- Nhà thượng điệ n: Tòa thượng điện là nơi cao và thâm nghiêm nhất của di tích Tòa thượng điện được xây hoàn toàn bằng ghạch, vôi, vữa,
3.2. Bao tồn và phát huy giá trị của các di tích.
Xuất phát từ giá trị hết sức to lớn của các di tích lịch sử - văn hoá với cuộc sống hiện đại, đồng thời nhằm mục đích bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá - lịch sử với ý nghĩa xã hội sâu sắc. Hướng về cội nguồn, khẳng định sự trường tồn của nền văn hoá Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp để giữ gìn, tôn tạo các di tích. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65/SL/CTP (ngày 23/11/1945) đặt các công trình kiến trúc đền, đình, chùa, nhà thờ họ dưới sự bảo trợ của Nhà nước. Sau đó, đến ngày 04/04/1984, Hội đồng Nhà nước ban hành pháp lệnh số 14 LCT/HĐNN về Bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Trong đó xác định: "Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hoá khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá xã hội" và "Mọi di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh đều được Nhà nước bảo vệ". Nhà nước khuyến khích các tập thể, cá nhân có những sáng kiến, phát hiện, hoặc công trình nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện chính sách quan trọng này.
Những luận điểm cơ bản của pháp lệnh năm 1984 của Hội đồng Nhà nước đã được cụ thể hoá và nâng lên thành những điều luật cụ thể thể hiện trong luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tháng 12 năm 2001. Trong đó quy định rõ về mặt nội dung của di tích cũng như công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc. Với Bộ luật Di sản văn hoá được ban hành nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân nhân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân lao động trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá của các di tích.
Bên cạnh những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, thì sự đóng góp của nhân dân địa phương và những nhà hảo tâm trên khắp mọi miền đất nước là một phần vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá ở thị xã Hồng Lĩnh
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nước, Lễ hội Việt Nam với tư cách là một yếu tố cấu thành của văn hoá Việt Nam cũng đang có sự biến đổi về nội dung và hình thức. Những lễ hội truyền thống tiếp tục được duy trì và mở rộng. Những lễ hội cổ truyền ở một số làng quê bị quên lãng trong một thời gian dài được làm sống dậy cùng với danh hiệu làng văn hóa được Bộ Văn Hoá Thông Tin trao tặng cho các làng này. Bên cạnh những lễ hội truyền thống, những hình thức mới chứa đựng những nội dung mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra biến động và từng bước định hình trong điều kiện mới đó là các lễ hội hiện đại - lễ hội du lịch, lễ hội văn hoá- thể thao- các ngày kỉ niệm đang ngày càng mở rộng với nhiều quy mô, mức độ và nội dung phong phú đa dạng, sinh động không dễ dàng thẩm định và kiểm soát.