Di tích lịch sử danh nhân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 79 - 91)

- Nhà thượng điệ n: Tòa thượng điện là nơi cao và thâm nghiêm nhất của di tích Tòa thượng điện được xây hoàn toàn bằng ghạch, vôi, vữa,

2.2.3 Di tích lịch sử danh nhân

2.2.3.1 Đền thờ Bùi Cầm Hổ

Đền thờ Bùi Cầm Hổ hay còn gọi là đền Đô Đài, thuộc phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Di tích nằm cách trung tâm thị xã Hồng Lĩnh 3km về phía Nam, cách đường quốc lộ 1A 300m về phía Đông. Ở dưới chân Bạch Tỵ Sơn là một trong 99 ngọn núi của dãy Hồng Lĩnh.

Di tích đền Đô Đài gắn liền với một nhân vật lịch sử của triều đại nhà Lê sơ - quan Ngự sử Bùi Cầm Hổ (1390 – 1483). Ông sinh ra và lớn lên trên quê hương Đậu Liêu, khi hưu quan năm 1459 Bùi Cầm Hổ trở về sống và mất tại nơi này. Bùi Cẩm Hổ là con trai thứ ba của cụ Bùi Tôn Đường, sinh cơ lập nghiệp tại chân núi Bạch Tị, xã Độ Liêu. Ông nội là quan Giám vận triều Trần, sống vào khoảng giữa thế kỷ XIV, quê ở xã Cổ Phí, huyện Kim Thành, phủ Kinh Môn (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Trong lần phụ trách vận

chuyển quân lương phục vụ cuộc Nam chinh do vua Trần chỉ huy. Khi đoàn thuyền đến bến Lang Cảnh (bến đò Cài - Can Lộc - Hà Tĩnh), cụ đã phải lòng và rồi kết hôn với một người con gái người làng Kẻ Cài, xã Kiệt Thạch, huyện Thiên Lộc - Hà Tĩnh. Sau đó, cụ ở lại quê vợ và sinh tới 10 con trai, trong đó có Bùi Tôn Đường.

Bùi Cầm Hổ - tên của ông gắn với sự tích "người họ Bùi bắt được hổ". Theo tư liệu của dòng họ, Bùi Cầm Hổ sinh ra có tướng mạo khác thường, mắt sáng, da đen. Khi Bạch Thái Bà trở dạ có nghe tiếng hổ gầm quanh nhà cùng một luồng hồng vận với mùi thơm lạ. Ông Tôn Đường sang nhà chùa gần đó thỉnh cầu nhà sư, được bảo là điềm lành “Thiên nhạc giáng trần”, lấy làm mừng và nhân đó đặt tên con trai với ý nghĩa là: "họ Bùi bắt được hổ". Cậu bé Hổ chóng lớn, sáng dạ, là một học trò văn hay, chữ tốt, nhanh nhẹn, thông minh, khẳng khái hơn người, càng lớn càng bộc lộ những nét tài hoa. Tuy dáng vóc và dung nhan dữ tợn, nhưng lại có rất nhiều bạn hữu. Bùi Cầm Hổ được cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng và cho ra kinh thành Thăng Long theo học với mong muốn con mình sẽ giành khoa bảng làm thơm danh cho quê hương, dòng tộc. Không phụ lòng cha mẹ, Cầm Hổ gắng công học tập. Là một người thông minh vượt trội với tính cách thân tình nên chỉ một thời gian ngắn học ở kinh thành, Cầm Hổ đã có nhiều người bạn thân thiết và có tên trong bảng vàng.

