Di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37 - 57)

2.2.1.1 Cụm di tích Tiên Sơn

Cụm di tích Tiên Sơn thuộc phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Theo hồ sơ di tích “Cụm di tích văn hóa Tiên Sơn có khoảng vào đầu thế kỷ XI cùng với chùa Thiên Tượng, Hương Tích, Long Đàm trên đỉnh Ngàn Hống. Di tích được phân bố trên ngọn núi Tiên, gồm các công trình lớn như Đền Tiên, chùa Tiên, Miếu Bà Chúa, Đền Thánh. Đây là một quần thể di tích lịch sử văn hóa của vùng” [23, 2]. Các công trình kiến trúc gắn với truyền thuyết dân gian, tọa lạc trên diện tích 2ha, được bao bọc bởi đê La Giang, nơi tiếp giáp của sông La, sông Lam, bên cạnh dòng Minh Giang huyền thoại.

Ở Ấn Độ hình tượng người khổng lồ Manuaya rất hào hùng đã làm ra sông núi, bốn mùa quả ngọt với lời ca trong bài kinh Vêđa. Người khổng lồ trong thần thoại Việt Nam cũng rất đỗi hào hùng mĩ lệ, đó là ông chống trời, bà Nữ Oa, ông Tứ Tượng - vị thần khổng lồ kiến tạo, người khổng lồ văn hoá ải Lậc Cậc của miền rừng núi Tây Bắc, đó là những ông Đổng, ông Trấu, ông Tát Bể, ông Đào Sông, ông Xây Rú, người khổng lồ thần thoại. Rồi vua Rồng xứ Lạc, Sơn Tinh, ông Gióng, những ông khổng lồ lịch sử. Người Nghệ có ông Đùng, một nhân vật có sức sống mãnh liệt trong đời sống tinh thần của họ, mỗi ngọn núi, dòng sông nơi đất Nghệ đều in dấu bước chân ông Đùng. Ông sống trong tâm thức, niềm tin khát vọng của người Nghệ Tĩnh. Thần thoại là những câu chuyện cổ xưa phản ánh quan niệm của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người. Truyện về những người khổng lồ trong truyện kể thần thoại Nghệ Tĩnh cũng mang ý nghĩa đó. Có thể thấy một trong những mô típ xuất hiện đậm đặc nhất trong truyện ông Đùng là sự hoá thân và những dấu ấn của ông Đùng trong núi non đất nước Nghệ

Tĩnh. Mà ý nghĩa của nó là niềm khao khát được giải thích được lí giải cắt nghĩa: Tại sao lại có dãy Đại Huệ, dãy Thiên Nhẫn... hùng vĩ thế kia? Tại sao Hồng Lĩnh có chín mươi chín ngọn? Tại sao dãy núi ấy có tên núi Hồng? Tại sao có hòn Hồ Lĩnh? Tại sao gọi là núi Con Mèo, rú Cơm, rú Cà, tại sao có hòn đá Mượu ở lưng chừng núi Thành? Tại sao có mỏ Đầu Điều, núi Eo Sứt, bãi Sò Phủ Diễn, bài sò Quỳnh Văn, cồn Chân Chó, cồn Mo Nang, cồn Đập, cồn Lang, những hòn núi Vũ Kì, Vĩnh Tuy. Người Nghệ đã giải thích những núi non, sông suối, đồn điền ấy bằng câu chuyện ông Đùng. Có thể thấy rằng ý nghĩa giải thích nguồn gốc vũ trụ là một đặc điểm lớn của thần thoại. Nhưng nếu trong những truyện thần thoại buổi đầu là sự lí giải về các hiện tượng trời, đất, vũ trụ, xây dựng, sắp xếp vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên, truyện ông Đùng xuất hiện muộn hơn, lí giải nhiều hơn những tên núi, tên sông. Điều đó phản ánh rất rõ đặc điểm địa lí Nghệ Tĩnh. Nhưng ý nghĩa giải thích ấy muốn nói nhiều hơn đến tình yêu quê hương tha thiết của người Nghệ Tĩnh, niềm kiêu hãnh tự hào về cảnh thiên nhiên hùng vĩ, sông núi hữu tình, một mảnh đất từng ngân lên trong ca dao với những “non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”.

