Trách nhiệm giải trình là sự thừa nhận về trách nhiệm đối với mọi hành động, mọi sản phẩm, mọi quyết định hay chính sách mà chúng ta đưa ra trong quản lý và thực hiện công việc; gắn với nghĩa vụ báo cáo, giải thích, biện minh cho mọi hậu quả của những việc chúng ta làm, đồng thời chịu sự trừng phạt nếu như những việc ấy vi phạm các quy tắc đạo đức pháp lý.
Trách nhiệm giải trình trước tiên là cơ chế chính sách, văn bản pháp luật phải được công bố một cách công khai để người dân khi cần có thể hiểu và thực hiện theo một trình tự pháp lý rõ ràng, không phải mất nhiều thời gian do vận dụng tùy tiện và những thủ tục hành chính rườm rà. Để giải quyết được điều này, một mặt, nền công vụ phải quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, phải đảm bảo thực thi công vụ và nghĩa vụ giải trình của công chức đối với thực thi công vụ. Công chức không có phẩm chất đạo đức tốt, không toàn tâm toàn ý để thực hiện trách nhiệm của mình thì phải bị loại ra khỏi nền công vụ. Mặt khác, muốn ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực và bảo đảm một nền công vụ vì dân, tất cả đều phải được công khai, giải trình. Nếu không thực hiện được việc này cũng có nghĩa là không tạo cho người dân điều kiện để họ thực hiện quyền giám sát của mình đối với nền công vụ.
Ở khía cạnh trách nhiệm, nền công vụ nhận sự ủy thác từ nhân dân thì phải có
trách nhiệm trước dân. “Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp không can thiệp trực
tiếp đến việc điều hành sản xuất kinh doanh; xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp hành chính…; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm tập thể và cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân của thử trưởng cơ quan trong công tác điều hành” [59]. Trách nhiệm gắn với chức vụ công trên nguyên tắc phải được cá nhân hóa. Mỗi hành vi xử sự nhân danh quyền lực công đều phải gắn với một chủ thể xác định. Chế độ trách
87
nhiệm cá nhân của công chức là những quy định về chức phận, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của công chức trong thực thi công vụ. Nếu họ không làm tốt, hoặc vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật, của luật đạo đức công chức. Chế độ trách nhiệm đó còn thể hiện qua việc chấp hành các quy định về chuyên môn nghiệp vụ cũng như cả về đạo đức công chức mà qua đó vừa thể hiện năng lực, phẩm chất người công chức, vừa thể hiện bản chất nền công vụ phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với nhân dân.
Nền công vụ phải được tổ chức theo nguyên tắc ủy quyền và xác lập trách nhiệm giải trình trước người đã giao quyền. Muốn thực hiện được trách nhiệm giải trình đối với nền công vụ, phải có một số công cụ đặc trưng: Nhân dân được thông tin đầu đủ, đúng và kịp thời, phải có năng lực phân tích và phản biện, phải được tự do phát biểu mà không sợ bị trù dập hay truy bức vì thái độ giám sát của mình; tạo ra thiết chế giám sát nền công vụ; xác lập các thói quen để hối thúc người chấp pháp và đứng đầu công vụ có đạo đức, phục vụ nhân dân, có trách nhiệm.
Muốn làm cho nền công vụ có hiệu lực, hiệu quả và có trách nhiệm thì trước hết phải rạch ròi, tường minh. Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã đi cùng với những thay đổi thể chế đáng kể ở Việt Nam; do đó, cần thiết phải xác lập trách nhiệm giải trình của nền công vụ trước nhân dân. Một mặt, cần tăng cường giáo dục tinh thần trách nhiệm cho công chức, làm cho họ nhận thức một cách sâu sắc rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền; việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng là để tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện tốt quyền làm chủ của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Mặt khác, cần giáo dục công chức quán triệt và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về thái độ, trách nhiệm của nền công vụ nói chung và của người công chức nói riêng trong thực thi công vụ phục vụ nhân dân. Đặc biệt, cần chú ý đến tư tưởng có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng của Người: Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Đảng và Chính phủ phải
88
có trách nhiệm đối với nhân dân. Trách nhiệm của nền công vụ, của công chức trước hết là trách nhiệm phục vụ nhân dân:
Một khi bị ràng buộc bởi trách nhiệm, con người với tư cách là chủ thể hoạt động phải hiểu được cách thức, kết quả, hiệu quả, thậm chí là hậu quả của những hành động của mình. Theo đó, ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức cũng như năng lực tự chịu trách nhiệm đạo đức ngày càng được nâng lên [3].
