PHỤ LỤC 2: Ban dịch bia ở đền Thánh Thợ Vân Chàng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 133 - 136)

* Bia bên phải : Phần lớn nội dung đã bị mờ không đọc được, chỉ còn lại vài dòng ghi niên hiệu cụ thể như sau : “Kỷ Hợi thập niên, chính nguyệt thập lục nhật” nghĩa là : Kỷ Hợi năm thứ 10 ngày 16 tháng giêng

* Bia bên trái : . Phiên âm: “ Vân Chàng xã văn miếu bia”.

Ngô xạ thử địa (tục hiệu làng giới) cổ ấp cư yên. Việt hữu văn miếu, tức kim sở kiến chi dã. Kỳ thời tri phủ, Học chính, Hương giải, Giám sinh chư tiên công, sanh khoa hiển hoạn thượng bi nhân khẩu. Trung gian vi ấp cồ toại tỷ vu kim Hiền vu địa (tục hiệu làng giới), tầm tỷ vu phật tự chi tả (tục hiệu chùa kính). Hoàng triều Tự Đức Bính dần ngô xạ khóa sở dĩ phục chi.

Ngô huyện cử nhân Bình giang thái thú Nguyễn Liên, hữu lý học, tương dữ bốc thử địa, hoạn nhâm bính hợi tỵ phân kim đinh hợi, kính kỵ. Thiên viết: “Hữu kỳ địa, hữu kỳ thời, khả tai”, ư thị triệt cựu cơ, cấu tân vu nguyên...kỳ trường thượng chính miếu nhị tòa, tiền nghi môn nhất tòa, trung liệt chuyên bệ, ngoại thiết liệu sở, hữu thổ thần ư, tả miếu bi đình, thu mộc vị thành tạc trì dẫn thủy. Việt đinh mão ngật kim niên đinh sửu nhi thành Ký nãi phân tự điền trí bản tiền, hoặc chủ hội hoặc chủ chi xã, dỹ quảng sùng tự chi ý yên. Ư kim thập niên, ngô sạ hữu linh giải nhi huyện đường, hữu ứng cơ nhi kinh viện, diệc hữu tiệp tốc nhi lũy lương tú lũy, ý mỹ tai. Thử địa giang sơn chi thắng dã. Tích cơ chi nhi linh kế tỷ chi nhi mỵ. Kim phục chi nhi canh.Nhược tỷ kỳ sướng phát, khả tri dỹ. Sở vị địa linh nhân kiệt ư thị yên. Tại tuân khả chí dã.

Cẩn đăng vu thạch, dỹ thọ kỳ truyền. Minh viết: Lạc sơn phong cao, Thúy giang thủy thanh- Dịch hẹp văn miếu...(Chữ mờ không đọc được). Quan quyết thành nhi kim nhi hậu văn vận đại hưởng.

(tiếp theo là điều khoản tế tự hai kỳ xuân đinh, thu đinh) Tự Đức tam thập niên, thập nguyệt, thập ngũ nhật.

Tú tài Nguyễn Cường bái soạn, cử nhân phong doanh tri huyện Lê Lai Yến phụng nhuận. Tú tài Nguyễn Văn Kiểm kính thư Thanh hó1a thạch công Lê Văn Trung cung huề.

Dịch nghĩa :

Vùng đất này xã ta (tục gọi là làng giới), vốn là ấp dân cư xưa vậy. Ngày trước có văn miếu tức là nơi ngày nay xây dựng văn chỉ vậy. Thời ấy, các tiên công, tri phủ, học chính, hương giải, giám sinh, danh khoa hiển hoạn bia miệng còn truyền. Hồi trung gian lập xóm ấp, bèn dời đến chỗ đất tiên hiền thời bấy giờ (tục gọi là làng Dưới). Bên trái chùa Phật (tục gọi là chùa Kính). Năm Bính Dần, thời Tự Đức triều Nguyễn (1866), xã ta làm lại văn miếu một lần nữa. Ông cử nhân Nguyễn Liên ở huyện ta làm tri phủ Bình Giang, là người giỏi địa lý đã giúp chọn cắm vùng đất này, lấy hướng cản nhâm bính hợi tỵ, phân kim đinh hợi, đinh tỵ, luận rằng: “có được đất, có được thời, tốt lắm”. Từ ấy bỏ nền cũ, đắp nền mới, dựng nhà xây tường, trên hai tòa chính miếu, trước một tòa nghi môn, trong xây bệ gạch, ngoài xây bồn đốt hương vàng , bên phải là miếu thờ thần, bên trái là nhà bia, trồng cây làm hàng rào, đào ao dẫn nước, từ năm Đinh mão đến năm nay Đinh sửu, công việc làm xong, tiếp đó bèn chia ruộng tế, đặt tiền vốn (lấy lãi chi dùng) hoặc do hội chủ, hoặc do xã đứng ra lo liệu, tất cả đều có ý tỏ lòng sùng kính phụng thờ. Vậy, đến nay vừa 10 năm, xã ta đã có người đỗ khoa hương mà làm tri huyện, có ngời ra ứng cử mà làm ở kinh viện, lại có người giỏi giang nhiều lần thi đỗ tú tài. Để thấy đất này là thắng địa của núi sông vậy. Xưa ở mà thắng thiêng liêng, đời đời được tốt đẹp, mong phục thiết lại mà có sự đổi thay mới mẻ. Vì nay có sự hanh thông phát đạt cũng đã có thể biết trước

