Pháp điển hóa các giá trị đạo đức công chức thành những cam

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 76 - 85)

bắt buộc công chức thực hiện trong thực thi công vụ

Đối tượng phục vụ của công vụ là mọi tổ chức, công dân và người nước ngoài. Hoạt động công vụ phải được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, công khai, tuân thủ pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân. Song, chính vì sự thiếu vắng những quy định có tính pháp lý cụ thể về hoạt động công vụ nói chung, đạo đức công chức nói riêng đã đưa đến những bất cập không thể tránh khỏi. Vì vậy, để thực thi công vụ tốt, cần thiết phải pháp điển hóa các giá trị đạo đức công chức thành các cam kết buộc công chức thực hiện.

73

Các cam kết đạo đức đòi hỏi phải cụ thể trong thực thi công vụ của công chức đã trở thành một vấn đề thiết yếu đối với nền công vụ. Do đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nên việc pháp điển hóa các giá trị đạo đức công chức buộc họ thực hiện thực thi công vụ có ý nghĩa cơ bản và quan trọng nhằm xây dựng nền công vụ có trách nhiệm với nhân dân. Cam kết đạo đức công chức là đòi hỏi từ bên trong, từ nội tâm mà công chức coi như một công cụ để tự kiểm soát bản thân trước những cám dỗ thường xuyên trong thực thi công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính của mình. Đồng thời, cần có một hệ thống quản lý đạo đức công chức phù hợp.

Một là, cam kết đạo đức công chức cần được phản ánh trong một khuôn khổ pháp lý cụ thể, dân chủ. Những quy định pháp lý là cơ sở để đưa ra những nguyên tắc và tiêu chuẩn áp đặt tối thiểu đối với hành vi của mọi công chức. Luật pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có thể đưa ra những giá trị căn bản buộc nền công vụ phải có trách nhiệm, công chức phải có đạo đức trong thực thi công vụ; đồng thời, tạo ra một khuôn khổ hướng dẫn, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật và thậm chí truy tố nếu có biểu hiện vi phạm nghiêm trọng. Muốn vậy, cần

phải “pháp điển hóa pháp luật về công vụ là việc trật tự hóa một cách sâu sắc,

toàn diện các quy định thể chế hiện hành về công vụ, công chức; trên cơ sở đó xây dựng một văn bản quy phạm mới với những thay đổi căn bản trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ công vụ, công chức” [49].

Hai là, cam kết đạo đức công chức trong nền công vụ phải tường minh. Công chức phải nắm vững những nguyên tắc và tiêu chuẩn căn bản mà họ cần tuân thủ trong thực thi công vụ; hiểu rõ giới hạn của các hành vi có thể được phép hay bị ngăn cấm. Cần có một tuyên bố chính xác, công khai những tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức công chức trong thực thi công vụ.

Ba là, công chức cần được biết quyền và nghĩa vụ của họ khi phát hiện hay nghi ngờ những hành vi vi phạm đạo đức trong thực thi công vụ. Điều đó đòi hỏi phải có những quy tắc và trình tự rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền, người chịu trách nhiệm theo dõi, và cần có một cơ cấu trách nhiệm chính thức. Công chức cũng

74

cần được biết họ sẽ được bảo vệ ra sao trong trường hợp phát hiện ra những hành vi trái đạo đức.

Bốn là, quy trình thực hiện cam kết đạo đức phải rõ ràng và công khai. Nhân dân có quyền được biết các cơ quan nhà nước thi hành quyền lực và sử dụng các nguồn lực mà họ được ủy thác như thế nào. Việc kiểm tra của nhân dân phải được tạo điều kiện thông qua các quy trình dân chủ và công khai, được pháp luật bảo hộ và được tiếp cận với các nguồn thông tin công cộng. Tính minh bạch cần được củng cố hơn bằng các biện pháp, như các hệ thống thông báo và công nhận vai trò chủ động và độc lập của thông tin đại chúng. Cơ chế trách nhiệm đầy đủ cần được áp dụng trong nền công vụ. Trách nhiệm vừa là sự phục tùng với những quy luật và nguyên tắc đạo đức, vừa phải đạt được kết quả. Cơ chế trách nhiệm có thể áp dụng trong phạm vi nội bộ một cơ quan, cũng có thể được áp dụng trong phạm vi toàn nền công vụ. Cơ chế tăng cường trách nhiệm cần được thiết kế để kiểm soát hợp lý, đồng thời cho phép sự quản lý một cách linh hoạt.

