Di tích gắn với phong trào đấu tranh cách mạng và sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 91 - 100)

- Nhà thượng điệ n: Tòa thượng điện là nơi cao và thâm nghiêm nhất của di tích Tòa thượng điện được xây hoàn toàn bằng ghạch, vôi, vữa,

2.2.4Di tích gắn với phong trào đấu tranh cách mạng và sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc

kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc

2.2.4.1 Đền Đô Đài

Đền Đô Đài không chỉ là một di tích danh nhân trong lịch sử dân tộc mà còn là một di tích cách mạng tiêu biểu trong cao trào cách mạng 1930 – 1931. Nơi đây, chứa đựng nhiều sự kiện của thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đầu năm 1930, Ban chấp hành lâm thời của huyện ủy Can Lộc được thành lập. Đồng chí Thái Hoạt được Tỉnh ủy Hà Tĩnh cử vể gây cơ sở tại xã Đậu Liêu. Đền Đô Đài được chọn làm nơi liên lạc, hội họp, vì đây là khu vực vừa tiện đường giao thông, vừa đảm bảo bí mật, bởi đây là nơi có cây cối rậm rạp và ít người qua lại.

Trung tuần tháng 7/1930 tại đền Đô Đài diễn ra cuộc Hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Đậu Liêu do đồng chí Thái Hoạt làm chủ trì. Theo tài liệu còn lưu giữ tại bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh tham gia hội nghị này gồm các đồng chí sau:

- Đồng chí Thái Hoạt ( Bí thư).

- Đồng chí Nguyễn Tường ( Phó bí thư). - Đồng chí Trần Hồi.

- Đồng chí Trần Điều. - Đồng chí Trần Khai.

Từ lúc thành lập Chi bộ Đảng, đền Đô Đài luôn là nơi Chi bộ Đảng Đậu Liên tổ chức các cuộc hội họp, bàn biện pháp vận động nhân dân tham gia đấu tranh kỷ niệm ngày Quốc tế chống chiến tranh đế quốc 1/8/1930, tiến hành cuộc biểu tình toàn huyện ngày 7/9/1930, kỷ niệm Cách mạng Tháng mười Nga 7/11/1930 và kỷ niệm cuộc bạo động Quảng Châu công xã 12/12/1930. Kết quả các phong trào đấu tranh của quần chúng Đậu Liêu cùng với cả huyện Can Lộc đã buộc tên tri huyện Trần Mạnh Đàn phải cúi đầu chấp nhận các bản yêu sách của quần chúng, tịch thu giấy tờ, sổ sách, thiêu hủy huyện đường, buộc bọn cường hào trả lại ruộng đất, lúa tiền cho nhân dân. Cũng tại đền Đô Đài lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng, nhân dân địa phương thấy được lá cờ đỏ búa liềm tượng trưng cho khối liên minh công nông ngạo nghễ tung bay trên mảnh đất quê hương.

Thực hiện chủ trương chống thuế năm 1931 của Huyện ủy Can Lộc, trung tuần tháng 2 năm 1931, Chi bộ Đảng tiếp tục họp tại đền Đô Đài bàn biện pháp chống thuế có hiệu quả. Lúc bấy giờ bọn địch cho lính về trấn áp bắt nhân dân địa phương phải nộp thuế cho chúng. Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Bọn hương lý bất lực đành phải làm ngơ, bọn địch không thu được thuế buộc phải quay về. Không những thế, trong thời gian trên Chi bộ còn vận động nhân dân Đậu Liêu sang các xã Thanh Lộc, Vượng Lộc ... đấu tranh giành lại số thóc đã cướp của dân từ tay bọn địa chủ. Cuối tháng 4 năm 1931, Chi bộ Đảng lại họp tại dền Đô Đài để triển khai kế hoạch mit tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5/1931. Cuộc mit tinh trưa ngày 1/5/1931 có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

Đền Đô Đài đồng thời là điểm liên lạc trọng yếu trên con đường hoạt động của Đảng từ Vinh vào thị xã Hà Tĩnh. Giữa những ngày phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị dìm trong biển máu, nhiều cơ sở Đảng phải rút vào dãy Hồng Lĩnh ở hang Đá Bạc và hang Đá Đen để bảo toàn lực lượng. Đền còn là địa điểm cất dấu tài liệu, điểm gặp gỡ, liên lạc giữa các tổ chức nhằm mục đích khôi phục các cơ sở Đảng trong những năm 1932 - 1935.

