Một số kiến nghị trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 114 - 122)

- Nhà thượng điệ n: Tòa thượng điện là nơi cao và thâm nghiêm nhất của di tích Tòa thượng điện được xây hoàn toàn bằng ghạch, vôi, vữa,

3.2.2.Một số kiến nghị trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích

Văn hóa được hình thành từ chính cộng đồng và phục vụ cộng đồng. Chính vì thế cộng đồng là chủ thể quan trọng để bảo tồn và phát huy các giá

trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Có thể thấy cuộc sống càng hiện đại thì văn hóa cổ truyền, nhất là văn hóa tâm linh ngày càng được người dân coi trọng. Khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi cao hay sông nước, biển khơi … ở đâu cũng có những nghi lễ truyền thống linh thiêng. Những nghi lễ dân gian là nơi hội tụ sức mạnh của cộng đồng, ngưng kết nhiều ý nghĩa và biểu tượng văn hóa đã được trao chuyển từ đời này qua đời khác. Trong những lễ hội ấy, ta thấy rất rõ sự linh thiêng và cả ánh hào quang chiến thắng của những cuộc chiến tranh vệ quốc trong quá khứ, những vỉa tầng của nền văn minh lúa nước, những ứng xử của con người đối với tự nhiên và sự giao hòa của con người với thiên nhiên cũng như những khao khát, ước vọng của con người về một cuộc sống thái hòa. Lễ hội chính là một phần của di sản văn hóa và là biểu hiện đạo đức của toàn xã hội. Người ta đến với lễ hội không chỉ để cầu xin mà còn để thể hiện niềm tôn kính, ngưỡng vọng đối với các vị anh hùng dân tộc, với Phật và các vị Thánh Thần, thể hiện sự tôn trọng đối với thiên nhiên. Những sinh hoạt văn hóa ấy đưa con người thoát khỏi đời sống hiện thực đến với một thế giới hoàn toàn khác để gửi gắm niềm tin, để tìm kiếm chỗ dựa, để thanh lọc tâm hồn và hướng thiện hơn… Hầu hết những lễ hội này đều do nhân dân làm chủ, các nghi lễ đều được tiến hành một cách trọng thể tại địa điểm sinh hoạt văn hóa chung của làng, của xã. Vì lẽ đó, cộng đồng chứ không phải bất kỳ thủ tục hành chính hay sân khấu nào sẽ khiến các di sản văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn. Để đáp ứng nhu cầu về văn hóa của nhân dân, nhiều năm nay, nhà nước đều dành kinh phí để bảo tồn, phục dựng các di sản văn hóa. Tuy nhiên, với lòng ngưỡng vọng, nhiều cá nhân đã có những việc làm công đức nhằm chung tay bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa. Trong xu thế ấy, có những cá nhân đã bỏ ra hàng tỷ đồng giúp quê hương nâng cấp, bảo tồn đình chùa, miếu mạo như chùa Thiên Tượng, Long Đàm, Cụm di tích Tiên Sơn, đền Đô Đài...Ngoài ra, vai trò cộng đồng còn thể hiện trong việc phát hiện, sưu tầm và hiến tặng những tài liệu, hiện vật liên quan đến các di tích, giúp các giá trị truyền thống được khẳng định.

Đền thờ Đô Đài Bùi Cầm Hổ do sự quan tâm của chính quyền địa phương đặc biệt là những người trong dòng họ và sự công đức của những nhà hảo tâm. Nên đến nay, đền Đô Đài đã được tu sửa tất cả các hạng mục tạo nên sự vững chắc và vẻ đẹp của ngôi đền. Vấn đề đặt ra là ban quản lý di tích cũng như những thành viên trong dòng họ có biện pháp để tiếp tục bảo vệ di tích ngăn hiện tượng xuống cấp và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa - lịch sử của ngôi đền. Đồng thời tham mưu chính quyền địa phương xây lại tường bao quanh, thay những viên ngói bể và các vì kèo bị mọt nhiều của đền thờ và tạo ra một công viên thoáng đãng, rộng rãi hơn cho đền thờ.