Năm là, thủ tục và các biện pháp xử phạt thích hợp đối với sự vi phạm các cám kết đạo đức công chức. Các cơ chế phát hiện và điều tra độc lập đối với các hành vi sai trái, như tham nhũng… là một phần thiết yếu nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức. Cần có những thủ tục tin cậy và các nguồn lực cần thiết để giám sát, báo cáo và điều tra những vi phạm các quy định của nền công vụ, đồng thời phải có biện pháp kỷ luật hay xử lý hành chính nhằm ngăn chặn, răn đe tình trạng vi phạm đạo đức công chức trong thực thi công vụ. Đạo đức công

chức “là một quy tắc đạo đức. Mỗi nhà cung cấp các dịch vụ chuyên biệt của Chính

phủ phải có, hoặc phải thấm nhuần một khuynh hướng đạo đức thiên về hành động theo lợi ích của những người mà họ phục vụ” [58]. Suy cho cùng, trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức cũng là một bộ phận của cơ chế của dân, do dân, vì dân. Theo chúng tôi, muốn tạo tiền đề có tính nền tảng cho những cam kết đạo đức công chức trong thực thi công vụ, thì tiêu chí đạo đức cần được pháp điển hóa trong khuôn khổ pháp lý quy định để làm cơ sở xác định những tiêu chuẩn và nguyên tắc bắt buộc nhằm điều chỉnh hành vi của mỗi công chức khi thực thi công vụ. Qua đó,

75

góp phần nâng cao phẩm chất, giá trị đạo đức của đội ngũ công chức trong thực thi

công vụ. “Mỗi loại hình nghề nghiệp có một số chuẩn mực đạo đức thể hiện một

cách nổi bật, làm thành tính đặc thù đạo đức của nghề nghiệp đó…; tận tụy với công vụ, thanh liêm, gương mẫu là yêu cầu đạo đức của người quản lý xã hội” [38]. Nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức bao gồm sự tôn trọng quyền con người, đề cao vai trò của sự chuyên cần, tính kỷ luật, tính trung thực, trách nhiệm, liêm chính, phát huy cao độ ý thức tự giác và sự công bằng. Các cam kết đạo đức công chức, tiêu chí về giá trị, chuẩn tắc đạo đức công chức cần được phổ biến sâu rộng trên mọi phương tiện thông tin đại chúng để mọi người hiểu rõ ý nghĩa, vai trò và chuẩn mực của những giá trị nhân văn là nhân tố không thể thiếu trong nền hành chính hiện đại, dân chủ. Khi những giá trị này thấm nhuần trong xã hội, công luận trở thành một áp lực tốt để công chức tự trau dồi đạo đức, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn làm nền tảng cho quá trình nhận thức và thực thi công vụ phục vụ nhân dân bảo đảm kỷ cương, thể hiện các giá trị nhân văn và xứng đáng là công bộc thực sự của nhân dân.

Giá trị, chuẩn mực đạo đức công chức rất quan trọng trong thực thi công vụ, nó thể hiện bản chất của Nhà nước, của nền công vụ. Nó làm cho nhân dân tin tưởng

hơn vào Chính phủ, vào nền công vụ. “Đạo đức trong thực thi công vụ như là một sự

