Nâng cao đạo đức công vụ trên cơ sở xây dựng chế độ vật chất,

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 98 - 110)

lợi xã hội phù hợp

Từ thực trạng như đã phân tích ở chương 2, đạo đức công vụ ở nước ta còn có nhiều vấn đề bức xúc, như tham nhũng, quan liêu, vô trách nhiệm, thiếu đạo đức trong thực thi công vụ của công chức… Tất cả những hiện tượng trên là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn khắc phục và xóa bỏ những hiện tượng trên nhằm làm cho nền công vụ trở lên có trách nhiệm, công chức có đạo đức trong thực thi công vụ, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội thì trước hết phải xóa bỏ được cơ sở kinh tế sinh ra những hiện tượng tham nhũng, thiếu đạo đức, vô trách nhiệm trong thực thi công vụ của công chức. Chính sách tiền lương phải đảm bảo được đời

95

sống của công chức. Bởi lẽ, công chức cũng phải thỏa mãn được nhu cầu ăn, uống, chỗ ở, mặc rồi mới có thể phục vụ nhân dân một cách tốt nhất, có đạo đức liêm chính nhất.

Một mặt, chúng ta phải thừa nhận giá trị của sức lao động, tiền lương là giá cả của sức lao động, trong nền kinh tế thị trường. Theo đó, công chức có quyền đòi hỏi được trả lương đúng với gía trị sức lao động của họ trong mọi tương quan với thị trường lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, tiền lương, thu nhập của công chức dù do ngân sách trả, vẫn phải đặt trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương, thu nhập của khu vực thị trường. Nếu không thỏa mãn quan hệ này sẽ dẫn đến tình trạng công chức tìm cách “xoay” trong thực thi công vụ để “bù đắp tiền lương” như quan liêu, tham nhũng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, can thiệp hành chính vào thị trường của các nhóm lợi ích để “đòi chia sẻ lợi ích”, làm lũng đoạn, méo mó thị trường và tăng dòng chảy máu chất xám từ nền công vụ ra khu vực thị trường. Mặt khác, với những công chức được đào tạo ở trình độ cao, họ làm việc chủ yếu bằng trí óc, có tác động đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội và đòi hỏi trách nhiệm rất cao… Nếu không tính đến các đặc thù trên, nhất là trả lương không đúng, không đủ thì sẽ làm méo mó quan hệ tiền lương ở khu vực này và phát sinh nhiều tiêu cực, tham nhũng.

Vì vậy, thực hiện trả lương cho công chức theo cơ chế thị trường là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm trong sạch nền công vụ. Cải cách tiền lương phải bảo đảm cho công chức được sống bằng tiền lương ở mức trung bình khá, thậm chí giàu có trong xã hội để họ yên tâm phục vụ nhân dân một cách tốt nhất, liêm chính nhất. Nền công vụ cần có bước đổi mới mang tính đột phá để công chức có thể sống bằng đồng lương, và yên tâm cống hiến mà không phải quá so đo hơn thiệt. Chúng ta nên trả lương cho công chức theo trình độ, khả năng làm việc; cho thuê hoặc bán nhà giá rẻ cho công chức nhà nước sau thời gian dài cống hiến tốt cho nước, cho dân, giúp họ giảm gánh nặng nhà cửa. Muốn nền công vụ có trách nhiệm phục vụ nhân dân, công chức có đạo đức liêm chính trong thực thi công vụ phải cải cách hệ thống tiền lương theo cơ chế thị

96

trường, phải xã hội hóa một số khâu hành chính, từ đó có thể giảm được số lượng công chức thừa và tăng được tiền lương cho công chức. Còn nếu chúng ta chỉ hô hào cải cách hành chính mà không khắc phục được nguyên nhân gốc rễ là tiền lương của công chức thấp, bất hợp lý… thì tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu nhân dân sẽ vẫn là bài toán chưa có lời giải. Song, tiền lương tăng mà không xây dựng bản mô tả công việc của các vị trí công chức trong thực thi công vụ, xác định trách nhiệm quản lý công chức theo kết quả công việc, thì tăng lương chưa hẳn sẽ khiến công chức tận tụy với nền công vụ. Các giải pháp về kỹ thuật như trên về thực chất, không quá khó, song cái khó hơn nằm ở chỗ là những người có trọng trách, những người quyết định chế độ tiền lương của công chức được thực thi trong cuộc sống có đồng thuận hay không.

