Nguyên nhân hạn chế, yếu kém của đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 57 - 65)

Có thể khẳng định rằng, trong quá trình thực thi trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức, chúng ta đã và đang gặp phải rất nhiều hạn chế, yếu kém. Những hạn chế, yếu kém đó có nhiều nguyên nhân. Theo chúng tôi, có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta diễn ra chưa lâu, các quy luật của nền kinh tế theo cơ chế thị trường mới bước đầu bộc lộ và còn chưa được nhận thức đầy đủ.

Do chưa nhận thức đầy đủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, nên chúng ta chậm trễ trong việc tìm ra phương thức quản lý thích ứng là điều dễ hiểu. Mặt khác, hoạt động của nền công vụ phủ hợp với cơ chế kinh tế mới là một công việc hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ ở Việt Nam; vì thế, trong những bước đi đầu tiên, nếu có những vấp váp nhất định thì cũng là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, trình độ lý luận của giới khoa học, các nhà chính trị cũng như các nhà quản lý còn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Mặc dù giới khoa học đã rất cố gắng, có những

54

đóng góp nhất định, song hiện tại, nhiều vấn đề lý luận về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, nhất là vấn đề mức độ và phương thức can thiệp hợp lý của Nhà nước, của nền hành chính đối với nền kinh tế, về vai trò của giới doanh nhân với sự phát triển kinh tế - xã hội, về lý thuyết thiết kế một nền công vụ hiệu quả, phục vụ nhân dân… vẫn còn chưa thống nhất.

Thứ hai, những nguyên nhân về kinh tế và thể chế.

Suốt một thời gian dài, chúng ta đã duy trì và phát triển nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp khi nó không còn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của đất nước cũng như bối cảnh quốc tế. Tập trung hóa cao độ việc điều hành nền công vụ mang tính hành chính nền kinh tế về tay các cơ quan Trung ương; Sự tha hóa sở hữu nhà nước, tình trạng “vô chủ” đối với tài sản nhà nước; Tình trạng bao cấp tràn lan quá khả năng thực tế của Nhà nước đối với những hoạt động trong xã hội, “ Nhà nước hóa” các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp.

Một mặt, quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế kế hoạch hóa, tập trung sang kinh tế thị trường - mô hình kinh tế khá mới mẻ và còn nhiều bỡ ngỡ với chúng ta, đã khiến cho nền công vụ dễ mắc những sai lầm trong quản lý. Mặt khác,

trước đây trong cơ chế cũ, “đời sống cán bộ và nhân dân gặp khó khăn kéo dài

nhiều năm. Do vậy khi có đổi mới, cuộc sống bước đầu có dư dật, thì con người dễ bị “sốc ngã”. Xét đến cùng, đời sống đạo đức của cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay là sản phẩm của tình hình kinh tế nước ta” [19]. Sự chuyển biến chậm chạp về nhận thức của công chức có chức năng hoạch định chính sách dẫn đến hiện tượng nền công vụ tiếp tục ôm đồm trong nhiều lĩnh vực, tiếp tục làm cả những việc mà các tổ chức ngoài nhà nước có thể thực hiện được, “lấn” cả không gian của các doanh nghiệp tư nhân và do vậy, không thể có đủ nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ mà nền công vụ bắt buộc phải tập trung thực hiện để phục vụ nhân dân một cách có trách nhiệm và hiệu quả.

Thứ ba, công tác chỉ đạo điều hành việc cải cách hành chính, xây dựng nền công vụ phục vụ nhân dân thời gian qua còn chưa sâu sát và kịp thời.

Các cơ quan có trách nhiệm chưa thấy hết được tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác cải cách hành chính đối với đòi hỏi của nhân dân và của đất nước

55

hiện nay. Những thủ tục hành chính cũ chậm được đổi mới hoặc đã được đổi mới nhưng chưa phù hợp, trong chừng mực nhất định, đã trở thành rào cản cho lợi ích của quốc gia. Thực tế cho thấy, cải cách hành chính hiện tại chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì sao có chuyện các giấy phép mẹ bị xóa bỏ lại có những giấy phép con ra đời? Vì sao đã áp dụng chế độ một cửa nhưng lại thêm nhiều khóa mới? Đó là những bất cập mà một phần quan trọng là do công tác chỉ đạo, điều hành.

Công chức, công vụ không dễ từ bỏ các lợi ích sinh ra từ các loại giấy phép con, các loại khóa mới. Chừng nào mà tư duy “tăng cường quản lý” chưa thực sự được thay bằng tư duy phục vụ, đời sống hiện thực của công chức chưa được đảm bảo thì những điều trên còn tồn tại. Thêm nữa, đó còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quan liêu, tham nhũng.