Cụm di tích văn hóa Tiên Sơn gắn với huyền thoại ông Đùng từ thủơ “khai sơn lập địa”. Truyền thuyết dân gian cho rằng, sau khi đắp lên Ngàn Hống “Ông Đùng đào gốc cây, đốt than, dùng mũi thay bễ thổi lò nung sắt, một tay làm kìm một tay nắm làm búa, lấy đầu gối làm đe để rèn nông cụ và là người bày dạy cho dân làng luyện quặng, rèn đúc” [23, 6].

“Khi vua Tàu lâm bệnh, ông Đùng được mời sang thăm bệnh, bốc thuốc và ông đã chữa khỏi bệnh cho ngài. Từ đó, vua Tàu rất cảm kích tấm lòng và tài năng của ông Đùng nên đã cho mở kho báu hậu đãi để trả ơn ông. Ông Đùng nhận đồng làm quà đưa về là chín kho đồng. Ông dùng số đồng này để đúc một quả chuông lớn, khi đánh lên có thể gọi tất cả vàng bạc Trunh Hoa chảy về Đại Việt. Tiếc rằng quả chuông nặng quá đã bị rơi xuống ao. Trước khi về Trời, ông dặn sau này nếu nhà nào sinh được 10 con trai khỏe mạnh thì hãy tới kéo chuông lên. Một lần có một gia đình nọ có 10

người con, nhưng trong đó có một người con nuôi, đến kéo. Khi chuông gần lên đến bờ, người mẹ mừng quá kêu lên: “Nuôi ơi, gắng lên!” thế là cơ gia bị lộ! Quả chuông lại bị chìm xuống!” [23, 9 -10].

Ngày nay, tại Tam quan của đền Thánh vẫn còn bức hoành: “Cửu khổ hắc đồng, bán nang vị mãn” (nghĩa là chín kho đồng đen chưa đầy nửa đẫy) và đôi câu đối: “Y bát hà niên lưu thạch tích – Oanh thư chung sử thuyết đồng nang” (nghĩa là: Áo, bát nhà sư còn in trên đá. Lời truyền xưa còn ghi chuyện chiếc đẫy đựng đồng) như là lời lý giải cho những câu chuyện dân gian đang lưu truyền ở vùng đất này.

Cũng theo truyền thuyết, ông Đùng ghánh đất đắp 99 ngọn Hồng Lĩnh, trong đó ngọn cuối cùng bị đứt ghánh, một đầu rơi xuống thành núi Ngọc Sơn (thuộc phường Đức Thuận), một đầu thành núi Tiên (thuộc phường Đức Thuận) bây giờ. Đứng trên đỉnh Ngàn Hống nhìn xuống hai ngọn núi này như cái bát úp ở hai đầu Hồng Lĩnh. Để tri ân ông, nhân dân đã xây Đền Tiên trên đỉnh núi Tiên. Trước đền từ xưa đã có một bàn cờ Tiên bằng đá xanh nguyên khối. Tiếc rằng qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, loạn lạc nên đền Tiên cổ kính linh thiêng đã bị xuống cấp, bàn cờ Tiên đã không còn, có chăng chỉ còn đọng lại thiên huyền thoại về bàn cờ in dấu chân tiên. Hơn nữa, bọc trong lớp màu huyền thoại chính là sự phản ánh một thời kì văn hoá ở mức cao hơn khi người dân Nghệ Tĩnh đã biết làm nghề luyện sắt và thủ công nghiệp. Các nhà nghiên cứu văn hoá Nghệ Tĩnh khẳng định nền văn hoá đó đã có ở thời đại vua Hùng, với nền văn hoá Đông Sơn, cách đây hơn ba ngàn năm, nghề luyện sắt, chế tạo sắt đã ra đời. Nghề luyện sắt nổi tiếng ở Nho Lâm, Trung Lương. Chính tầng văn hoá này được thể hiện rất rõ trong câu chuyện ông Đùng đúc chuông.