Đền Đô Đài không chỉ gắn liền với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, các sự kiện trong quá trình khôi phục cơ sở Đảng mà còn gắn liền với cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 tại địa phương. Tháng 10 năm 1944, tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Mặt trận Việt Minh tổng Đậu Liêu. Mặt trận Việt Minh chỉ đạo giành chính quyền trong cách mạng Tháng Tám của tổng Đậu Liêu. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, nhận được tin Nhật đảo chính Pháp, thời cơ làm cách mạng đã đến, các đồng chí trong Chi bộ Đảng đã triển khai cuộc họp khẩn cấp tại đền Đô Đài bàn kế hoạch rải truyền đơn áp phích tuyên truyền thời cơ cách mạng đến nhân dân sẵn sàng xung trận. Trung tuần tháng 8 – 1945, tại đây lại diễn ra cuộc họp bàn kế hoạch cướp chính quyền trong tổng Đậu Liêu. Đến trưa ngày 17/8/1945 Mặt trận Việt Minh đã huy động toàn bộ quần chúng đi cướp chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh nhân dân đã giành được chính quyền trong toàn tổng Đậu Liêu và còn đi giúp các xã bạn như Thanh Lộc, Vượng Lộc giành chính quyền. Với chiến thắng trên đã góp phần vào kết quả Hà Tĩnh là một trong sáu tĩnh giành chính quyền sớm nhất cả nước trong Cách mạng tháng Tám 1945.

Như vậy, đền Đô Đài không chỉ là một di tích danh nhân gắn liền với tên tuổi Bùi Cầm Hổ nổi tiếng một thời. Mà còn là một di tích cách mạng quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta kể từ ngày có Đảng.

2.2.4.2 Nhà thờ họ Lê

Theo “Lê tộc phổ chí” được sao chép từ bản Hán tự của các cụ tiền nhân để lại có ghi chép khá đầy đủ rằng: “Họ Lê ở Vân Chàng có nguồn gốc từ ngoài Bắc di cư vào. Năm 1350, tiên tổ họ Lê hiệu Ông Đài đã cùng gia quyến theo đường bộ vào định cư tại Quần Diệu thôn (nay là thôn Quần Diệu, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Đến năm Đinh Mão (1753 ) ông Lê Đình Viêm (cháu đời thứ 7 của tiên tổ) theo vua Quang Trung ra Nghệ An đánh giặc. Sau đó đã định cư tại thôn Thổ Kênh, xã Vân Chàng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (sau đổi thành thôn Kênh, làng Vân Chàng, xã Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tĩnh Hà Tĩnh). Ngày 1- 7 năm Đinh Sửu, hiệu

Gia Long, ông Lê Đình Viêm mất, mộ táng tại nghĩa trang xã Đức Thuận. Vào khoảng năm 1888 (Đồng Khánh, Mậu niên tý), nhà thờ Lê tộc được xây dựng tại thôn Kênh, làng Vân Chàng, cách cầu Đò Trai 600m về phía Đông - Bắc. Đến năm1942, ngôi từ đường được tu sửa lại, vật liệu chủ yếu là gỗ lim, mái lợp ngói âm dương, vảy rồng, tường xây bằng gạch nung tự tạo, vữa bằng vôi và mật mía trộn lẫn với nhau” [9, 3 - 4].

Cũng như nhà thờ của bao dòng họ khác, nhà thờ họ Lê là nơi thờ tự các thế hệ trong dòng tộc. Đồng thời là nơi để các thế hệ con cháu tìm về nguồn cội của mình trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Từ đó giáo dục con cháu noi gương các bậc tiền nhân thi đua học tập, rèn luyện và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương, dòng họ. Trong lịch sử dựng làng, xây dựng và bảo vệ đất nước, con cháu họ Lê ở Vân Chàng cùng với nhân dân nơi đây đã dóng góp nhiều sức người, sức của. Đặc biệt, là trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc Pháp và đế quốc Mỹ nhiều người con họ Lê đã tham gia kháng chiến đánh giặc cứu nước. Nhà thờ họ Lê đã được trưng dụng làm kho vũ khí của trận địa pháo cao xạ bảo vệ cầu Đò Trai trong những tháng năm giặc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc.

