Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trungtâm đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược phẩm cửu long (pharimexco) (Trang 81 - 84)

Nhu cầu thông tin của nhà quản trị ở trung tâm này là thông tin tổng quát hóa của trung tâm lợi nhuận, trong đó khả năng sinh lời được gắn với các tài sản được sử dụng

để tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông như ROI, RI,... Hiện tại công ty chưa sử dụng bất cứ chỉ tiêu nào để đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm đầu tư vì vậy, để đánh giá được hiệu quả cũng như trách nhiệm quản lý trung tâm đầu tư, công ty cần bổ sung chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) và chỉ tiêu lợi nhuận còn lại (RI).

Thông tin cụ thể nhà quản trị yêu cầu đối với trung tâm đầu tư là:

- Thông tin tổng hợp về doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhằm xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

- Thông tin về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong kỳ,…

Chỉ tiêu đặt ra cho trung tâm đầu tư nhằm kiểm soát, đánh giá trách nhiệm quản lý của nhà quản lý bộ phận là:

- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI):

ROI = Vốn đầu tưLợi nhuận Ví dụ:

Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch Chênh lệch

LN SXKD 37,43 36,00 1,43 Vốn đầu tư 345,93 327,27 18,66

ROI 10,82% 11,00% -0,18%

Nguồn: Pharimexco

Chỉ tiêu này xem xét tỷ lệ hoàn vốn có được cải thiện hay không? Chỉ tiêu ROI đánh giá sử dụng cả ba yếu tố là doanh thu, chi phí và tài sản đầu tư, các yếu tố này đều được đưa vào công thức để tính chỉ tiêu. Do đó, ROI có thể đo lường khả năng sinh lợi của vốn đầu tư, so sánh hiệu quả sử dụng đồng vốn giữa các trung tâm với nhau. ROI càng cao, tài sản được sử dụng càng hiệu quả.

- Lợi nhuận còn lại (RI):

RI = Lợi nhuận hoạt động – (Vốn đầu tư x Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu)

Chỉ tiêu Thực hiện Kế hoạch Chênh lệch

LN SXKD 37,43 36 1,43

Chi phí sử dụng vốn 34,43 32,57 1,86

LN còn lại (RI) 3,00 3,43 (0,43)

Nguồn: Pharimxco

Chỉ tiêu này giúp xem xét có nên mở rộng vốn đầu tư hay không? giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm đầu tư, khuyến khích các nhà quản trị trung tâm đầu tư tận dụng mọi cơ hội kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho DN của họ.

Thông qua độ lớn của chỉ tiêu thực tế đạt được so với kế hoạch, đánh giá trách nhiệm quản trị của trung tâm này, đồng thời giúp nhà quản trị đưa ra các giải pháp cải thiện giá trị của các chỉ tiêu trên, xem xét cân đối mở rộng vốn đầu tư, phân cấp quản lý vốn hiệu quả và cuối cùng là tối đa hóa lợi ích của cổ đông.

Có thể tóm tắt các chỉ tiêu để hoàn thiện hệ thống KTTN tại công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long như sau:

Bảng 3.2 :Bảng chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm

Trung tâm Bộ phận Tiêu chí Chỉ tiêu

Đầu tư Quản lý cấp cao: Hội đồng quản trị Gia tăng giá trị cổ đông -ROI

-RI Lợi nhuận Công ty: Tổng giám đốc

Lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận

-Lợi nhuận thuần

-Biến động lợi nhuận

-Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu

Doanh thu Khối kinh doanh của công ty Tăng trưởng về doanh số

-Doanh thu thực hiện

-Biến động doanh thu

-Sản lượng tiêu thụ

-Giá bán

Chi phí

Khối sản xuất của công ty: các nhà máy sản xuất -Chi phí – hạ giá thành sản phẩm -Tăng chất lượng sản phẩm -So sánh tính hình thực hiện định mức tiêu hao NVL, đơn giá mua, chi phí thu mua.

-Chi phí NCTT: so sánh tiền lương, đơn giá, ngày công,..thực tế so với kế hoạch.

-Chi phí SXC: so sánh chi phí thực tế với kế hoạch.

-Biến động chi phí (về giá, lượng)

Khối kinh doanh và khối quản lý DN

-Kiểm soát chi phí phát sinh tại bộ phận bán hàng và quản lý DN.

-Biến động chi phí thực hiện so với kế hoạch như điện, nước, điện thoại, lương nhân viên bán hàng, lương nhân viên quản lý,….

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần dược phẩm cửu long (pharimexco) (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)