Cũng cần quán triệt một yêu cầu là không tăng lương một cách dàn trải. Nếu tăng lương đồng loạt cho mọi đối tượng hưởng lương sẽ không thể tạo ra đột phá về thu nhập cho đội ngũ công chức và ngân sách có hạn. Vì vậy, để trả lương cho công chức theo cơ chế thị trường, đòi hỏi Nhà nước phải tập trung cải thiện thang bậc lương và làm có trọng điểm đối với đối tượng là công chức. Phương thức trả lương theo thâm niên như hiện nay là gốc rễ dẫn đến những bất cập về thu nhập của công chức và mục tiêu tinh giảm biên chế, vẫn mang nặng tính bao cấp. Nguyên tắc trong việc trả lương là trả theo năng suất lao động theo cơ chế thị trường. Đây là nguyên tắc cơ bản tạo nên sự công bằng và tạo động lực cho lao động, cho sự sáng tạo, phục vụ nhân dân một cách tốt nhất có thể. Tuy nhiên, nguyên tắc này trên thực tế đã và đang chưa được thực hiện đối với công chức trong nền công vụ. Cơ chế trả lương như hiện tại có các điểm yếu: Công chức không có động lực phấn đấu, cũng chẳng cần sáng tạo, cứ đều đều, từ từ mà làm, công việc hôm nay chưa làm xong, mai làm tiếp không sao hết. Thậm chí, tranh thủ chân trong, chân ngoài cải thiện thêm thu nhập cho gia đình, giải quyết tiền ăn, ở, học, đi lại cho bản thân và con cái; không thu hút, giữ được người có tài, có đạo đức trong nền công vụ lâu dài. Công chức làm tốt trong thực thi công vụ cũng chẳng được trả lương cao hơn công chức tồi. Làm tốt để có một vị trí quản lý, lãnh đạo thì lại càng khó khăn; thậm chí, làm tốt,

97

làm có trách nhiệm có khi còn bị đố kỵ. Vì vậy, công chức làm “được việc” sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng vì họ không được đánh giá qua lương cũng như qua vị trí công việc; không tạo được động lực trong việc tinh giản biên chế.

Hiện nay, chúng ta đã tiến hành cải cách tiền lương, đã tinh giản biên chế, nhưng biên chế hiện lại đang tăng, chứ không giảm. Vì vậy, việc cải cách cơ chế tiền lương cần phải trở về đúng nguyên tắc “ lương trả theo kết quả lao động” theo cơ chế thị trường đối với công chức, đành rằng đánh giá kết quả lao động của công chức là khó khăn hơn các công việc cụ thể. Nếu làm được điều này, công chức nhất định trở lên liêm chính và trách nhiệm phục vụ nhân dân sẽ tốt hơn, đúng với bản chất của nền công vụ ở nước ta là nền công vụ phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với dân. Mặt khác, công chức sẽ tự hào giới thiệu về nghề nghiệp của mình: “ Tôi là công chức”. Ngoài ra, thay vì căn cứ vào thâm niên công tác của công chức để trả lương, nên xây dựng quỹ dưỡng liêm đối với từng cá nhân công chức. Quỹ dưỡng liêm được tính bằng thời gian gắn bó, đóng góp cho nền công vụ theo những khoảng thời gian nhất định được quy đổi thành những lượng tiền - lượng tiền này đủ lớn, ngày càng lũy tiến nhằm tạo động lực thúc đẩy công chức thực thi công vụ một cách liêm chính. Lượng tiền này không được trả thường xuyên cho công chức, mà nó được tích lũy cho đến khi nào công chức không còn tham gia phục vụ nền công vụ (về hưu, bệnh tật, thôi việc hợp pháp, thậm chí chết…) mới được trả. Nếu công chức trong quá trình thực thi công vụ phạm luật, bị cách chức thì vĩnh viễn không được nhận khoản tiền này, thậm chí còn bị xử phạt, truy tố.

Việc cải cách cơ bản hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương công chức phải chú trọng đến kết quả đầu ra của hoạt động công vụ; phân biệt rõ đặc điểm, tính chất của từng loại hình công vụ; đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng. Có thực hiện tốt nguyên tắc này thì tiền lương mới thực sự có tác dụng thúc đẩy công chức phấn đấu nâng cao năng lực thực thi công vụ hơn là chỉ phấn đấu để có bằng cấp cao nhưng chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ lại yếu kém.

Cùng với chính sách tiền lương hợp lý, cần xây dựng chế độ tiền thưởng thường xuyên và đột xuất thỏa đáng, đối với công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm

98

vụ; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc quyết định chi tiền thưởng cho công chức dưới quyền. Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính nhưng chỉ làm được việc của chuyên viên, chỉ được hưởng lương chuyên viên và ngược lại! Do đó, tất yếu phải xây dựng cơ cấu công chức của nền công vụ theo vị trí công việc, mỗi loại vị trí công việc tương ứng với một mức lương phù hợp. Hiện tại, chúng ta đang rất lãng phí tiền của của nhân dân một phần cũng vì không thực hiện nguyên tắc trên.