nỗ lực văn minh hóa của công chức, và nỗ lực ấy ngày một làm tăng thêm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với mỗi công chức trong việc thực thi công vụ” [12]. Đó là cách thức tạo ra giá trị khi công chức tham gia làm việc trong nền công vụ. Theo mong đợi và cũng là đòi hỏi của xã hội, công chức phải tham gia vào đời sống chính trị - xã hội ở cấp độ cao nhất của sự liêm chính. Họ cam kết tạo lên nền hành chính tốt nhất có thể; cung cấp một sự quản lý không thiên lệch và trong sang; thực hiện những dịch vụ có chất lượng cao; vận hành, sử dụng những tài sản công theo hướng tối đa hóa lợi ích; tìm cách cải thiện những khả năng hoạch định các chính sách, việc thực thi quyền hành pháp và thực hiện các dịch vụ hành chính công. Mặt khác, công chức cam kết vào việc phản chiếu các vai trò và trách nhiệm của họ; thử thách, đánh giá các giá trị đạo đức của họ và hành động của họ với tư cách là các cá nhân phục vụ cho chính phủ và cho nhân dân với tinh thần liêm chính.

76

Chúng ta đang từng bước xây dựng một nền hành chính chính quy, chuyên nghiệp, thực sự là của dân, do dân, vì dân; công chức có bổn phận phục vụ nhân

dân, “cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân chịu sự giám sát của nhân dân,

phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao” [47].

Trước khi nhận chức, công chức phải tuyên thệ thực hiện các cam kết đạo đức phục vụ nhân dân với tinh thần liêm chính; cam kết tuân thủ pháp luật. tất cả vì nhân dân phục vụ. Cam kết đạo đức phục vụ nhân dân không chỉ dừng lại ở những lời kêu gọi, nhắc nhở, động viên, thậm chí chỉ thị, mệnh lệnh, mà còn phải được thiết kế thành một quy trình, một công nghệ với nhiều công đoạn.

Thứ nhất, cam kết trách nhiệm. Đây là cam kết chịu trách nhiệm khi nền công vụ không thực hiện đúng những điều đã cam kết. Thí dụ, nếu nền công vụ không thực hiện đúng cam kết thì phải xin lỗi dân hoặc bồi thường thiệt hại cho dân.

Thứ hai, cơ chế thực hiện cam kết: Cam kết phục vụ là một chế độ bao gồm nhiều khâu. Việc xác định phạm vi cam kết, công bố nội dung phục vụ, tiêu chuẩn phục vụ, trình tự phục vụ, hình thức chịu trách nhiệm khi không thực hiện đúng cam kết chỉ là bước đầu tiên. Điều quan trọng hơn là sự thực hiện cam kết; do đó, phải có cơ chế thực hiện cam kết. Cơ chế thực hiện cam kết bao gồm cơ chế giám sát từ bên ngoài, cơ chế quản lý nội bộ, sự bảo đảm về mặt kỹ thuật; tăng cường lãnh đạo đối với chế độ cam kết phục vụ.

Chế độ cam kết phục vụ là một việc hoàn toàn mới; do đó, phải tăng cường lãnh đạo, điều hòa, phối hợp và hướng dẫn kỹ thuật, thiết lập và hoàn thiện cơ chế giám sát của xã hội. Cơ sở để chế độ cam kết phục vụ phát huy tác dụng là sự giám sát của xã hội. Chủ thể giam sát là nhân dân, phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội, mạng lưới giám sát xã hội. Tăng cường quản lý nội bộ về chế độ cam kết phục vụ là một yêu cầu quan trọng của nền công vụ theo hướng phục vụ nhân dân. Việc thực hiện nội dung và tiêu chuẩn đã cam kết, ở mức độ lớn, phục thuộc vào trình độ quản lý nội bộ của các cơ quan. Để tăng cường và cải thiện thể chế quản lý nội bộ, trước hết cần hoàn thiện những quy định về quản lý nội bộ, bao gồm

77

quy tắc chung, quy tắc phục vụ cụ thể, trình tự làm việc, tiêu chuẩn công tác, quy định về kiểm tra, thưởng phạt. Căn cứ vào nhu cầu của chế độ cam kết phục vụ, xây dựng quy tắc chi tiết để có thể thong qua sự cố gắng của công chức nhằm đạt được chất lượng và tiêu chuẩn phục vụ đã cam kết. Việc thực hiện cam kết không những phụ thuộc vào những cồn thức trực tiếp làm việc đó mà còn phụ thuộc vào môi trường và điều kiện thực thi công vụ. Chúng tôi cho rằng, những cam kết đạo đức của công chức cần thể hiện cụ thể:

