Xây dựng chế định tuyển dụng và sát hạch công chức thường xuyên

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 85 - 87)

Ở nước ta hiện nay, công chức tham gia vào nền công vụ theo hai con đường: Thi tuyển và xét tuyển. Công chức trong bộ máy công quyền được bảo đảm bằng chế độ biên chế. Để có thể đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì việc tiến hành cải cách chế độ tuyển dụng công chức là một đòi hỏi khách quan và hết sức cần thiết.

Tuyển dụng công chức là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đánh giá những người có nguyên vọng trở thành công chức theo các trình tự, thủ tục và phương thức do pháp luật quy định để lựa chọn những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có khả năng đáp ứng được vị trí việc làm và làm việc trong những cơ quan có nhu cầu về nhân lực. Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên của quá trình quản lý nhân sự trong bộ máy; do đó, pháp luật phải quy định rõ các điều kiện, hình thức, nội dung tuyển dụng công chức. Yêu cầu đặt ra đối với quy định về việc tuyển dụng công chức là phải tạo cơ sở pháp lý để tuyển chọn được những người thực sự có đức, có tài. Có thể khẳng định rằng, không thể thực hiện phát triển đất nước và hội nhập quốc tế thành công với một đội ngũ công chức chất lượng thấp, phẩm chất kém và thiếu năng lực quản lý. Để có được đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt thì tuyển dụng là khâu hết sức quan trọng nhằm thu hút, phát hiện người có tài, có đức, đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu của công việc.

Là một trong những chế định điều chỉnh công vụ, chế định tuyển dụng công chức có vai trò quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý để xây dựng nền công vụ phục vụ, đổi mới mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân. Để đáp ứng được yêu

82

cầu ấy, đòi hỏi đội ngũ công chức phải thực hiện công vụ một cách dân chủ, chuyên nghiệp, chính quy, hiệu quả, có trách nhiệm. Chế định về tuyển dụng công chức có vai trò quan trọng trong quá trình cải cách chế độ công vụ, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân thông qua việc tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục đổi mới quá trình tuyển dụng công chức, xây dựng đội ngũ công chức chính quy, chuyên nghiệp. Theo đó, việc cải cách chế độ tuyển dụng công chức cần được thực hiện đồng bộ, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức.

Vì vậy, hiện nay, theo chúng tôi, nên bổ sung vào Luật Cán bộ, công chức của nước ta những quy định cần thiết về chế định sát hạch công chức. Sát hạch là công tác cơ bản của việc quản lý công chức, nó đóng vai trò quan trọng làm cho cơ chế động viên của việc quản lý nhân sự ngày một vững chắc, đưa ra những căn cứ khách quan cho việc tuyển chọn những người có đức, có tài tham gia làm việc, góp phần nâng cao hiệu suất công tác của nền công vụ.

Sát hạch công chức là thuật ngữ chỉ công việc mà các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra, khảo sát, thẩm định theo định kỳ hoặc không theo định kỳ nhằm đánh giá hiệu quả thành tích làm việc và tố chất chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực công tác… của các công chức trực thuộc; trên cơ sở đó, để thực thi việc thưởng phạt, cất nhắc và điều chỉnh một cách hợp lý, công bằng đối với các công chức. Từ đó phát huy đầy đủ tính tích cực của công chức, nâng cao hiệu suất công tác của nền công vụ, tạo động lực thúc đẩy công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

Việc tổ chức sát hạch công chức sẽ phát huy được tác dụng tích cực trên nhiều mặt trong công tác quản lý các công chức:

Thứ nhất, sát hạch là công tác có tính chất nền tảng trong chế độ quản lý các công chức. Mục đích của việc tiến hành sát hạch là nhằm đưa ra một tiêu chuẩn khách quan cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm, thưởng phạt, đề bạt, trả thù lao lương bổng đối với công chức. Phải thông qua sát hạch thì cơ quan quản lý công chức mới có thể có được những căn cứ đúng và đầy đủ làm cơ sở cho sự đánh giá chính xác và toàn diện về tố chất chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực công tác, phẩm

83

chất đạo đức và thành tích thực tế của các công chức. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý công chức mới có thể sử dụng công chức theo đúng tài năng và đức độ của họ, trả tiền lương một cách hợp lý, để bạt những công chức xuất sắc trong công tác vào các cương vị công tác quan trọng hơn; đông thời kịp thời điều chỉnh và uốn nắn những công chức có thành tích bình thường, hoặc loại ra khỏi bộ máy những công chức kém cỏi và không đáp ứng được yêu cầu công tác.

Thứ hai, sát hạch là biện pháp hữu hiệu để khích lệ công chức hăng hái phấn đấu vươn lên thể hiện tài năng của mình. Tiến hành sát hạch công chức nghĩa là đánh giá tình hình thực thi công vụ trên cương vị công tác của họ. Hoạt động này mang tính khách quan. Việc quy định rõ những tiêu chuẩn khách quan và bảo đảm thực hiện đúng những quy định đó trong quá trình sát hạch sẽ khắc phục được sự tùy tiện, chủ quan khi nhận xét, đánh giá công chức, khắc phục tệ nạn ô dù, thân quen, kể cả việc đánh đồng, bình quân chủ nghĩa.

Thứ ba, sát hạch là phương thức, biện pháp cơ bản và quan trọng để phát hiện, bồi dưỡng và tuyển chọn những người tài giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt tương xứng với vị trí công tác.

Thứ tư, sát hạch là chiếc đòn bẩy nâng cao hiệu quả công tác trong các cơ quan nhà nước. Việc sát hạch các công chức sẽ giúp cho sự giám sát công chức trong thực thi công vụ bảo đảm chặt chẽ và kịp thời tìm biện pháp cải tiến nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức. Để xây dựng và phát triển đội ngũ công chức có trách nhiệm cao và đạo đức công tốt, cùng với việc tổ chức sát hạch đánh giá công chức và thực hiện nghiêm chế độ tuyển dụng, cần thực hiện thí điểm và nhân rộng việc thay thế chế độ biên chế hiện tại bằng chế độ hợp đồng.

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)