Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 93 - 98)

Giáo dục đạo đức là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người về chuẩn mực đạo đức, giá trị đạo đức trong ứng xử giữa con người với con người một cách tự nguyện, tự giác. Trong quá tình giáo dục đạo đức, việc bản than tự giáo dục, tự rèn luyện có vai trò cực kỳ quan trọng. Đây là một yêu cầu chung mà công chức không

90

phải là ngoại lệ. Thực tế cho thấy, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt; ai cũng có thiện có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc bản thân; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức của mỗi công chức phải được thực hiện một cách thường xuyên trong thực tiễn thực thi công vụ, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của bản thân mình với xã hội.

Giáo dục công chức ở Việt Nam hiện nay dựa trên tiêu chí về quyền và trách nhiệm liên quan đến thực thi công vụ phục vụ nhân dân của công chức, của nền công vụ; là nền tảng đạo đức xã hội và truyền thống văn hóa, nhân văn của người Việt Nam. Xây dựng trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức cũng có sự đa dạng, phong phú. Chẳng hạn, đối với người giữ chức vụ liên quan đến chế độ xã hội, bí mật nhà nước, an ninh quốc gia thì trung thành, liêm chính là tiêu chí quan trọng; nhưng nếu người làm việc liên quan đến tài chính, thuế vụ thì trung thực, liêm chính lại là những phẩm chất hàng đầu…

Bất kỳ một vị trí nào trong nền công vụ mà công chức đảm nhiệm cũng đòi hỏi những chuẩn mực đạo đức chung, cần thiết phải rèn luyện để hoàn thiện, như làm việc cần mẫn, có năng lực chuyên môn, am tường pháp luật, liêm chính, có trách nhiệm trong thực thi công vụ…Giáo dục đạo đức công chức là nhiệm vụ hết sức khó khăn, và phức tạp, vừa cấp bách vừa lâu dài; cần được thực hiện với nhiều biện pháp, nhiều hình thức khác nhau.

Trong công tác giáo dục đạo đức công chức, cần coi trọng giáo dục phẩm hạnh, lòng tự trọng, lòng vị tha, khoan dung, tình thương yêu con người, bổn phận, lương tâm, trách nhiệm…Đặc biệt phải chú ý giáo dục tinh thần cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, trong đó giá trị cốt lõi là liêm chính. Đồng thời, kế thừa những yếu tố hợp lý trên cơ sở lọc bỏ các giá trị đạo đức xã hội cũ để xây dựng cho được thước đo, chuẩn mực giá trị đạo đức mới phù hợp với điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhân dân và cá nhân công chức trong thực thi công vụ. Cần đặc biệt

91

chú trọng mối quan hệ mật thiết giữa quy phạm pháp luật và các quy phạm đạo đức. Trong chừng mực nhất định, cần phải pháp điển hóa những quy phạm, nguyên tắc đạo đức thành những quy phạm pháp luật đạo đức công chức. Mặt khác, cần thấy rằng việc xử lý nghiêm minh, kịp thời và không thiên lệch những sai phạm về đạo đức và pháp luật của công chức có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và răn đe công chức trong thực thi công vụ, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào nền công vụ có trách nhiệm. Giáo dục đạo đức liêm chính đối với công chức cần được tiến hành mỗi năm ít nhất một lần, chủ yếu tập trung giáo dục về các chuẩn mực và quy tắc luật pháp, hành vi đạo đức của công chức trong thực thi công vụ phục vụ nhân dân. Đề cao các giá trị đạo đức, đề cao sự tự rèn luyện, tu dưỡng của công chức; khuyến khích và tôn vinh sự hướng thiện vì lý tưởng phục vụ nhân dân, phụng sự dân tộc của công chức; khắc phục thói vô cảm, ích kỷ, vụ lợi trong thực thi công vụ, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Giáo dục đạo đức công chức là một quá trình thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thực thi công vụ, nhấn mạnh sự nêu gương nhằm hình thành thế giới tinh thần cao đẹp và hoạt động thực tiễn phong phú, thể hiện niềm tin đạo đức công chức, trách nhiệm công vụ, những hiểu biết về giá trị,chuẩn mực đạo đức công chức; đồng thời, thông qua kết quả thực thi công vụ phục vụ nhân dân để xác nhận một cách thực tiễn những giá trị đạo đức công chức trong phục vụ nhân dân, phụng sự dân tộc.

Mục tiêu của giáo dục đạo đức công chức là nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề đạo đức công chức; xây dựng đươc kỹ năng phê phán trong các quyết định mang tính đạo đức; hình thành thái độ nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ; kích thích trí tưởng tượng liên quan đến vấn đề đạo đức công chức; nâng tầm hiểu biết của công chức về các hạn chế và kỳ vọng của trách nhiệm công vụ thông qua các quy tắc xử sự, luật lệ và chuẩn mực đạo đức;…

Nên chăng, trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo dục đạo đức ở nhà trường cũng như nội dung thi tuyển công chức cần chú trọng vào việc khắc sâu những giá trị và chuẩn mực đạo đức công chức thông qua các cam kết đạo đức của công chức ngay từ khi mới được tuyển dụng vào nền công vụ. Công chức mới tham

92

gia vào nền công vụ phải cam kết bằng lời hứa danh dự hoặc tuyên thệ giữ gìn đạo đức công chức trong quá trình thực thi công vụ, mục tiêu tối thượng và duy nhất là phụng sự nhân dân và dân tộc trước sự chứng kiến của tập thể công chức, nhân dân và người có trách nhiệm.

