán quyết của cấp trên đối với cấp dưới trong quản lý hành chính và càng không phải là hoạt động trung gian hòa giải và dàn xếp là đặc trưng trong lĩnh vực quan hệ hợp đồng kinh tế. Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh nhà nước áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp, xét xử các vi phạm pháp luật cụ thể. Hoạt động xét xử có thể dẫn đến chỗ công dân, pháp nhân, các tổ chức được hưởng các quyền, lợi ích hoặc phải gánh chịu các nghĩa vụ nhất định cho nên hoạt động xét xử của Tòa án có tính tổ chức rất chặt chẽ. Tòa án khi xét xử một vụ việc cụ thể phải tuân theo những trình tự, thủ tục luật định một cách nghiêm ngặt, không được tùy tiện bỏ qua một thủ tục nào. Chính vì vậy, phán quyết của Tòa án có hiệu lực bắt buộc, bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng. Mọi chủ thể liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành phán quyết của Tòa án. Không một cơ quan, tổ chức hay một cá nhân nào có quyền sửa phán quyết đó. Bởi tính hiệu lực cao của bản án và quyết định của cơ quan Tòa án như vậy nên pháp luật tố tụng quy định việc sửa đổi, hủy bỏ các văn bản đó không phải như các văn bản hành chính đơn thuần mà phải thông qua trình tự tố tụng nghiêm ngặt bằng thủ tục kháng cáo hoặc kháng nghị.

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 32 - 33)