Bùi Cầm Hổ có nhiều công lao đóng góp cho đất nước trong thời kỳ đầu của triều Lê sơ. Ông làm quan Ngự sử dưới đời Vua Lê Thái Tổ, làm Ngự sử trung thừa đời Vua Lê Thái Tông, đến đời Vua Lê Nhân Tông lại kiêm thêm chức Đồng tri Tây đạo, rồi thăng Tham tri chính sự. Ông được các sử gia phong kiến đánh giá cao, là một con người trung thực, thẳng thắn và công tâm. Bùi Cầm Hổ được ba đời vua đầu của nhà Lê sơ tin dùng, giao cho một số công việc hệ trọng như: hai lần đi sứ nhà Minh, trấn thủ Lạng Sơn, dẹp loạn ở biên giới ... Dân gian còn lưu truyền nhiều mẩu chuyện kể về việc xử án và xử lý tình huống sáng suốt của Bùi Cầm Hồ. Với những vụ án phức tạp, bế tắc, oan gia như : cháo lươn, mất báu vật và hàng trăm vụ án khác đều

được làm sáng tỏ. Có thể xếp Bùi Cầm Hổ ngang tầm với Bao Công xử án của Trung Quốc.

Đầu niên hiệu Thái Hòa thời Nhân Tông (1443 - 1459), ông kiêm làm đồng tri Tây đạo trải thăng tham tri chính sự. Trong tác phẩm “ Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, Bùi Cầm Hổ được xếp là một trong số 18 người có công lao tài đức của nhà Lê. Trong cuộc đời của mình, từ lúc tại triều cho đến khi về hưu Bùi Cầm Hổ luôn đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Tư tưởng trung quân của Bùi Cầm Hổ rất tiến bộ, ông không sợ rơi đầu khi cán gián nhà vua không làm những điều sai trái. Lê Quý Đôn đã từng đánh giá về Bùi Cầm Hổ: “Bùi Cẩm Hồ bàn luật trung thực chính đáng, phong độ đẹp đẽ, không những giúp vua tiến lên con đường đạo đức, mà đến bọn công thần võ tướng cũng đều nể sợ không dám làm càn...Hồi Lê Sơ, vì sau khi loạn lạc, nho sỹ thưa thớt, người đem thân chầu chực trong triều đường như Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Thiện Tích phần nhiều bộc lộ chí khí sáng suốt, có những lời nói quả cảm” [25, 9]. Sử gia Phan Huy Chú nhận xét:

“Ông dùng lời ngay thẳng, bạo nói, không sợ quyền thế”[13, 236].

Một tư tưởng thâu suốt cuộc đời của Bùi Cầm Hổ là luôn nghĩ về dân, bênh vực quyền lợi của người lao động. Khi 70 tuổi, ông xin nghỉ việc triều đình, lui về xã Độ Liêu. Quê ông còn có tên Nôm là Kẻ Treo, một vùng quê đất cằn đá sỏi, hơi nắng một chút là đồng khô hạn, hơi mưa một chút là đồng ngập lụt, đất rộng mà dân vẫn nghèo. Trên Ngàn Hống thì bốn mùa cây cối tốt tươi. Khi mưa, nước trên Ngàn Hống cuồn cuộn chảy xuống đồng, chỉ một giờ mưa là cả vùng Kẻ Treo thành ao nước bạc. Hết mưa rồi thì đồng lại khô, thiếu nước để cày cấy. Ông thấy ngay nguyên nhân đói kém của dân trong vùng, là do thiếu nước làm ruộng, liền cất công đi tìm cách khơi nguồn nước cho dân. Ông chỉ đạo dân làng đắp một bờ đá chắn dòng Thác Bạc và đào một khe sâu dẫn nước theo dọc suốt cánh đồng. Nhờ đó trên một nghìn khoanh ruộng của cả một vùng rộng lớn đã có nước, đồng ruộng lúa khoai tươi tốt và dân làng khai khẩn thêm được đất hoang. Đời sống nhân dân trong vùng ngày

