Tăng cường công tác thanhtra công vụ, kiểm tra giám sát, ngăn

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 87 - 90)

ngừa và xử phạt vi phạm nhằm nâng cao đạo đức công vụ

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức; trong đó, có vấn đề nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức trong họa động thực thi công vụ. Vì vậy, tăng cường công tác thanh tra công vụ đối

84

với việc thực hiện Luật Cán bộ, công chức nói chung và trách nhiệm của công chức trong hoạt động thực thi công vụ nói riêng là một hoạt động rất cần thiết nhằm đôn đốc, giám sát để phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả những hạn chế tồn đọng trong việc thực hiện công vụ.

Một nhà nước vững mạnh và thực sự của dân, do dân, vì dân phải là một nhà nước có nền công vụ hiệu lực, hiệu quả đối với đội ngũ công chức có trách nhiệm vì dân. Vì vậy, một trong các nội dung để triển khai và thực hiện tốt Luật Cán bộ, công chức chính là đề cao trách nhiệm công vụ, đạo đức công chức. Thanh tra công vụ, về thực chất là thanh tra trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của công chức khi thực thi công vụ được Nhà nước giao. Trong bối cảnh nước ta chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đổi mới công tác thanh ra công vụ đối với công vụ, công chức cần được coi trọng và nâng lên một tầm cao mới nhằm đáp ứng đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thanh tra công vụ trong thời gian qua tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của công chức cơ quan hành chính trong công tác cải cách hành chính nhà nước. Đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và là vấn đề cấp bách đòi hỏi phải được bổ sung trong điều kiện chưa xây dựng đầy đủ thể chế về công vụ, các chế định về trách nhiệm của công chức chưa rõ ràng và chưa được hoàn chỉnh đủ để đánh giá trách nhiệm trên từng cương vị của từng công chức, cũng như chức năng,nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan nhằm đánh giá hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân của từng cơ quan trong nền công vụ.

Nội dung của thanh tra công vụ trong công tác cải cách thủ tục hành chính tập trung chủ yếu vào tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của công chức trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công việc của tổ chức, cá nhân; về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, về tinh thần thái độ, thời gian làm việc, về quy tắc ứng xử của công chức đối với nhân dân nhằm mục đích tối hậu là phục vụ nhân dân.

85

quản lý công chức lỏng lẻo tại các cơ quan, đơn vị; chấn chỉnh một số việc làm sai quy trình, như thu thừa thủ tục, giải quyết hồ sơ chậm trễ hoặc sai hẹn, thu phí và lệ phí chưa đúng hoặc để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đi lại nhiều lần, làm thủ tục ở nhiều nơi…

Mặc dù còn một số hành vi vi phạm của công chức trong thực thi công vụ chưa được xử lý tốt, song có thể nói, kết quả thanh tra công vụ đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Cái khó của thanh tra công vụ là việc xử lý trách nhiệm của công chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính nhà nước. Chẳng hạn, một hành vi vi phạm kỷ luật của công chức được xác định rõ ràng, cá nhân thừa nhận nhưng thủ tục xử lý lòng vòng, rốt cuộc cũng chỉ “ nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm” là chính. Hơn thế, như đã đề cập ở phần trình bày về thực trạng trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức, nhiều vụ tham nhũng, quan liêu chỉ được phát hiện khi vụ việc đã vỡ lở hoặc do sự phát hiện, khiếu kiện của nhân dân hay qua phương tiện thông tin đại chúng, chứ ít khi được phát hiện qua kênh thanh tra công vụ chính thức của các cơ quan quản lý công chức.

Theo Luật Cán bộ, công chức, thanh tra công vụ là nhiệm vụ cần được tiến hành thường xuyên. Thực tế cho thấy, đây là lĩnh vực còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, muốn thanh tra công vụ có hiệu quả, góp phần nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức thì trước tiên cần phải làm rõ chế độ trách nhiệm cá nhân của mỗi người công chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao. Khi chưa làm rõ được vấn đề này thì thanh tra công vụ nếu có tiến hành cũng sẽ trở nên kém hiệu quả và do vậy, yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng sẽ không đảm bảo tính ổn định, bền vững và lâu dài.

Tăng cường thanh tra công vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ không nhằm mục đích nào khác hơn là phát hiện và kịp thời ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng; đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức. Vì vậy, có thể nói không ngừng phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với công chức và hoạt động công vụ, thực hành dân chủ rộng rãi trong đời sống xã

86

hội là cơ sở để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của công chức. Bên cạnh đó, chúng ta sớm hoàn thiện cơ chế quản lý công chức, quy định rõ thẩm quyền quản lý từng loại công chức của từng cấp, từng ngành, tưng cơ quan, đơn vị; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong quản lý hoạt động công vụ của công chức thuộc quyền.

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)