Tổ sư nghề rèn là ông Đùng. Ông Đùng ở trên núi Ngàn Hống, thấy người trần gian không có đồ dùng để sản xuất, làm ăn, ông đã moi quặng trong lòng đất luyện thành sắt rồi tụ hội dân thành làng và dạy cho họ làm nghề rèn. Về sau, dân trong vùng đã lập lên ngôi chùa gọi là Chùa Tiên

đúc tượng ông dựng trên đỉnh núi Tiên để tỏ lòng nhớ ơn ông Đùng - vị tổ sư nghề rèn ở Trung Lương.

Trung Lương là làng rèn. Làng rèn Vân Chàng, Minh Lương, hai làng này xưa thuộc tổng Minh Lang, huyện Thiên Lộc và ngày nay là phường Trung Lương và phường Đức Thuận - thị xã Hồng Lĩnh. Vân Chàng xa xưa là Nhà Chàng, tương truyền từ thời Lý – Trần là một làng nông nghiệp, thủ công nghiệp trù phú. Vào đời Lê trung hưng đến năm 1741, Minh Lang là nơi đặt lỵ sở huyện Thiên Lộc, sự kiện này được ghi trong ‘’Thiên Lộc Huyện phong thổ chí’’ của Lưu Công Đạo viết năm 1811: “ Hai bên sông nhà cửa san sát, đường thủy, đường bộ đều thông, có cầu, có chợ, lại có dải đê góp thêm cảnh đẹp, ban đêm đi thuyền trên sông, ngước mắt nhìn ra là bờ nước mênh mông đen thẳm một màu, đèn lửa lấp lánh như sao; vẳng nghe tiếng chày đập vải bồm bộp, tiếng búa nện đe đanh đanh, khiến người trên sông tỉnh ngủ, quên buồn...” [16, 25]

Còn có một cách giải thích khác về sự hình thành làng nghề Trung Lương. Người dân nơi đây còn truyền tụng câu chuyện kể xưa kia có hai anh em họ Trương không rõ từ đâu đến vùng đất này sinh cơ lập nghiệp. Ít lâu sau người anh là Như Trung ở lại truyền nghề cho dân Trung Lương, người em là Như Hiền vào Đàng Trong lập làng rèn Hiền Lương - Huế. Từ đó thợ rèn Trung Lương truyền nghề ra phía bắc, rèn Hiền Lương truyền nghề vào phía nam...

Theo tài liệu làng Vân Chàng, xã Nam Giang , huyện Nam Trực, tĩnh Nam Định, vào năm Thiệu Phong thứ nhất (1341) đời vua Trần Duệ Tông, có sáu ông tên là Tự Hào, Tự Cung, Phạm Nguyệt, Đỗ Bảo, Nguyễn Thận, Nguyễn Nga là những người thợ rèn giỏi quê gốc làng Hoa Chàng, tổng Minh Lương, phủ Đức Thọ thường mang hàng ra bán. Các ông thấy nơi đây đồng ruộng phì nhiêu bèn mở lò rèn sản xuất nông cụ và truyền nghề rèn cho dân. Người dân rất cảm kích và theo học rất đông. Đến lúc tuổi già các ông trở về quê cũ Minh Lương. Dân làng Vân Chàng - Nam Định đã lập đền thờ Lục Vị

Tổ Sư để cảm tạ. Tại Cụm di tích Tiên Sơn - Hồng Lĩnh, Đền Thánh cũng là nơi thờ Lục Vị Tổ Sư với ý niệm đây là những con người đã có công đem tinh hoa nghề rèn của Vân Chàng - Hồng Lĩnh ra các vùng quê khác.