99

Kết luận Chƣơng 3

Để nâng cao đạo đức công vụ, cần có một hệ thống giải pháp toàn diện, vừa nhấn mạnh giá trị đạo đức và tính hướng thiện của con người, tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức phát triển, vừa có cơ chế phòng ngừa, răn đe sự suy thoái đạo đức của công chức trong thực thi công vụ. Để khắc phục những yếu kém và phát huy những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua của nền công vụ, chúng ta cần nhận thức rõ rằng, nâng cao đạo đức công vụ nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân; một nền công vụ chuyên nghiệp với đội ngũ công chức vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có trình độ chuyên môn cao. Muốn vậy, phải ưu tiên xây dựng nền công vụ theo hướng: xây dựng nền công vụ có khả năng phòng ngừa, ngăn chặn quan liêu, tham nhũng, lợi ích nhóm; xây dựng một nền công vụ bảo đảm công chức không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn thỏa mãn được nhu cầu tồn tại, phát triển ở mức khá tốt; xây dựng nền công vụ đặt trên nguyên tắc công chức chỉ được làm những việc mà pháp luật cho phép, làm tốt nhất có thể với tinh thần liêm chính, tự giác phục vụ nhân dân một cách có trách nhiệm; xây dựng nền công vụ bảo đảm sự kiểm soát của nhân dân đối với công chức, nền công vụ có tính minh bạch cao, dân chủ, triệt để thực hiện trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân; xây dựng nền công vụ tạo điều kiện cho việc bồi dưỡng đạo đức trong sáng, liêm chính của người công chức; không có đạo đức liêm chính thì dù tài giỏi mấy cũng không phục vụ được nhân dân và dân tộc. Đồng thời, muốn nâng cao đạo đức công vụ, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản, như pháp điển hóa các giá trị đạo đức công chức thành những cam kết buộc công chức thực hiện trong thực thi công vụ; xây dựng chế định tuyển dụng và sát hạch thường xuyên; tăng cường thanh tra công vụ nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức thực hiện trách nhiệm giải trình của công chức trong thực thi công vụ; tăng cường giáo dục đạo đức công chức; nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức trên cơ sở xây dựng chế độ vật chất phù hợp....

100

KẾT LUẬN

Nhìn chung vấn đề công vụ, công chức, đạo đức công vụ... đã được nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay dường như chưa có công trình nào nghiên cứu về công vụ, công chức, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức một cách có hệ thống, dưới góc độ của Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật và trong môi trường xây dựng nhà nước pháp quyền.

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đạo đức công vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong việc nghiên cứu đạo đức công vụ,mang lại ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn nhằm lý giải thực trạng đạo đức công vụ ở nước ta thời gian qua. Đồng thời định hướng và xây dựng các nhóm giải pháp cho việc nâng cao đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay.

Những thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong thời gian qua bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của đạo đức công vụ. Mặc dù vậy vẫn còn hạn chế, yếu kém về đạo đức công vụ. Điều này thể hiện ở chỗ: cải cách thể chế bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, thiếu tính toàn diện, đồng bộ; Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới; Đạo đức, thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận đáng kể công chức chưa tốt, bị người dân ca thán nhiều. Biểu hiện cụ thể của hạn chế yếu kém của đạo đức công vụ ở nước ta, đó là: tình trạng quan liêu ở nước ta ngày càng gia tăng và mang tính phổ biến, nó không chỉ diễn ra trong bộ máy nhà nước, mà còn diễn ra trong bộ máy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận công chức, viên chức

nhà nướcvẫn còn diễn ra trên một số lĩnh vực. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng,

với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của

Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Tình hình khiếu nại, tố cáo ngày càng gia tăng và

có diễn biến phức tạp. Điều này phản ánh sự yếu kém của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Tình trạng yếu kém trong thực thi công vụ ở nước ta hiện nay bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: sự nghiệp đổi mới kinh tế diễn ra chưa lâu; các qui

101

luật của nền kinh tế theo cơ chế thị trường mới bước đầu bộc lộ và nhận thức còn chưa đầy đủ; xây dựng và vận hành một nền công vụ phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một công việc hoàn toàn mới mẻ, chưa có tiền lệ ở nước ta; xu hướng chính trị hóa, nhà nước hóa quá mức các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; sự sa sút đạo đức trong lối sống, chủ nghĩa cá nhân phát triển. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân về nhận thức và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Chúng ta chưa tạo được quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc đấu tranh phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Chúng ta chưa có một hệ thống các biện pháp tổng thể, đồng bộ và có tính khả thi để phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Muốn khắc phục một cách có hiệu quản những hạn chế, yếu kém, chúng ta cần nhận thức rõ việc nâng cao đạo đức công vụ trong bối cảnh mới là tất yếu khách quan; xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp với đội ngũ công chức vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trình độ chuyên môn để phục vụ nhân dân ngày càng hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân khi điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi. Đồng thời cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản như pháp điển hóa các giá trị đạo đức công vụ thành những cam kết buộc công chức thực hiện; xây dựng chế độ tuyển dụng và sát hạch thường xuyên; tăng cường thanh tra công vụ; thực hiện trách nhiệm giải trình; tăng cường giáo dục đạo đức công vụ; xây dựng chế độ vật chất phù hợp… thì mới góp phần khả thi nâng cao đạo đức công vụ trong

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 98 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)