Thứ nhất, cam kết bảo vệ tính toàn vẹn quyền của nhân dân nhằm duy trì và cải thiện niềm tin của nhân dân đối với hoạt động công vụ, với Chính phủ. Công chức cam kết làm tròn các trách nhiệm của họ với ý nghĩa cao nhất của sự liêm chính. Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:

Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm. Ngày nay, nước ta là Dân chủ Cộng hòa, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Vì vậy, cán bộ phải thực hành liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân. Dân phải biết kiểm soát quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ liêm [31].

Người công chức phải có thái độ khách quan, vô tư; không thiên kiến, định kiến, không để chủ quan và tình cảm yêu, ghét riêng tư xen lẫn vào công việc; không vì than quen mà nể nang hoặc tùy tiện vứt bỏ nguyên tắc. Trong quan hệ với con người, công chức phải luôn đề cao lòng vị tha, nhân ái, nghiêm khắc mà vẫn bao dung, độ lượng. Phê bình công việc, việc làm chứ không xúc phạm con người. Việc đánh giá phải căn cứ và động cơ, hành động, việc làm chứ không dừng lại ở lời nói. Đó là khách quan, vô tư trong nhìn nhận, đánh giá, sử dụng công chức.Trong các chuẩn mực đạo đức, Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao chữ Liêm, chữ Chính. Người cho rằng, có cần, có kiệm, có liêm, thì mới chính được.

Về mặt lương tâm: Công chức phải cam kết bảo vệ toàn vẹn nền dân chủ, nhằm xây dựng nền công vụ lành mạnh, có hiệu lực, hiệu quả. Công chức có lương tâm, sẽ luôn biết coi trọng nguyên tắc, ý thức sâu sắc về bổn phận, trách nhiệm, nhất

78

là ý thức rõ rệt về trách nhiệm cá nhân trước những công việc được giao phó, ủy thác. Tự bản than người công chức có coi trọng nhân cách và phẩm giá, danh dự của mình thì mới biết tôn trọng nhân cách, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Về sự công minh: Trong các hoạt động hằng ngày của mình, công chức phải luôn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật quyền hạn của mình. Mặt khác, họ phải cam kết rằng quyền hạn ấy không bao giờ được mang tính phân biệt, mọi đối tượng đều được đối sử một cách bình đẳng, không thiên vị. Hồ Chí Minh đã từng nói, mình là người làm việc công nên phải có sự công tâm, công đức. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng người có tài năng, làm được việc. Cái tâm phải trong sáng thì mới có thể thi hành công việc một cách ngay thẳng, chính trực, công bằng, vì sự nghiệp chung, vì lợi ích chung, tận tâm với công việc, với con người, thiên vị, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng, không vụ lợi, ích kỷ. Chỉ với động cơ đạo đức trong sáng như vậy thì trong các mối quan hệ với mình, với người, với việc, với tổ chức và đoàn thể mới có thể phân minh, rành mạch, thấu lý đạt tình, trọng sự thật, lẽ phải, sự công bằng, biết ủng hộ và bảo vệ cái tốt, người tốt, biết nhận ra và đấu tranh phê phán cái sai, cái xấu. Có động cơ đạo đức trong sáng mới có thể thực thi công vụ một cách khách quan, vô tư, trọng sự thật, trọng chân lý và đạo lý ở đời, mới biết trân trọng, tin cậy người tốt, người giỏi, mới có thể tập hợp và đoàn kết mọi người vào công việc chung; mới không chia rẽ, bè phái, không ghen ghét đố kỵ với những người chính trực, có tài năng, thâm chí với người hơn mình. Người chính tâm phải là người biết căm ghét dự giả dối, xu nịnh, thói luồn cúi, tâng bốc, thói cơ hội để mưu cầu danh lợi, địa vị cá nhân. Phẩm chất này cực kỳ quan

Một phần của tài liệu Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)