Công tác bồi dưỡng đạo đức công chức không chỉ tạo điều kiện cho họ có được nhận thức đúng đắn về các vấn đề đạo đức công chức, mà còn phải chú trọng tới việc xây dựng các kỹ năng cần thiết, giúp công chức sử lý đúng đắn các tình huống liên quan đến đạo đức công chức trong thực thi công vụ cũng như trong đời sống thường nhật. Nền công vụ tạo điều kiện thuận lợi cho công chức học tập, tiếp thu những kinh nghiệm bổ ích về đạo đức công chức của các nền công vụ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, các nước các nước đều coi việc giáo dục đạo đức cho công chức và xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, liêm chính là biện pháp quan trọng đầu tiên để hạn chế tham nhũng, làm cho công chức tự nhận thức rằng “không nên tham nhũng”. Một trong số nước ban hành luật về đạo đức công chức (Thụy Điển, Étxtônia, Hàn Quốc, Malaixia, Cộng hòa liên bang Đức…). Trung Quốc đã ban hành các văn bản quy định về giáo dục đạo đức và xây dựng tác phong liêm chính trong Đảng và Nhà nước. Chính phủ Singapo giáo dục đạo đức “ tự răn mình” cho công chức và ban hành cuốn “ Sổ tay hướng dẫn của Chính phủ đối với công chức”, coi đó là biện pháp quan trọng để xây dựng đội ngũ công chức liêm chính. Hàn Quốc cũng rất chú ý giáo dục đạo đức cho công chức và họ đã thành lập Ủy ban đặc biệt về đạo đức công chức.

Đồng thời với quá trình giáo dục đạo đức công chức, cần phải nâng cao năng lực, kỹ năng cho công chức trong thực thi công vụ qua đào tạo: Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức sát với thực tế, hướng vào các vấn đè thiết thực đặt ra từ quá trình thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính; đào tạo, bồi dưỡng công chức theo nhu cầu; xác định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khóa học.

Trong Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai

93

đoạn 2011-2020, đưa ra đánh giá cho rằng, yếu kém lớn nhất của nền hành chính nước ta là:

Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới. Mặc dù công tác đào tào, bồi dưỡng được tăng cường, số lượng cán bộ, công chức qua các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức quản lý nhà nước mới với kỹ năng nghiệp vụ hành chính đạt được tỷ lệ còn thấp. Bằng cấp, chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng về chuyên môn của cán bộ, công chức vẫn là vấn đề đáng lo ngại [8].

Do vậy, nâng cao kỹ năng cho công chức giúp họ có khả năng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần vào việc thực hiện và đạt được các mục tiêu chiến lược do nền công vụ đề ra nhằm phục vụ nhân dân một cách có trách

nhiệm là yêu cầu bức thiết. Trong bối cảnh mới hiện nay, “công chức của các cơ

quan nhà nước phải được huấn luyện kỹ năng nhất định và vận dụng thành thạo các kỹ năng đó trong thực tế” [50]. Đó là tiền đề quan trọng để công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thực thi công vụ.

Những năng lực cần có đối với công chức bao gồm: Phải hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản của nền công vụ, có thể tiếp cận một cách hệ thống đến những nguyên tắc về tổ chức bộ máy nền công vụ; có khả năng vận dụng những kiến thức và nguyên tắc vào thực tiễn công tác; có khả năng tư duy độc lập trong thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả, đúng theo quy định và sáng tạo để phù hợp với thực tiễn; có khả năng nhận diện, phát hiện vấn đề; phân tích, đánh giá, tổng hợp, xử lý thông tin nhanh nhạy, biết sử dụng các công cụ thích hợp nhằm đưa ra giải pháp khả thi trong quá trình thực thi công vụ, vừa bảo đảm đúng pháp luật, vừa bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn.

Với những công chức tham mưu, là chuyện gia, hoạt động trong lĩnh vực nghiêm cứu, hoạch định chính sách thì cần có năng lực dự báo tương lai, có tầm nhìn rộng, biết sử dụng những công cụ trong hoạch định và xây dựng chiến lược, xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện.

94

Với những công chức lãnh đạo và quản lý, cần có năng lực về tầm nhìn, biết xây dựng chiến lược cho ngành,lĩnh vực, hay tổ chức; thiết lập các mục tiêu mang tính khả thi cao, phù hợp với các nguồn lực và khả năng của thực tiễn; có khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với con người một cách hiệu quả (kỹ năng, giao tiếp, lắng nghe, thấu hiểu và hành động đúng đắn với tinh thần liêm chính); có tinh thần trách nhiệm cao, tính kỷ luật, phẩm chất đạo đức và cái tâm trong sang trong thực thi công vụ.

Năng lực bổ trợ giúp công chức làm chủ, tự tin để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất trong điều kiện hiện thực gồm các kỹ năng nhận diện và phân tích vấn đề trong lập kế hoạch hành động; kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng phân tích vấn đề, thiết lập mục tiêu trong hoạt động thực thi nhiệm vụ; kỹ năng làm việc hiệu quả, biết lựa chọn ưu tiên, sắp xếp thời gian hợp lý, lập và theo dõi lịch công tác, lưu trữ hồ sơ, định lượng kết quả.

Công chức cần có năng lực quản lý hiện đại, như năng lực tư duy và hành động; năng lực quan hệ, giao tiếp, thuyết phục, lãnh đạo, làm việc với người khác; năng lực, học tập, tiếp thu, đổi mới, sáng tạo. Tất cả những năng lực đó được xây dựng trên nên tảng phẩm chất, thái độ và hành vi tương thích nhằm giúp người công chức có khả năng hoàn thành nhiệm vụ tương ứng với vị trí, chức danh một cách chủ động,tích cực.

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)