Thực trạng công tác bảo tồn, trùng tu di tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 112 - 114)

- Nhà thượng điệ n: Tòa thượng điện là nơi cao và thâm nghiêm nhất của di tích Tòa thượng điện được xây hoàn toàn bằng ghạch, vôi, vữa,

3.2.1.Thực trạng công tác bảo tồn, trùng tu di tích

Trải qua thời gian tồn tại hàng trăm năm của các khu di tích lịch sử văn hoá, điều kiện tự nhiên, mưa nắng, bão lụt, là những di tích lộ thiên nên khó tránh khỏi sự xuống cấp. Thêm vào đó nhân dân ta phải đối mặt với hai cuộc kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên không có thời gian chăm lo bảo vệ, chiến tranh tàn phá cũng làm cho các di tích hư hỏng nhiều. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xuất hiện những nhu cầu hiện đại hoá, các giá trị văn hoá truyền thống đang đứng trước nguy cơ xuống cấp, với tốc độ đô thị hoá, kinh tế, giao thông đã ảnh hưởng tới các di tích.

Việc tu bổ và làm cho di tích hoành tráng hơn luôn là mong muốn của nhiều địa phương. Tuy nhiên, cụm từ “xã hội hóa” trong công tác tu bổ hay bị lạm dụng khiến cho nhiều di tích ở ta bị biến dạng.

Thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc giữ gìn và bảo lưu các giá trị văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thể theo đông đảo nguyện vọng của quần chúng nhân dân và tình trạng xuống cấp của di tích lịch sử văn hóa đền Song Trạng Sử. Thị ủy, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã lập phương án tôn tạo, tu sửa khu đền Song Trạng. Cụ thể như sau:

- Xây dựng tường rào ngăn cách giữa khuôn viên của đền với khu vườn bên núi Ngọc.

- Có kế hoạch tôn tạo, sửa chữa những hạng mục đã bị xuống cấp. - Thay một số cột, xà đã có hiện tượng mục mại bằng gỗ phù hợp

- Tu sửa lại cổng của ngôi đền, sơn và thay cánh cổng bằng sắt để bảo vệ khu đền.

- Trồng thêm cây xanh trong khung viên đền thờ để tạo cảnh quan đẹp. Các hạng mục của Chùa Thiên Tượng và chùa Long Đàm như nhà tổ, nhà tăng, ban thờ chúng sinh...đang trong quá trình xây dựng. Đường bê tông lên chùa cũng đã đi vào những phần cuối. Đặc biệt, ở chùa Long Đàm vốn là ngôi chùa lớn, với Thượng điện và Hạ điện nguy nga, trải qua thời gian chùa bị thiêu cháy vào năm 1955, sau đó trở thành phế tích.

Đến năm 2001, cùng với chính sách của Nhà nước về tự do tín ngưỡng, nhu cầu tâm linh của người dân và sự quan tâm của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, một số tổ chức...chùa mới được dựng lại trên nền cũ chùa xưa và được tu bổ, tôn tạo dần.

Tuy nhiên đến nay, khuôn viên chùa vẫn chưa có hàng rào bảo vệ. Do chưa được quan tâm đúng mức về mặt bảo tồn nên việc trùng tu, xây dựng còn mang tính tự phát, giá trị gốc bị xâm hại, bị làm sai lệch, mất mát hoặc xuống cấp nhanh chóng. Có những hạng mục của công trình bị “khoác màu hiện đại”, sơn màu lòe loẹt, không đảm bảo mỹ quan vẫn diễn ra..Vì thiếu hiểu biết nên trong quá trình san lấp mặt bằng đã làm biến dạng cảnh quan chùa. Do tình trạng khai thác đá dưới chân núi cũng đã tạo sự xói mòn, sạt lở,

phá vỡ cảnh quan môi trường sinh thái , gây cản trở, khó khăn cho việc lên chùa..

Cụm di tích Tiên Sơn do chính quyền địa phương quản lý. Di tích phân bố, quy hoạch trên một khuôn vuôn rộng, đảm bảo dủ điều kiện để tổ chức các hoạt động văn hóa. Công tác bảo vệ được chú trọng, chính quyền địa phương thành lập tổ bảo vệ, phục vụ khách thập phương, chăm lo hương khói trong những ngày Rằm, mùng Một, lễ, Tết, ngày giỗ Thánh...

Những năm gần đây, thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động di tích. Cụm di tích Tiên Sơn đã được huy động các nguồn lực từ các nhà hảo tâm, cá nhân, tổ chức xã hội trên khắp mọi miền đất nước vào mục đích trùng tu, xây dựng, bảo tồn các hạng mục công trình. Lễ hội hàng năm được tổ chức theo kịch bản được cơ quan chuyên môn thẩm định, thu hút hàng ngàn người tham gia.

Nhà thờ họ Lê nhỏ nhắn, nằm lọt giữa vùng dân cư đông đúc, dòng họ cử người hương khói chu đáo và dọn dẹp sạch sẽ. Hệ thống gian thờ nguyên vẹn, không bị hư hỏng, dột nát.

Về phía chính quyền đã chỉ đạo thực hiện đúng luật Di sản Văn hóa và Nghị định 92 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Di sản Văn hóa, có chính sách cụ thể trong việc bảo vệ và phát huy những những di sản văn hóa trên quê hương. Cụ thể như phân bố quỹ đất riêng cho nhà thờ, ngăn chặn các hành vi xâm lấn đất đai, hay hiện tượng mê tín dị đoan tại di tích ...

Đền Thánh thợ Vân Chàng mới được phục dựng, đền cũ không còn, hiện vật gốc đã mất hết. Chỉ dựa vào những nội dung, sự kiện của làng gắn với di tích mà nhân dân dựng đền mới trên mảnh đất hiện nay. Quá trình lễ tế gắn với hội làng cũng đang dần được phục dựng đi cùng với quá trình bảo quản, trùng tu và phát huy các giá trị của di tích.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 112 - 114)