Trong thời kỳ phong kiến, thợ rèn Vân Chàng, Minh Lang phải tiến thợ giỏi phục vụ triều đình. Có nhiều giai đoạn thợ rèn ở đây phải nạp thuế biệt thu bằng đồ sắt như dao, mác, gươm, giáo,.... Thời kỳ Cần Vương, thợ rèn Vân Chàng, Minh Lương đã tổ chức thành các phiên đội rèn đúc vũ khí là súng kíp, giáo mác, mã tấu...cung cấp cho nghĩa quân. Trong chống thực dân Pháp, thợ rèn nơi đây đã chế tạo và cung cấp cho dân quân du kích trên 2000 khẩu súng kíp, hàng chục tấn đạn và hàng vạn mã tấu, giáo, mác, ...

Ngày nay, sản phẩm rèn Vân Chàng, Minh Lương vẫn nổi tiếng trên thị trường cả nước. Mẫu mã, sản phẩm rèn cùng với đồ đúc đã tạo chỗ đứng cho hàng hóa, các tổ hợp sản xuất theo quy mô lớn đã thay thế dần cho các lò rèn thủ công và mở ra một bước ngoặt mới cho làng nghề thủ công truyền thống nơi đây tiếp tục phát triển. Đặc biệt, hiện nay thị xã Hồng Lĩnh đã đầu tư và quy hoạch thành Cụm tiểu thủ công nghiệp. Cũng từ đây, nghề rèn ở Trung Lương đã góp phần lớn vào xu thế phát triển kinh tế của thị xã Hồng Lĩnh theo hướng thương mại, dịch vụ và du lịch. Sản phẩm rèn nơi đây vừa mang tính truyền thống vừa mang nét hiện đại và trở thành quà tặng cho du khách.

Trong cụm di tích Tiên Sơn có miếu Bà Chúa Kho nằm phía tay phải, hướng mặt về phía Bắc, phía trước là dải đồng lúa trũng, uốn khúc theo triền núi bên ngã ba sông Lam, sông La và dòng Minh Giang uốn lượn bao bọc các làng xung quanh. Đây là ngôi miếu thờ vọng Bà Chúa Kho duy nhất của dãy đất miền Trung được dựng theo nguyên mẫu sau đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ - Bắc Ninh.

Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang và chăm lo đời sống no ấm cho nhân dân.

Tương truyền, Bà Chúa Kho là người phụ nữ có nhan sắc tuyệt trần và có công chiêu dân lập làng xóm vùng Đàng Ngoài. Bà cùng chính là người đã giúp nhân dân khai khẩn đất đai nông nghiệp vùng Hoan Châu - Nghệ An thời Lý – Trần. Khi trở thành vị hoàng hậu bà còn giúp nhà vua bàn việc triều chính, kinh bang đất nước.

Sự tích Bà Chúa Kho còn gắn liền với một sự kiện lịch sử đó là cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt của nhà Lý vào năm 1076 - 1077. Lúc bấy giờ, làng Cổ Mễ, núi Kho, cầu Gạo... vốn là những địa điểm đặt kho lương của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu). Bà Chúa Kho là người giúp triều đình trông coi kho lương thực tại núi Kho (Bắc Ninh) và đã “thác” trong lúc phát lương cứu đỡ nhân dân vào ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1077). Vì thế, đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và trong kháng chiến.

Không ai biết tên thật của bà là gì, song cái tên Bà Chúa Kho gắn liền với công lao trên. Khi bà qua đời nhân dân lập đền thờ ghi lại công ơn bà đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các “lẫm thóc, lẫm tiền” của nhà nước. Bà đã được triều đình sắc phong “Chủ khổ linh từ” (Đền thiêng thờ Bà Chúa Kho).