Trong các văn kiện từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến lần thứ XI của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, khi phân tích nguyên nhân của những yếu kém và thiếu sót, Đảng ta đều nhấn mạnh đến tình trạng duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ; tình trạng phân tán vô tổ chức, vô kỷ luật, cục bộ chạy theo lợi ích riêng không được kiên quyết ngăn chặn; tình trạng buông lỏng quản lý trên nhiều mặt; pháp chế không nghiêm; công tác tư tường và tổ chức cũng còn nhiều khuyết điểm, nhất là việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, việc chỉ đạo tổ chức thực hiện, trong đó vấn đề then chốt là chính sách cán bộ.

Tình trạng can thiệp quá sâu về chính trị vào đời sống kinh tế, đời sống văn hóa - xã hội, đời sống tinh thần của xã hội, thay cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội chính của mình (lập pháp, hành pháp và tư pháp), khu vực nhà nước ở Việt Nam đã lại quá lấn sân công việc của các khu vực khác (cách đây vài chục năm khu vực nhà nước bao trùm toàn xã hội, hoạt động của khu vực tư nhân và khu vực xã hội bị hạn chế). Xã hội đã bị méo mó nghiêm trọng, đã không có sự phát triển [2]. Nguyên nhân trên cho thấy:

Trách nhiệm của nhà nước không làm trong nghĩa vụ của mình, không sát với đời sống người dân, quan liêu không nắm bắt kịp thời sự

56

biến đổi tình hình sản xuất, sinh hoạt của người dân, do đó nhà nước không kịp thời điều chỉnh những quy định đã lạc hậu, ban hành những luật lệ mới phù hợp, kịp thời, rời bỏ những rào cản, những khó khăn cho người dân trong làm ăn, sinh sống. Nhân viên bộ máy nhà nước cậy quyền hách dịch với dân, hay thờ ơ với dân khi họ cần sự giúp đỡ để giải quyết khó khăn bế tắc trong sản xuất, trong sinh hoạt thường ngày. Cũng có nhân viên nhà nước vô trách nhiệm lười biếng, làm việc hình thức không quan tâm đến những vấn đề nóng hổi mà nhân dân đề nghị giúp đỡ hoặc giải quyết qua loa, lấy lệ [52].

Bộ máy quản lý được xây dựng và vận hành, về cơ bản, dựa trên tư tưởng coi trọng việc “tăng cường quản lý”. Trong khi đó, chế độ trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm pháp lý không được quy định rõ rang, cụ thể; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát không được tiến hành thường xuyên, hoặc được tiến hành thì chỉ mang tính hình thức. Tình trạng buông lỏng công tác quản lý công chức, tình trạng không công khai hóa hoặc công khai nhưng chỉ mang tính hình thức trong hoạt động quản lý; cải cách hành chính tiến hành rất chậm và lúng túng, cơ chế xin - cho… vẫn còn tồn tại. Ngoài ra,còn nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo kẽ hở cho sự sách nhiễu, vòi vĩnh, ăn hối lộ, lãng phí…của một bộ phận công chức thiếu trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức. Chế độ công vụ, công chức mới bắt đầu được quan tâm xây dựng, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Chế độ trách nhiệm của công chức thiếu rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là trách nhiệm của công chức giữ cương vị lãnh đạo đối với những sai phạm, tiêu cực, lãng phí xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình. Cơ chế quản lý tài chính công, mua sắm tài sản công, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất hợp lý, vòng vèo, qua nhiều cửa, hoặc qua một cửa nhưng nhiều khóa. Trình tự, thủ tục như vậy tạo cảm giác rất chặt chẽ, đúng quy trình nhưng trên thực tế, cơ chế kiểm soát lại rất lỏng lẻo tạo cơ hội làm nảy sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản của nhân dân, của Nhà nước.

57

Thứ tư, công tác giáo dục tinh thần trách nhiệm và đạo đức công chức chưa được quan tâm đầy đủ, việc xử lý các vi phạm của công chức chưa đủ sức răn đe.

Có thể nói, chúng ta chưa thực sự coi trọng và quan tâm đầy đủ đến việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, đạo đức của công chức, việc xử lý các công chức vi phạm về pháp luật và đạo đức chưa nghiêm. Điều đó đã dẫn tới hạn chế trong việc thực thi trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức, thiếu những quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm của nền công vụ, chế độ trách nhiệm của công chức. Ý thức của một bộ phận công chức chưa cao, còn xem thường những chuẩn mực đạo đức công chức, thiếu nghiêm khắc với bản thân, thiếu tinh thần trách nhiệm, việc chấp hành các chính sách và pháp luật chưa nghiêm túc. Việc triển khai thực hiện nghị quyết, pháp luật còn chậm và chưa sâu rộng; chưa kích thích và phát huy được vai trò của quần chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tệ quan liêu và tham nhũng; chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả từ phía nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Mặt khác, chúng ta cũng chưa thật sự chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ công chức kế cận, có khả năng thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước; sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa thật chặt chẽ, thậm chí chưa thống nhất về quan điểm, về đánh giá thực chất tình hình; chưa chú trọng và phát huy triệt để tác dụng của các biện pháp phòng ngừa và chống hiện tượng quan liêu, tham nhũng.