Cụm di tích Tiên Sơn là một trong những công trình văn hóa được đầu tư về mọi mặt. Chính quyền địa phương cũng đang triển khai thực hiện giai đoạn 3 việc kêu gọi xã hội hóa công tác tu bổ, nâng cấp di tích để di tích xứng tầm với ý nghĩa cũng như mong đợi của chính quyền, nhân dân địa phương và ý nguyện của đông đảo các đạo hữu, du khách gần xa.

Qua khảo cứu tại cụm di tích tiên Sơn chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất các kiến nghị sau:

- Xây kè chắn chống sạt lở phía Đông đền Tiên. - Tôn tạo nâng cấp miếu Bà Chúa Kho.

- Xử lý một số điểm hiện có trong khuôn viên di tích không đảm bảo cho việc triển khai tổ chức các hoạt động (nhà kho HTX), sang phục vụ cho mục đích sử dụng của Ban QLDT, chuyển một số con linh vật bằng đá (Voi, ngựa) trong khu nghĩa trang liệt sỹ phường về đúng vị trí quy hoạch.

- Xây dựng quy chế hoạt động của di tích, tránh sự lợi dụng, biến tướng để tổ chức các hoạt động mê tín, di đoan.

- Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, nguồn tư liệu cổ, các văn tự cổ (sắc phong, thần tích..), các hiện vật thờ tự hiện đang lưu tán trong nhân dân. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành khảo sát, đánh giá lại hiện trạng, tính khoa học của hệ thống di tích trên dịa bàn địa phương đang được bảo vệ.

Phân định lại số hiện vật, thần tích, thần phả, sắc phong, các tài liệu liên quan đã hợp tự tại các di tích trên địa bàn để chuyển trả về đúng di tích ban đầu.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội Tiên Sơn vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm một cách quy mô hơn, địa phương nên gắn lễ hội của di tích với các hoạt động văn hóa khác (lễ hội chùa Thiên Tượng, chùa Long Đàm...) trên cơ sở khoa học và có tính định hướng của các cơ quan chuyên môn, để lễ hội Tiên Sơn xứng tầm một lễ hội văn hóa lớn mang tính đặc trưng, tổng quát, vừa đảm bảo yếu tố truyền thống vừa mang tính hiện đại, đặc trưng của văn hóa vùng, văn hóa khu vực.

Theo kế hoạch, để xứng tầm với địa chỉ văn hóa nổi tiếng của khu vực, Sở VH,TT&DL và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Bộ VH,TT&DL công nhận cụm di tích Tiên Sơn là di tích quốc gia năm 2013.

Với di tích lịch sử đền Song Trạng Sử chúng tôi tha thiết đề nghị các sở ban nghành văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, phường Đức Thuận quan tâm với những kiến nghị sau:

- Nhìn tổng quan khu đền đang có những dấu hiệu của sự bảo vệ ,tôn tạo chưa xứng tầm với một di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đường vào khu di tích không có một bảng chỉ dẫn, tại khu đền không có tấm biển hay bất kỳ một sự chú giải nào về nhân thân, nhân vật được thờ tự..

- Hệ thống hàng rào khu đền không có, phiá bên phải đền là nhà văn hóa xóm và nhà dân đang có nguy cơ lấn sâu vào khu vực đất đền.

- Ngoài hai cột nanh sừng sững trước cổng vào thì hầu như đi qua đây không ai có thể nghĩ đây là đền thờ những danh nhân đã có công với nước với dân trong lịch sử vì sự hoang lạnh và thờ ơ của hậu thế, sự tàn phá của thời gian...

Từ thực trạng đó chúng tôi mong muốn di tích đền Song Trạng Sử sớm nhận được sự quan tâm đúng mực, xứng đáng với một di tích lịch sử cấp Quốc gia. Các cơ quan cần sớm vào cuộc để trùng tu, tôn tạo khu di tích, trả

lại sự uy nghiêm vốn có của khu đền, xứng đáng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân, cảm tạ các thế hệ tiền nhân của con cháu muôn đời.