Theo lý lịch Di tích Tiên Sơn ghi chép: “Theo phả hệ của làng “Họ Nguyễn Bùi” và "Đại Việt sử ký toàn thư" cùng "Lịch triều hiến chương loại chí" tại Rú Tiên. Cũng giống như ở Bắc Ninh gồm có: đình, chùa, đền tức là có cả chùa Tiên và Đình làng. Chùa Tiên Sơn là ngôi chùa cổ có từ thời nhà Lý và miếu thờ Bà Chúa Kho cũng có từ thời này. Về sau, do chiến tranh và phong trào bài trừ tín ngưỡng dân gian nên ngôi chùa đã bị phá đổ nát, miếu Bà Chúa cũng theo đó xuống cấp, mãi tới gần cuối thế kỷ XVIII dân làng ở đây đã trùng tu lại nhỏ gọn bên cánh tả của chùa Tiên Sơn. Vì tương truyền

phía sau chùa Tiên Sơn đã từng là kho quân lương dành cho quân binh và tích trữ cứu đói của cả vùng tổng Minh Lương xưa" [23, 8]

Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong cho bà là Phúc Thần. Còn nhân dân Minh Lương của nước Đại Việt ghi nhớ công ơn và lập miếu thờ bà ở vị trí kho lương bên chùa Tiên Sơn dưới chân rú Tiên. Hàng năm, vào ngày giỗ Bà Chúa Kho (12 - 1 âm lịch) nhân dân địa phương đều tổ chức ngày giỗ rất trang trọng với những nghi thức truyền thống. Đặc biệt, trong thời gian gần đây nghi lễ còn được tổ chức quy mô và trang trọng hơn. Hiện tại, chính quyền nơi đây đang ra sức gìn giữ, bảo tồn trùng tu và phát huy giá trị lịch sử văn hóa Miếu thờ vọng bà trong cụm quần thể di tích Tiên Sơn với nhiều hạng mục kiến trúc liên hoàn: Chùa Tiên, Đền Thánh, Đền Tiên và Miếu Bà Chúa Kho độc nhất ở khu vực miền Trung.

Cụm di tích Tiên Sơn phân bố tại khối I phường Trung Lương - thị xã Hồng Lĩnh. Di tích nằm gọn trên rú Tiên với diện tích 5800 mét vuông, thuộc thửa số 702 tờ số 01, bản đồ 299 của UBND phường Trung Lương. Di tích bao gồm các hạng mục như Cổng Tam quan, Giếng Tiên, Miếu Bà Chúa, Chùa Tiên, Đền Thánh, Đền Tiên tạo thành một quần thể có sự phối ngẫu giữa tục thờ thánh, thần kết hợp với thờ Phật, thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng dân tộc...Quy mô của Chùa Tiên, Đền Tiên và Miếu Bà Chúa Kho khiêm tốn, bài trí khá đơn giản.

- Cổng Tam quan kiến trúc theo kiểu chồng diêm, trên là gác chuông theo phong cách truyền thống. Hai bên cửa chính là cửa tả, hữu cũng theo kiến trúc cửa chính nhưng với quy mô nhỏ hơn. Nối liền cổng chính và cửa tả, hữu là hệ tường giắc và Giếng Tiên tạo nên khối liên hoàn khép kín cùng hệ tống tường bao quanh. Hòn non bộ xếp hài hòa giữa những cụm sen xanh mát nở rộ vào mùa hè tạo cho du khách một cảm giác thoát tục, rũ bỏ hết mọi bụi trần.

- Giếng Tiên (long nhẫn thủy tiên tự) có độ sâu khoảng 3m. Thành giếng ghép đá tự nhiên, nước mát, trong vắt và đặc biệt không bao giờ cạn.

Trước đây giếng cung cấp nước dùng cho cả làng khi mùa hạn hán, nay cung

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 37 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w