Hơn thế, công chức cần đẩy mạnh việc tự phê bình và phê bình trong nền công vụ, tự kiểm điểm làm rõ bản thân mình có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không. Trên cơ sở đó, xem xét, đánh giá tinh thần trách nhiệm của họ và có biện pháp xử lý thỏa đáng đối với những công chức thiếu tinh thần trách nhiệm.
Muốn xây dựng nền công vụ có trách nhiệm, công chức có đạo đức phục vụ nhân dân tất yếu phải xây dựng một chế độ trách nhiệm cá nhân của công chức, đặc biệt là đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Chính điều này sẽ khiến nền công vụ
ngày càng dân chủ và minh bạch, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Cần thiết phải “xây
dựng chế độ trách nhiệm cá nhân của các cán bộ, công chức nhà nước, đặc biệt là với những người đứng đầu, người lãnh đạo các cơ quan, đơn vị. Mục tiêu của bộ máy nhà nước là quản lý và tổ chức xã hội, là phục vụ lợi ích của nhân dân” [20]. Mỗi công chức cần được giao chức trách, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể với những quyền hạn nhất định. Trên cơ sở đó, thường xuyên tiến hành kiểm tra việc làm của họ. Nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ thì nghĩa là họ đã thiếu đạo đức công chức, chứ không phải là thiếu trách nhiệm; bởi lẽ, trách nhiệm đã được giao rõ ràng, cụ thể. Nền công vụ cần thực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Người đứng đầu cơ quan đơn vị phải chịu trách nhiệm về những sai lầm, khuyết điểm của bản thân, mà còn phải chịu trách nhiệm liên đới về những sai lầm, khuyết điểm của những công chức dưới quyền trong khi thực thi công vụ. Ngoài ra, cần xây dựng chế độ trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý công chức các cấp. Theo đó, nếu công chức thuộc cơ quan mình quản lý phạm phải những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng mà không được kịp thời phát hiện và xử lý thì cơ quan đó cũng phải
89
chịu trách nhiệm, chịu kiểm điểm nghiêm túc về thiếu đạo đức công chức, không làm tròn nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ trách nhiệm của các cơ quan chức năng, như thanh tra, kiểm tra, tổ chức. Các cơ quan này phải cơ sự phối hợp chặt chẽ và cộng đồng trách nhiệm trong việc giúp nền công vụ, chính quyền các cấp làm tốt công tác quản lý công chức; cần có những quy định chặt chẽ về chế độ trách nhiệm trong công tác làm báo cáo của cấp dưới đối với cấp trên. Đây là một kênh thông tin quan trọng, giúp cấp trên nghiên cứu, xử lý đúng các vấn đề trong lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, báo cáo phải đảm bảo đúng thời gian quy định. Nội dung báo cáo phải nêu đúng sự thật về kết quả, những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; nêu rõ những khó khăn, thuận lợi của cơ quan, đơn vị, địa phương và các biện pháp giải quyết cũng như những đề nghị với cấp trên. Người phải chị trách nhiệm về chất lượng, độ tin cậy của báo cáo là thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương. Nếu vì chạy theo bệnh thành tích mà báo cáo sai sự thật thì người thủ trưởng phải bị xử lý nghiêm do thiếu tinh thần trách nhiệm.
Tóm lại, nhà nước phải có quy định rõ ràng và chặt chẽ về chế độ trách nhiệm trong công tác làm báo cáo của cấp dưới đối với cấp trên thì mới khắc phục được tình trạng làm báo cáo qua loa, đại khái hoặc không làm báo cáo; đồng thời, cần có những quy định rõ về chức trách, nhiệm vụ của công chức. Chỉ có như vậy mới nâng cao được trách nhiệm, đạo đức công chức của họ. Nhờ đó, đội ngũ công chức mới thực sự là công bộc của nhân dân, phục vụ nhân dân, không gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân; giải quyết công việc của nhân dân một cách chính xác, nhanh chóng, đúng luật, đúng thơi gian quy định, tránh lối làm việc lề mề, qua loa, tắc trách.