thêm no đủ, vui mừng vì được mùa liên tiếp. Kẻ Treo trở nên trù phú, dân làng dựng Nhà Trò cạnh khe nước, mở hội hát trò vui cả tổng. Bùi Cầm Hổ đã mở ra một công trình vĩ đại mang đến ấm no cho nhân dân cả vùng, thay đổi hẳn cuộc sống của bao nhiêu gia đình ở Độ Liêu và các vùng lân cận. Các vị vua sau này, vào các niên hiệu Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định đều có đạo sắc phong ghi công lao của quan Ngự sử Bùi Cầm Hổ. Sắc của vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng thứ 34 (năm 1773) gia phong Bùi Tướng công là “Bỉnh quân hồng trạch hoằng liệt phủ quốc hiển linh Thuỳ huống Đại vương”. Ban cấp ruộng cho nhân dân vùng Đậu Liêu cày cấy, thu hoạch để dùng vào việc cúng lễ hàng năm tại đền. Làng nào được chọn vào vị trí chủ tế sẽ cày cấy ruộng đó và được miễn lao dịch trong năm. Để ghi nhớ công lao của Bùi Cầm Hổ sau khi ông mất (1483) nhân dân lập bàn thờ và tôn ông là bậc Thánh.

Đền Đô Đài nằm trong khu vực có nhiều di tích nổi tiếng, cách Đậu Liêu không xa là núi Ngọc Sơn nơi có đền thờ hai ông Trạng mà nhân dân địa phương còn gọi là Song Trạng nguyên đó là: Trạng cha là Sử Hy Nhan, đậu trạng nguyên khoa Quý Mão (1363). Trạng con là Sử Đức Huy đậu trạng nguyên khoa Tân Dậu (1381). Gần đó còn có nhà thờ Hồ Bình Quốc đậu nhị giáp đồng chế khoa (1577). Ngoài ra còn có nhà thờ họ Phan, thờ Phan Cảo đậu Hoàng Giáp (1631).

Cho đến ngày nay, đền Đô Đài vẫn giữ được những nét cổ kính, phía trước là những bậc thềm đá rêu phong phủ kín. Ngoài cùng có hai cột nanh cao 2.5m, tiếp đó có hai nhà tả hữu chứa hai con voi chầu. Bước hai bậc nữa ta thấy hai cột nanh sừng sững, mỗi cột cao 4m, trên hai đỉnh cột có hai con nghê chầu. Hai bên cửa có hai vị tướng cầm gươm hình dáng dữ tợn cao 1.8m. Trước cửa hai ông phỗng to gần bằng người lớn, tóc tết hai xoáy, chắp tay quỳ gối kính cẩn nghiêm trang. Nhìn bao quát từ ngoài đền Đô Đài có kiến trúc hình “chữ Tam”, mái lợp ngói vảy, từ đó chúng ta mới thấy hết dáng vẻ đường bệ uy nghi cổ kính của đền.

Đi dọc theo sân ta bước vào nhà Bái đường, bước tiếp qua một khoảng sân lát gạch chúng ta vào Trung điện. Nhà có ba gian hai hồi, chiều dài 9,2m cao 3,97m rộng 6,24m . Nhà có 12 cột lim, cột lớn có chu vi 0,89m, cột nhỏ 0,67m. Trung điện có kiến trúc phức tạp hơn Hạ điện, văng và xà có hoa văn chạm trổ hình hoa lá, trang trí nội thất gồm có: 2 con hạc, có đao, bát xà mâu, giữa nhà có hai gương vuông chạm rồng phượng, phía trong có hương án chạm trổ tứ linh kỳ công và có giá trị nghệ thuật cao. Qua một sân nhỏ lát gạch là đến nhà Thượng điện - ngôi nhà gỗ lim 3 gian, 2 đốc, có 8 cột lớn chu vi cột lớn 0,97m, chiều dài thượng điện 7,29m, rộng 5,94m. Trang trí nội thất ở chính giữa đặt trang trọng Long Cung, Long Đình, Long Mai thờ bài vị, viết công đức thành tích của Bùi Cầm Hổ. Tất cả đều sơn son thiếp vàng cổ kính, trang trọng.

Hiện tại trong đền còn giữ lại bốn câu đối cổ bằng chữ Hán như: 1. Khí tại sơn hà trạch tại nhân.

Công ư bang quốc danh ư sử.