Một bộ phận công chức sa sút về đạo đức và lối sống, đề cao chủ nghĩa cá nhân. Do cá nhân chủ nghĩa mà không ít công chức tỏ ra sợ gian khổ, khó khăn; sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí; xem khinh quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Nhiều người vì chủ nghĩa cá nhân, mà gây mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tổn hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Thêm nữa, sự phân định cũng còn chưa rạch ròi, rõ ràng giữa trách nhiệm của nền công vụ với nghĩa vụ của công dân.

Hơn thế, chúng ta chưa có những hành động quyết liệt thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng trong việc đấu tranh phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng,

58

lãng phí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chúng ta cũng chưa có một hệ thống các biện pháp tổng thể, đồng bộ để ngăn ngừa và phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí; các giải pháp đưa ra chưa ngang tầm với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; việc tổ chức đấu tranh, phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí nói riêng và các hiện tượng tiêu cực nói chung chưa được liên tục, chưa kiên quyết, nhất quán.

Khi chuyển sang cơ chế thị trường, do sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều công chức đã không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; họ đã sa vào tệ tham nhũng, lãng phí. Công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra công chức vừa bị buông lỏng, vừa yếu kém, không phản ánh và theo kịp sự thay đổi nhanh chóng trong đời sống kinh tế - xã hội. Công tác sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm công chức nhiều trường hợp không đúng năng lực, chưa tìm hiểu rõ đạo đức, phẩm hạnh. Công chức chưa thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thong nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại tình trạng e dè, nể nang hoặc vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm mà không dám đấu tranh với các vi phạm của công chức. Chính điều này ngày càng làm tình trạng tiêu cực trong xã hội nói chung, trong cơ quan nhà nước nói riêng gia tăng, tình trạng vô hiệu hóa những người đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng; tình trạng bao che cho những người quan liêu, tham nhũng vẫn còn tồn tại. Số vụ việc phát hiện tham nhũng nhiều nhưng xử lý dường như chưa tương xứng, số vụ tham nhũng lớn, nghiêm trọng, gây thiệt hại cho nhà nước được phát hiện, xử lý ngày càng ít, chưa đủ sức răn đe.

Thứ năm, ảnh hưởng của cơ chế cũ - trách nhiệm tập thể và mệnh lệnh hành chính.

Hiện nay, trong thực thi công vụ ở nước ta, một bộ phận không nhỏ công chức vẫn duy trì lối suy nghĩ, phong cách lãnh đạo, quản lý, thói quen làm việc trong cơ chế cũ. Về thực chất, đó chính là sự lạc hậu của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội. Chúng ta dễ thấy, nhiều thủ tục hành chính vẫn đẩy những việc cho người dân mà lẽ ra nền công vụ có thể giải quyết được. Những việc ấy có thể là đơn giản đối với nền công vụ, với công chức nhưng lại hết sức khó khăn và phiền hà đối với nhân dân. Điều này cho thấy, chúng ta nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, chức năng

59

và quan hệ tương tác giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Do ảnh hưởng của thể chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp của hệ thống cũ, nên vẫn còn nặng cách tư duy và thực thi đặt quyền lực của nhà nước lên trên hết, vẫn còn thói quen Nhà nước ôm đồm quá nhiều việc mà chưa sẵn sang chuyển giao, chia sẻ cho thị trường và xã hội gánh vác. Vai trò, quyền và lợi ích của xã hội và thị trường chưa được tôn trọng đúng mức, đặc biệt là vai trò của xã hội dường như còn bị xem nhẹ.

Chế độ làm việc tập thể, trách nhiệm tập thể kéo dài từ hệ thống cũ, khiến cho bộ máy, các quy trình ra quyết định và việc điều hành, thực thi các quyết định của Nhà nước rất khó khăn nhằm cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Quyền lực, trách nhiệm, lợi ích được chia đều cho nhiều cơ quan, nhiều cấp, nhiều cá nhân trong nền công vụ, nên xảy ra tình trạng trùng lắp, chồng chéo, dẫn đến có thể ai cũng có quyền, có lợi ích, nhưng không ai chịu trách nhiệm trước nhân dân về công việc của chính quyền, của nền công vụ. Nền công vụ như vật sẽ không khuyến khích được công chức tài giỏi, thậm chí còn tạo điều kiện dung dưỡng cho những công chức kém cỏi ở các vị trí khác nhau trong nền công vụ, khiến cho nền công vụ cồng kềnh mà vẫn kém hiệu quả và hiệu lực sau nhiều lần cải cách.

Nhà nước pháp quyền ở nước ta chưa hình thành đầy đủ; chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, tính độc lập, cơ chế phân công, phối hợp và giám sát, cũng như quan hệ lẫn nhau giữa 3 bộ phận của hệ thống quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp chưa thật minh bạch, hợp lý, gây trở ngại cho việc phát huy vai trò

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)