được.Sở dĩ gọi địa linh nhân kiệt là chỗ ấy, có thể tin mà ghi như vậy Xin khắc lên bia đá để truyền lại mãi mãi.

Minh rằng: Ngọc Lạc sơn cao vút- nước sông Thúy trong xanh- nguy nga văn miếu...(chữ mờ không đọc được)

Ngày rằm thứ 10 năm Tự Đức thứ 30 (1877). Tú tài Nguyễn Cường bái soạn.

Cử nhân tri huyện phong doanh Lê Lai Yến nhuận sắc.

Tú tài Nguyễn Văn Kiểm viết chữ, thợ đá Thanh Hóa Lê Văn Trung khắc.

III. PHỤ LỤC 3:

1. Danh mục mười hai (12) ban sắc phong đang lưu giữ tại đền ĐôĐài Ngự sử Bùi Cầm Hổ: Đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ:

Bản 1: Cảnh Hưng lục niên, lục nguyệt nhị thập bát nhật. Nghĩa là ngày 8 tháng 6 năm Cảnh Hưng thứ 6 (1745) Ất Sửu.

Bản 2: Cảnh Hưng nhị thập, bát niên, bát nguyệt sơ bát nhật. Nghĩa là ngày 8 tháng 8 năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767) Đinh Hợi

Bản 3: Cảnh Hưng tam thập tứ niên, ngụ nguyệt, sơ nhị nhật. Nghĩa là ngày 2 tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 34 (1773) Kỷ Tỵ.

Bản 4: Cảnh Hưng tứ thập tứ niên, ngụ nguyệt thập lục nhật. Nghĩa là ngày 16 tháng 5 năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) Quý Mão.

Bản 5: Cảnh Thịnh tứ niên, ngụ nguyệt nhị thập nhất nhật. Nghĩa là ngày 21 tháng 5 năm Cảnh Thịnh năm thứ 4 (1795) Ất Mão (Cảnh Thịnh là con Quang Trung).

Bản 6: Minh Mệnh ngũ niên, bát nguyệt nhị thập nhất nhật. Nghĩa là ngày 21 tháng 8 năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) Giáp Thân.

Bản 7: Thiệu Trị tam niên, thập nhất nguyệt sơ tứ nhật. Nghĩa là ngày 4 tháng 11 Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) Quý Mão.

Bản 8: Thiệu Trị tam niên, thập nhị nguyệt sơ nhị nhật. Nghĩa là ngày 2 tháng 12 Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) Quý Mão

Bản 9: Tự Đức tam niên, thập nhất nguyệt thập ngũ nhật. Nghĩa là ngày 15 tháng 11 Tự Đức năm thứ 3 (1849) Kỷ Dậu.

Bản 10: Thành Thái nhị niên, nhị nguyệt nhị thập nhật. Nghĩa là ngày 20 tháng 2 Thành Thái năm thứ 2(1880) Canh Dần.

Bản 11: Đồng Khánh nhị niên, thất nguyệt sơ nhất nhật. Nghĩa là ngày 7 tháng 7 Đồng Khánh năm thứ 2(1886) Bính Thân.

Bản 12: Khải Định cửu niên, thất nguyệt nhị thập ngụ nhật. Nghĩa là ngày 25 tháng 7 Khải Định năm thứ 9 (1924) Giáp Tý.

2. Ban dịch sắc phong số 7 và số 9 tại đền Đô Đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ

- Bản 7: Thiệu Trị tam niên, thập nhất nguyệt sơ tứ nhật. Nghĩa là ngày4 tháng 11 Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) Quý Mão. 4 tháng 11 Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) Quý Mão.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 133 - 136)