Tạm dịch:Chí khí ở sông núi ơn ở dân.

Công ở trong nước danh ở trong sử.

2. Khê thủy trường lưu thiên cổ trạch Thiện danh giải phá bách niên oan.

Tạm dịch: Đưa nước vào ruộng ơn nhớ đời đời. Xét án oan lươn tiếng truyền mãi mãi.

3. Công tại đế đình danh tại sử. Sinh vi lương tướng tử vi thần.

Tạm dịch: Sách ở triều đình tên ở sử.

Sống làm tướng giỏi chết làm thần.

4. Đài các trì phong tam triều xưng thạo đức. Thảo mao ngôn sự thiên hạ vô oan dân.

Tạm dịch: Có phong cách ở đài các ba triều xưng đức lớn. Nói việc trong nhà tranh giải oan được thiên hạ.

Ngoài ra đền còn có 12 sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho Bùi Ngự Sử, các trang phục, áo mũ, đai vòng…là hiện vật quý hiếm để chúng ta có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu về trang phục quan lại thời xưa.

Khu mộ Bùi Cầm Hổ cách đền về phía Tây khoảng 2km. Toàn bộ khu đất mộ bằng phẳng, cao ráo, mộ xây kiểu hình trụ, chóp cao, cùng hướng về phía Tây Nam như hướng đền.

Lễ hội Đền Đô Đài "Tháng giêng Đô Đài, tháng hai Hương Tích" là một trong những lễ hội lớn từ xưa ở vùng Nghệ Tĩnh. Lễ hội còn có tên "Lễ Báo Ân", tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch. Lễ hội có những quy định về định kỳ và nghi thức khá độc đáo. Đại lễ hội 50 năm tổ chức một lần, lễ hội thường làm hàng năm. Lễ Báo Ân do chính quyền địa phương chủ trì, lễ kỵ ngày mất Bùi Cầm Hổ do họ Bùi tổ chức vào ngày 20 – 9 âm lịch hàng năm.

Lễ Báo Ân được xem là lễ hội truyền thống để tỏ lòng biết ơn công đức của danh tướng - Đức Thánh Bùi Cầm Hổ đối với dân, với nước, với quê hương. Phường Đậu Liêu với 5 tổ dân phố lần lượt cắt cử hàng năm sẽ có một tổ dân đứng ra đảm nhận vai trò chuẩn bị khâu lễ vật cúng tế. Người được chọn vào vai chủ tế phải là người có uy tín, địa vị nhất định trong làng xã. Ngoài ra còn có thêm những quy định như năm đó vợ người chủ tế không được mang thai, không phải chịu tang, gia đình không có điều tiếng...Chủ tế có trách nhiệm cày cấy khoảng 2 mẫu ruộng công, dùng số lúa thu hoạch được chi vào việc hành lễ. Trai gái trong thôn phải có trách nhiệm giúp đỡ gia đình chủ tế trong việc cấy cày, thu hoạch trên khu ruộng này. Đầu tháng Chạp thanh niên trong thôn còn có nhiệm vụ lên rừng đốn củi giúp gia đình chủ tế chuẩn bị cho việc nấu nướng trong lễ hội. Chính những công việc này như một sợi dây bền chặt nối kết tính cộng đồng dân cư nơi đây. Gia đình chủ tế có trách nhiệm sắm đủ số gạo, nếp, thịt, bánh...để làm mâm lễ. Điều đặc biệt trong lễ cúng ở lễ báo ân là ba con vật biểu tượng Tam sinh được chọn lựa rất kỹ với những tiêu chuẩn khắt khe. Đó là một con trâu béo màu đen tuyền, một con lợn béo màu đen tuyền và một con dê đực đen. Ba con vật này sẽ được