“Ai đi xa mô đó biết có nhớ lấy đường về: Đường Đồng Lộc, đường Khe Giao, rồi đường Hồng Lam, Đèo Ngang, Linh Cảm...” Câu hát ấy là niềm tự hào của mỗi người dân Hà Tĩnh, là niềm tự hào của quê hương núi Hồng, sông La. Ở vị trí “chiếc đòn gánh gánh hai đầu đất nước”, trong khói lửa ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, với tinh thần “sống bám đường, chết kiên cường, dũng cảm”, mỗi tên đất tên làng của quê hương Hà Tĩnh yêu dấu đã viết nên những trang sử hào hùng, huyền thoại, đảm bảo thông đường cho xe ra tiền tuyến. Đó là những hình ảnh đẹp trong khúc khải hoàn ca của cuộc kháng chiến trường kỳ đi đến thắng lợi cuối cùng bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân 1975. Để có được ánh hào quang ấy là biết bao công sức, mồ hôi, xương máu của nhiều thế hệ, nhiều lực

lượng. Do vị trí địa lý có tầm chiến lược quan trọng đặc biệt ấy nên khi phát động cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc, đế quốc Mỹ đã coi Ngã ba Bãi Vọt là vùng trọng điểm bắn phá. Trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã trút xuống đây hàng nghìn tấn bom đạn các loại, pháo đài bay B52. Rồi đã từng ném bom rãi thảm xuống đây hàng chục lần hòng cắt đi con đường tiếp viện của miền Bắc đối với miền Nam và nước bạn Lào. Nhưng quân dân Bãi Vọt không hề nao núng đã ngoan cường đánh trả, hàng trăm trận bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, giữ mạch máu giao thông thường xuyên thông suốt. Nhiều cá nhân, đơn vị chốt giữ Bãi Vọt đã lập nhiều chiến công xuất sắc.

Trong những năm tháng đó những người dân quê vừa làm ruộng, vừa phải xây dựng nhiều con đường tránh để phục vụ giao thông trên tuyến luôn thông suốt. Nhiều người con của quê hương này đã ngã xuống góp phần cho chiến thắng chung của toàn dân tộc.

Nhận rõ âm mưu của giặc Mỹ trong chiến tranh phá hoại, cùng với quân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã xác định nhiệm vụ hàng đầu của địa phương chủ yếu trong giai đoạn này là đảm bảo giao thông suốt tuyến, lấp hố bom, mở đường cho xe vào nam chiến đấu. Nghị quyết đặc biệt của BCH Tỉnh ủy họp tháng 3 năm 1966 ghi rõ: “Bất kỳ tình huống nào xảy ra, dù phải trả với bất kỳ giá nào kể cả phải hy sinh xương máu, Đảng bộ và nhân dân ta cũng phải đảm bảo kế hoạch giao thông vận tải”.

Cuối năm 1965, các ban đảm bảo giao thông vận tải tỉnh và huyện được thành lập. Nhiệm vụ cơ bản của ban là phối hợp với ngành giao thông động viên nhân dân trong địa phương bảo vệ đường sá, giữ vững mạch đường, thông xe nhanh chóng khi bị đánh phá. Nhân dân Hà Tĩnh với những khẩu hiệu: “Cứu đường như cứu nhà”, “Cứu hàng như cứu người”, tất cả vì miền Nam đánh Mỹ...đã sẵn sàng hi sinh cho từng chuyến xe qua. Nhân dân sẵn sàng dỡ nhà, chặt cây, đưa phản nằm và cả những cỗ ván đóng quan tài của đời mình ra lót đường cho xe thông tuyến.

Làng Vân Chàng với phía Bắc có cống Trung Lương, phía Tây Nam là cầu Đò Trai, phía Đông Nam có ngã ba Bãi Vọt, phía Tây là dòng sông Minh đã trở thành địa bàn trọng điểm đánh phá ác liệt của bom đạn giặc Mỹ. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước cầu Đò Trai là một trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Ngay từ khi Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, cầu được bảo vệ bởi tiểu đoàn pháo cao xạ Bình Định (tiểu đoàn 8) tỉnh đội Hà Tĩnh và đơn vị pháo 12 ly 7 của đội nữ du kích Đức Thịnh. Đơn vị pháo cao xạ bảo vệ cầu Đò Trai đã lấy nhà thờ họ Lê làm địa điểm tập kết vũ khí bảo vệ an toàn cho sự thông tuyến cây cầu Đò Trai. Tại đây, cũng đã bắn rơi nhiều máy bay và bắt sống giặc lái Mỹ. Trong cuộc chiến này nguời dân Đò Trai - Đức Thịnh đã đóng góp nhiều sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến vừa tham gia đánh giặc ngay trên mảnh đất của mình.

