Việc thực hiện trách nhiệm, bổn phận của công chức

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 45 - 46)

Để đánh giá đạo đức công vụ của công chức cần phải căn cứ vào việc thực hiện trách nhiệm, bổn phận của công chức trong hoạt động công vụ của họ hướng tới phục vụ con người, phục vụ nhân dân như thế nào. Điều này trước hết thể hiện ở những cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền, tự do, lợi ích của họ.

Trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là từ khi tiến hành cải cách nền hành chính, việc thực thi trách nhiệm công vụ và đạo đức công vụ ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tạo nên sự chuyển biến theo xu hướng tích cực, tiến bộ của đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Những thành tựu này thể hiện tập trung qua một số khía cạnh cơ bản như sau:

*Thứ nhất: Trong xây dựng đội ngũ công chức

Ở nước ta, công tác xây dựng đội ngũ công chức trong thời gian qua đã từng

bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đảm bảo duy trì tính hiệu quả trong vai trò mới của nhà nước phân cấp và giao tuyến. Có thể thấy, những cải cách vừa qua đã tập trung vào việc xây dựng một đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức tốt và kỹ năng hành chính chuyên nghiệp đáp ứng vai trò mới của Nhà nước.

Công chức có đạo đức trong thực thi công vụ là người luôn thể hiện lương tâm, trách nhiệm của mình vì lợi ích chung của xã hội, của nhân dân; luôn ý thức rõ về cái cần phải làm và mong muốn được làm vì nhân dân, phục vụ nhân dân một cách liêm chính nhất. Dù làm việc ở những vị trí khác nhau, song hầu hết đội ngũ công chức đều có những cống hiến nhất định cho dân tộc, góp phần phục vụ nhân dân. Nếu thiếu ý thức và phẩm chất đạo đức công chức, họ khó có thể đảm đương và hoàn thành công vụ của mình và do vậy, nền công vụ nước ta cũng khó có thể đạt được những thành tựu to lớn trong thời gian qua.

*Thứ hai: có sự chuyển biến theo hướng tích cực về chất lượng và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức.

42

và đúng đắn bổn phận “ công bộc”, trách nhiệm phục vụ nhân dân của mình với tinh thần liêm chính, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần khắc phục khó khăn vượt qua những thách thức của cuộc sống hiện thực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có thể khẳng định rằng, những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ công chức.

Dựa trên những cơ sở pháp lý cũng như các chuẩn mực đạo đức đúng đắn và khoa học, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ công chức ngày càng có chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Điển hình là các địa phương, như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Bà Rịa - Vũng Tầu, Bình Dương; các bộ, ngành như Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Hải quan, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ… Điều này nói lên rằng, trách nhiệm công vụ trong thực thi công vụ càng cao thì khả năng điều chỉnh đạo đức công vụ càng rộng.

Có thể khẳng định rằng, qua việc thực hiện những đổi mới, cải cách chế độ công vụ và công chức trong những năm qua, đội ngũ công chức nước ta đã có bước trưởng thành đáng kể. Một bộ phận công chức hành chính có năng lực, trình độ, kỹ năng chuyên nghiệp đáp ứng được đòi hỏi của một nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại.

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)