Để di tích đền Thánh thợ Vân Chàng phát huy tốt những giá trị và ý nghĩa của mình, chính quyền quyền dịa phương cần làm tốt các công việc như:

- Sớm thành lập tổ bảo vệ di tích, có quy định, quy chế hoạt động và phụ cấp cho người trông coi.

- Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ di tích, đặc biệt trước, trong và sau mùa mưa bão do khu đền ở vị trí thấp, có nguy cơ ngập lụt khi mưa to dài ngày. Đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh trong khu di tích...

- Cần có chính sách huy động nguồn vốn xã hội hóa, đóng góp của con em, nhân dân.. để tu bổ thêm di tích như lát gạch toàn bộ sân, nền, cải tạo khuôn viên, trồng thêm cây xanh ở đền...

Với chùa Thiên Tượng và Long Đàm do hai ngôi chùa ở gần nhau trong một khu vực, dưới sự quản lý và do đại đức Thích Chánh Thành trụ trì, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị chung:

- Đường lên chùa cần được cải tạo, sửa chữa thuận tiện nhưng không làm ảnh hưởng tới môi trường, đặc biệt có nhiều đoạn đường do phải nổ mìn, phá đá nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan chung.

- Trồng thêm cây xanh những đoạn đường đã xong, ghép đá trên đường vào chùa Long Đàm ở những đoạn dốc khó đi thay vì phá đá làm bằng phẳng.

- Trong quá trình tôn tạo cần nghiên cứu kỹ lịch sử của hai ngôi chùa để có phương án trùng tu phù hợp, thay vì “khoác áo mới” không phù hợp cho chùa, nhất là ở chùa Long Đàm, du khách có cảm giác đến với chùa Long Đàm của thế kỷ XXI chứ không có cảm giác về lại chùa xưa khi mà quá trình trùng tu đã làm mới nhiều hạng mục như cổng tam quan, am Bà Chúa.., Chùa cũ xây theo hình chữ Nhị nhưng nay xây dựng lại theo hình chữ Nhất...

- Cần bảo quản cẩn thận các di vật còn sót lại cuả chùa nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu và trùng tu chùa.

- Xã hội hóa các hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong quá trình phục dựng, xây mới các hạng mục ở chùa.

Bên cạnh những ý nghĩa tích cực, một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng dân cư cũng đang làm cho văn hóa tâm linh bị chệnh hướng. Trên cơ sở sự yếu kém của một số BQL di tích, người đi chùa đã khiến chốn thâm nghiêm, thanh cao, tao nhã thành nơi “hối lộ” thần linh. Thay vì tìm hiểu lịch sử và giá trị văn hóa của di tích để tỏ lòng biết ơn, tri ân tiền nhân thì một bộ phận không nhỏ người đi lễ chẳng cần tìm hiểu, đến di tích nào cũng chỉ chăm chăm cầu xin tài lộc cho riêng mình. Điều này không chỉ thể hiện ở các bài cúng tế biểu thị sự tham lam vô độ mà còn thể hiện ở việc dâng tế lễ vật với quá nhiều vàng mã. Và đáng lẽ ra nên bỏ tiền vào các hòm công đức thì những tờ tiền lẻ mới tinh lại được chủ nhân đặt lên tay Phật, bỏ trên bệ thờ… Tình trạng đó khiến nhiều nhà sư đã phải đăng đàn nói rõ tục đốt vàng mã và cúng sao giải hạn không thuộc giáo lý nhà Phật và kêu gọi phật tử, chúng sinh không nên lãng phí tiền của vào những việc vô ích như thế.

Để mọi người hiểu rằng di tích không phải của riêng nhà chùa, nhà đền, không phải của riêng làng xã thôn xóm nào mà là tài sản quốc gia, thậm chí của nhân loại. Vì thế, không ai được tự ý tu bổ di tích mà phải cần đến các nhà chuyên môn, phải theo luật định, phải có chính sách giáo dục di sản một cách hữu hiệu. Cái cốt lõi của công tác trùng tu, bảo tồn là phải hiểu đặc điểm, ngôn ngữ kiến trúc là cấu trúc, đường nét cơ bản; là cái nguyên gốc của vật liệu; là cái tinh thần vốn có, cái hồn của di sản...