thui nguyên con để chầu lên điện chính trong ngày lễ chính. Người chủ tế được quyền cắt cử người trong thôn cùng lo việc chuẩn bị vật phẩm tế lễ. Bên cạnh đó phần “Cỗ” trong ngày lễ cũng có những quy định chặt chẽ. “Cỗ” bao gồm “Cỗ thờ” và “Cỗ tế”. “Cỗ thờ” gồm có “Cỗ kính” và “Cỗ nhớ”. “Cỗ kính” nhất thiết phải có một bát nộm giá, một lát giò nạc, một đĩa xôi và ba quả cam. “Cỗ nhớ” cũng có hai loại: một cỗ có thủ lợn hoặc thịt thủ có đủ tai, mắt; một cỗ chỉ có một bát cơm và một bát muối. “Cỗ thờ” tương truyền là những thứ ông bùi thường hay ăn ngày trước. Còn “Cỗ nhớ” theo lời răn dạy của ông: cái gì cũng phải xem và nghe cho rõ để đỡ sai sót và không bao giờ được quên thời gian khổ.

Từ ngày 8- 10 tháng giêng, mọi người trong làng đã đến mừng tại nhà chủ lễ đồng thời phụ giúp các công việc cần thiết. Không khí làng xã trước ngày lễ Báo Ân trở nên rộn ràng. Chiều ngày 11 xã tổ chức đến nhà ông trùm xã rước sắc lên đền. Hòm đựng sắc được đặt lên hương án giao cho 4 thanh niên ghánh đi, theo sau có 2 tàn quạt, cờ lọng, chiêng trống, ban nhạc bát âm...đồng hành. Dẫn đầu là đoàn hào mục, chức sắc của xã, các làng với trang phục áo dài, khăn đóng, phía sau là đông đảo nhân dân tham gia. Đêm 11 các vị chức sắc có trách nhiệm túc trực tại đền, chuẩn bị lễ bài trí. Trước khi chầu, giá y quan được lắp vào để trên long ngai, trông giống như vị đại quan ngồi trên ngai có mũ, áo, đai...

Sáng 12 lễ Báo Ân chính thức được tổ chức. Bắt đầu là lễ rước cỗ thục bàn. Xã cử 8 thanh niên trai tráng ghánh kiệu 3 tầng bằng đòn rồng, 4 người cầm 2 tàn 2 quạt, hai người cầm đao, 4 thanh niên mặc áo nẹp theo kiểu cầm gươm, 2 bên có 2 dãy cờ xéo, tiếp sau đoàn âm nhạc gồm trống chiêng, bát âm... Người dẫn đoàn là một người mặc áo quần như một võ tướng.

Đúng 8 giờ xã bắt đầu hành lễ, người chủ tế đọc bài văn ca ngợi công đức của đức thánh Bùi Cầm Hổ đối với nước, với dân, đồng thời nói lên lòng biết ơn vô hạn của nhân dân địa phương đối với ngài. Ngoài ra trong bài văn tế còn là lời cầu xin đức thánh ban phúc cho nhân dân một năm mới mưa

thuận, gió hòa, quốc thái dân an. Sau phần lễ tại đền là phần hội với các trò chơi như đánh cờ người, cờ thẻ, đánh đu, vật vù (ném cù), đấu vật, kéo co..

Với đại lễ ngoài nghi lễ qui định là dựng "Đình Đụn" làm sân khấu ngay bờ khe Vẹt trước đền để diễn trò tuồng "Đình Đụn " gồm 4 cột mạ (cái), các cột quyết và xà ngang bằng thiết mộc làm sẵn ngâm dưới khe, đến kỳ hội vớt lên dựng, sao cho cột cắm sâu xuống khe, sàn đình lát ván cao hơn mặt nước, vừa phải giống như nhà "Thuỷ Tạ ", giành gian giữa đình để biểu diễn, các phía chung quanh dân làng ngồi xem. Khi các thủ tục nghi lễ xong là diễn tuồng, hát nhà trò, chủ yếu là các bài hát ca ngợi về Bùi Cầm Hổ như:

1.Hồng Lam chung tú Bùi tướng công Thiên cổ vĩ nhân hùm thét vang.

Những lúc sinh thần, ấy tung nhạc giáng thần là thế thế.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 79 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w