Chính vì những thành tích đó, ngày 19 tháng 10 năm 1987 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước CHXHCN Việt Nam quyết định tặng bằng khen cho tập thể họ Lê xã Đức Thuận “Đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Sau chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhà thờ họ Lê chỉ còn lại khung gỗ và đồ tế khí. Ngày 24 tháng 7 năm 1982, con cháu trong dòng họ đã góp công xây dựng lại nhà thờ. Vật liệu chủ yếu là khung gỗ còn sót lại sau chiến tranh, tường xây bằng gạch. Nhà thờ với khung gỗ, 3 gian lợp ngói âm dương, kết cấu kiểu vì kèo thông thường của nhà nông thôn vùng Hà Tĩnh. Nằm giữa khu dân cư với diện tích 260 mét vuông, thuộc số thửa - tờ bản đồ số 01, thuộc khối 3, thôn Vân Chàng, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp đất nhà ông Lê Đường; phía Đông Bắc giáp nhà ông Đặng Minh Huệ; phía Nam giáp đường giao thông liên thôn; phía Đông Nam giáp nhà ông Lê Văn Bội - tộc trưởng họ Lê hiện nay. Ông Lê Văn Bội đồng thời cũng là người trực tiếp chăm lo phần hương khói, chăm sóc hàng ngày đối với nhà thờ họ . Nhìn vào tổng thể khuôn viên nhà thờ không rộng, kiến trúc khá đơn giản với mục đích đơn thuần là từ đường của dòng họ.

Nhà thờ họ Lê không có kiến trúc đồ sộ mà đơn thuần là ngôi từ đường do con cháu dựng lại sau chiến tranh để làm nơi thờ tự tổ tiên. Vì vậy xét về nghệ thuật tạo hình không có điểm nổi bật. Toàn bộ khu vực nhà thờ là cổng vào, sân nhỏ được tráng nền xi măng, tòa nhà ba gian khung gỗ xây bít đốc, các vì kèo, cột, xà thượng, xà hạ bằng gỗ tạo thành một bộ khung chắc chắn và không có các nét hoa văn, chạm trổ. Nội thất trong gian thờ với ba ban thờ bài trí long ngai, các đồ thờ tự như lư hương, cọc nến, bình hoa, hộp quả...Phía bên trong gian thờ là cây gia phả thể hiện sự tiếp nối của các đời của dòng họ Lê - Vân Chàng.

Gia phả dòng họ có hai bản: một bản bằng chữ Hán, một bản bằng chữ Quốc ngữ được dịch từ bản chữ Hán và viết tiếp các đời tiếp theo của dòng họ. Lời nhắn nhủ từ gia phả vẫn còn nguyên ý nghĩa cho không chỉ với người trong họ mà là điều chung cho mỗi chúng ta học tập: “Con cháu nhà ta, ai nấy đều phải biết tôn trọng lời dạy của ông bà, phải lấy việc cày cấy, đọc sách, học hành làm nghiệp...phải lấy điều hiếu thuận làm đầu thì sẽ hạnh phúc...”[9, 13]

Cũng như nhiều dòng họ khác trên cả nước, dòng họ Lê ở Đức Thuận từ bao đời nay luôn khắc ghi những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên . Hàng năm vào mỗi dịp tế họ vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch con cháu trong dòng họ luôn tề tựu đông đủ, làm lễ tế tổ tiên, ôn lại các giá trị tốt đẹp của quê hương, dòng họ, thăm hỏi, động viên tạo thành khối đại đoàn kết dòng tộc... Hơn thế nữa họ còn phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, dòng tộc, truyền thống khoa bảng của một vùng đất cổ...Con cháu dòng họ Lê hôm nay đã và đang phấn đấu, học tập, lao động trên mọi miền tổ quốc. Phấn đấu trở thành “Dòng họ văn hóa” xứng đáng với quá khứ hào hùng của cha ông.

Nhà thờ họ Lê không chỉ đơn thuần là “bảo tàng thu nhỏ” giúp chúng ta có nguồn thông tin để hiểu về một dòng họ và một vùng đất lịch sử. Mà còn là chứng nhân của một thời kỳ lịch sử viết nên bởi máu xương, sự hi sinh của cha ông chúng ta cho cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước.

Những đóng góp của nhân dân Hà Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc mãi mãi được lịch sử tri ân. Nhà thờ họ Lê cũng nằm trong phong trào chung “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ”. Khi Tổ quốc cần họ không tiếc của cải và không tiếc cả máu xương. Những đóng góp của con cháu họ Lê – Vân Chàng – Hồng Lĩnh đã được Tổ quốc ghi công. Tấm bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng là báu vật của dòng họ. Nó luôn luôn như một lời nhắc nhở về truyền thống yêu nước của con cháu dòng họ mình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 91 - 100)