Không lãng quên các di tích là không lãng quên quá khứ, lịch sử văn hóa của dân tộc. Mặc dù kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng không lo thiếu kinh phí để tôn tạo, sửa chữa, chỉ lo thiếu tầm nhìn, thiếu kiến thức và hiểu biết về việc làm sống lại các di tích, như nó vốn có. Bởi vì trùng tu không có nghĩa là làm mới, mất đi vẻ cổ kính, tôn nghiêm. Tháo dỡ để bảo tồn quyết không phải tháo dỡ để... bỏ đi. Những việc làm sai, tùy tiện không chỉ gây thiệt hại về tiền của, đối với các di tích khi đã mai một, biến dạng thì (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không bao giờ lấy lại được. Giữ lại cho di tích tính nguyên gốc là đã góp phần duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.

Cộng đồng và nhu cầu tâm linh chính là tấm gương phản chiếu công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Bên cạnh nhưng yếu tố tích cực, vấn đề văn hóa tâm linh cũng đang tồn tại những bất cập cần sự chung sức, đồng lòng của cả cộng đồng.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”, “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa của nhân loại , xử lý tốt mối quan hệ kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập [60, 20]

Như vậy, để thực hiện chủ trương bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc nói chung và các di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh nói riêng. Trong vài thập kỷ gần đây nhất là từ năm 1990 đến nay, Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, góp phần phát huy giá trị truyến thống và phục vụ tham quan du lịch. Nhưng vấn đề chưa đựơc đẩy mạnh mà đang ở dạng cải tạo ban đầu.

* Tiểu kết chương 3.

Hồng Lĩnh từ bao đời nay đã sừng sững giữa nhân gian, sừng sững trong từng điệu ví, lời ca. Tất cả đã góp phần tạo nên tính cách hiên ngang, bền gan, vững chí cho bao thế hệ người Hà Tĩnh, tạo nên một niềm vinh dự lớn lao và động lực vươn lên cho thị xã mang tên núi Hồng giữa Bãi Vọt hoang sơ…Thừa hưởng những truyền thống văn hóa, lao động sản xuất từ xa

xưa, ngày nay Hồng Lĩnh cũng đang vươn mình trong sự phát triển chung của cả tỉnh.

Với vị trí khá thuận lợi và tiềm năng phong phú, lại sở hữu một kho tàng văn hóa có giá trị về nhiều mặt. Đây chính là lợi thế để Hồng Lĩnh có thể thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại và du lịch - dịch vụ.

Việc bảo tồn và phát huy các giá trị về lịch sử, văn hóa và kinh tế - du lịch của các di tích trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh là điều vô cùng cần thiết. Đó là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, đồng thời là trách nhiệm của mỗi người dân nơi đây trước những di sản của tiền nhân để lại. Để dòng chảy văn hóa của chiều sâu lịch sử đất Lam Hồng hòa quyện trong nhịp thở hiện đại của một thị xã trẻ đang vươn mình là nhiệm vụ rất khó. Để làm được điều này hãy bắt đầu từ chính ý thức của mỗi người con quê hương thị xã.

Những năm qua, Hồng Lĩnh cũng hướng tới thực hiện gắn phát triển kinh tế với nâng cao tri thức văn hóa. Với diện tích hơn 5.855 ha và hơn 40 nghìn nhân khẩu, thị xã Hồng Lĩnh đang là đô thị giàu về tiềm năng đất đai và nhân lực. Phát triển kinh tế và văn hóa không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình mà của toàn xã hội. Sự đồng thuận giữa ý Đảng lòng dân đang là một thế mạnh cho Hồng Lĩnh vươn lên. Với những ưu ái của dải đất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 114 - 122)