Nhà quản trị thường sử dụng báo cáo thông qua các chỉ tiêu cơ bản như tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI) và lãi thặng dư (RI) để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư. Dựa vào độ lớn của các chỉ tiêu thực tế đạt được so với kế hoạch, xét trong mối liên hệ với sự ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành, giúp nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện giá trị các chỉ tiêu, tối đa hóa lợi ích của các cổ đông và đồng thời nhà quản trị có thể đánh giá trách nhiệm quản lý của trung tâm này.
Thông qua Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư giúp nhà quản trị có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện giá trị của các chỉ tiêu, và cuối cùng là tối đa hóa lợi ích của cổ đông trong DN.
Bảng 1.4: Báo cáo thành quả của trung tâm đầu tư
Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch Chênh lệch
1. Doanh thu
2. Lợi nhuận hoạt động
3. Vốn đầu tư
4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (2:1)
5. Số vòng quay vốn đầu tư (1:3)
6. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) (4x5)
7. Lợi nhuận mong muốn tối thiểu
8. Lợi nhuận còn lại (RI) (=2-7)
Nguồn: Sách kế toán quản trị trường ĐHKT TP. HCM
Tùy theo tình hình thực tế và quy mô tại mỗi doanh nghiệp mà thời điểm lập báo cáo nêu trên có thể khác nhau, như hàng tuần, hàng tháng, hàng quí...Ít nhất, các báo cáo trên phải được lập vào mỗi năm, do DN tự quy định về thời gian tổng hợp báo cáo và phải được thể hiện trên báo cáo quản trị hàng năm của công ty. Từ đó có những đánh giá, phân tích tình hình phù hợp với thực trạng công ty cho phù hợp.
Từ những thông tin về chỉ tiêu đánh giá, trách nhiệm của mỗi trung tâm nêu trên, tác giả tập hợp thông tin như sau:
Bảng 1.5: Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá và trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp