chuyên nghiệp và đội ngũ công chức vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trình độ chuyên môn
Như trên đã phân tích, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; cho nên nền công vụ luôn gắn với bản chất và chức năng của Nhà nước ta. Nền công vụ
66
có trách nhiệm với dân có nghĩa là tổng thể những hoạt động của nền công vụ do công chức thực hiện đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội một cách có trách nhiệm. Khi đề cấp tới kinh nghiệm của nền công vụ của Na Uy, tác giả Nguyễn Văn Thiều viết:
Công việc Thủ tướng hay Chủ tịch Quốc hội của họ là một trách nhiệm mà họ làm cho đất nước họ như một sự hiến dâng không vụ lợi. Họ hòa mình vào cuộc sống của nhân dân để lắng nghe, để thấu hiểu, để chia sẻ và để yêu Tổ quốc và nhân dân của mình hơn nữa. Đó chính là lý do mà dân tộc họ đã phát triển không ngừng và luôn luôn sống trong một đời sống của văn hóa và những hành động nhân văn [53].
Chủ thể thực thi công vụ là công chức - với nghĩa rất đầy đủ là người đầy tớ, công bộc của dân, phục vụ nhân dân và có trách nhiệm với tinh thần liêm chính. Còn khi nhà nước giao cho các đơn vị do nhà nước thành lập việc đảm nhận (hay ủy quyền cho các tổ chức khác) tổ chức những hoạt động cung ứng các dịch vụ công cần thiết phục vụ nhân dân và xã hội, thì khi đó hoạt động công vụ là hoạt động nhân danh Nhà nước. Cả hai nhóm hoạt động này đều nhằm mục đích thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước là phục vụ nhân dân, vì nhân dân. Việc đảm nhận tổ chức những hoạt động cung ứng các dịch vụ công cần thiết bao gồm các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, phòng và chống cháy nổ… Điều đó khẳng định thêm trách nhiệm công vụ là vì dân, phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với dân.
Lý tưởng về nền công vụ có trách nhiệm với nhân dân là tư tưởng lớn của
các nhà nước tiến bộ, “xây dựng nền công vụ có trách nhiệm, đạo đức và giáo dục
đạo đức của chúng ta cần phải lấy phục vụ nhân dân làm trung tâm” [27].
Ở Việt Nam, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã toát lên xu hướng hoàn
thiện nền công vụ hiện đại, có trách nhiệm, đồng thời thể hiện sự kế thừa, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nền công vụ phục vụ nhân dân. Đây không chỉ là mệnh lệnh của cuộc sống trong việc đề cao tính tối thượng của pháp luật mà còn từ tầng sâu của nó thể hiện sự bình đẳng giữa các công dân, đặc biệt là trách nhiệm phụng
67
công, thủ pháp, chí công vô tư, làm gương cho nhân dân noi theo của công chức. Một nền công vụ có trách nhiệm bao giờ cũng là nền công vụ vì dân phục vụ, trung thành với nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Sức sống, sự sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm công vụ, đạo đức công chức Việt Nam vừa là động lực, vừa là mục tiêu của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Trong nhà nước đó, công chức không phải là cứu tinh của dân, cũng không phải là những “ông quan cách mạng”, mà là người có trách nhiệm phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân
trên hết. Một nền công vụ có trách nhiệm là “nền công vụ của dân, do dân, vì dân
phản ánh đúng xu thế tiến bộ của thời đại, nó cương quyết chống lại những căn bệnh của nhà nước, như quan liêu, xa dân, vô trách nhiệm” [11].
Đề cập đến bản chất của trách nhiệm công vụ ở Việt Nam là:
Đề cập đến trách nhiệm xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước, đương nhiên là chúng ta phải đề cập đến việc các cơ quan này nhận thức về bổn phận và nghĩa vụ mà cơ quan (chủ thể) phải thực hiện và phải gánh chịu các hậu quả về đạo đức - pháp luật do hành động của mình gây ra. Rõ ràng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước luôn gắn liền với chức năng và nhiệm vụ mà mỗi cơ quan đảm nhiệm. Song nếu chỉ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo luật định thì mới hoàn thành được chức trách chứ chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình [61].
Trong tất cả các Hiến pháp cũng như các đạo luật khác, tư tưởng về Nhà nước do dân bầu ra như một thiết chế chính trị nhằm khẳng định quyền lực nhà nước do dân ủy thác luôn được quán triệt và thể hiện; theo đó, nền công vụ phải có
trách nhiệm phục vụ nhân dân. Trong nền công vụ đó “tinh thần phục vụ nhân dân
của cán bộ, công chức được thể hiện bằng việc tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, nghiêm cấm mọi thái độ và hành động quan liêu, cửa quyền, hách dịch, vô trách nhiệm đối với nhân dân” [21].
Có thể khẳng định rằng, xây dựng một nền công vụ và đội ngũ công chức có trách nhiệm trước nhân dân là một tất yếu khách quan. Công chức chịu trách nhiệm
68
trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đạo đức của công chức là vì dân, phục vụ nhân dân với tinh thần liêm chính. Công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ rang, mạch lạc và không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ. Muốn vậy
Nền hành chính nhà nước cần phải củng cố, hoàn thiện; phải xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực thi nền dân chủ đối với toàn thể nhân dân, để nhân dân có cơ sở, điều kiện đấu tranh với các tệ nạn vô trách nhiệm, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ thoái hóa. Về phía chủ quan người cán bộ phải phê và tự phê nghiêm khắc, phải tự nhận thức, tự giáo dục, đối chiếu với các tiêu chí, các quy phạm đối với từng vị trí mà mình đảm trách để có sự tự giác thực hiện ở mức cao nhất trách nhiệm xã hội, những bổn phận không thể không làm của mình. Là người cán bộ phải luôn luôn ý thức về trách nhiệm xã hội để không ngừng tự tu dưỡng, rèn luyện đáp ứng yêu cầu giáp dục toàn diện, đánh giá và tự đánh giá là công việc thường xuyên suốt đời của mỗi người cán bộ, của toàn xã hội nhằm mục tiêu nâng cao hơn nữa trách nhiệm xã hội, bảo đảm sự phát triển xã hội lành mạnh [24] Tháng 11/1945, nói chuyện tại buổi lễ tốt nghiệp khóa 5, trường Huấn luyện
Cán bộ Việt Nam, Hồ Chí Minh nói: “Chính phủ ngày nay là Chính phủ của nhân
dân… Phải nhớ rằng dân là chủ. Dân như nước, mình như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Phải làm cho dân mến, khi sắp tới dân mong, khi đi dân tiếc, chớ vác mặt làm quan cách mạng cho dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ” [30].
Như chúng ta đã biết, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công và Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, nhiệm vụ quan trọng và cấp bách cần làm ngay của Nhà nước Việt Nam, theo quan điểm Hồ Chí Minh, là phải khẩn trương xây dựng nền công vụ và đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức và các kỹ năng tác nghiệp để quản lý, điều hành công việc của đất nước và phục vụ người dân. Đồng thời,
69
trong bộ máy của chính quyền cách mạng và trong nền công vụ phục vụ người dân cần phải có đội ngũ công chức tinh thông nghiệp vụ chuyên môn, cần mẫn, có kỹ năng và phương pháp làm việc khóa học, cẩn trọng. Tóm lại, phải biết làm việc vì nước vì dân, làm việc với tinh thần chí công vô tư. Đây cũng chính là đạo đức của công chức trong thực thi công vụ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng đội ngũ công chức trong thời đại mới, các khía cạnh như phẩm chất chính trị, tác phong, lề lối làm việc, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm phối hợp công tác, sự trong sạch, liêm chính… của công chức được xem là những tiêu chí quan trọng, cơ bản nhất để đánh giá trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức.
Tác giả Thang Văn Phúc, khi đề cập đến việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức công chức trong điều kiện cải cách hành chính, viết:
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân: nhân dân là chủ, công chức là công bộc của dân. Vì vậy, giá trị cao nhất của đạo đức công vụ là trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân. Mọi hoạt động của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân với thái độ, tinh thần làm việc tận tụy, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không than nhũng, tham ô… Để nâng cao đạo đức công chức, cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ vừa đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, vừa có cơ chế tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức phát triển, và ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái đạo đức, trong đó giáo dục có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ, công chức [39].
Tinh thần trách nhiệm với công việc là chuẩn mực mà Hồ Chí Minh đòi hỏi cao ở người công chức, trước hết là thái độ công tâm. Người yêu cầu công chức
phải “đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc” [31]. Công chức phải có năng lực lãnh đạo, tổ chức và gương mẫu thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Muốn vậy, công chức phải chuyên,
70
tức là vững về chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên đổi mới phương pháp làm việc; biết chọn trình tư ưu tiên công việc; thường xuyên tổng kết công tác; phải luôn luôn có sáng kiến; sâu sát, gần gũi nhân dân, có tinh thần phụ trách, biết lãnh đạo chung, và lựa chọn đúng trọng điểm; phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ… Điều đặc biệt quan trọng là người công chức, bằng hành động thực tế của mình, phải làm cho dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục và noi gương; phải có phong cách công tác
“sát quần chúng, hợp quần chúng” [31]. Gần dân, hiểu dân, được dân tin và làm theo là phẩm chất và phong cách làm việc cần thiết của công chức. Đồng thời, công chức thực thi công vụ cần phòng và chống chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái, ham chuộng hình thức, phô trương cho oai, làm chiếu lệ, qua loa.
Chú trọng việc rèn luyện, giáo dục, phê bình công chức về đạo đức, Người đã thẳng thắn chỉ ra những lỗi lầm mà công chức dễ phạm phải, như làm trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo, đặc biệt là bệnh tham ô, xa hoa, lãng phí, quan liêu và hách dịch, thậm chí dung pháp công để báo thù tư. Những sai lầm, thiếu sót đó của công chức trong thực thi công vụ sẽ dẫn đến hậu quả là làm mất lòng tin của dân và ảnh hưởng xấu uy tín của Chính phủ. Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến việc chống chủ nghĩa bè phái, cục bộ địa phương, hẹp hòi trong công tác và trong chính sách cán bộ; chỉ rõ tác hại, hậu quả khôn lường so những căn bệnh đó đem lại.
Phê phán những khuyết điểm trên của công chức, Hồ Chí Minh mong muốn mọi người sửa chữa một cách nghiêm túc, tự giác để bản thân mỗi công chức ngày càng hoàn thiện và hoàn thành nhiệm vụ của mình, đồng thời góp phần xây dựng nền công vụ hoạt động ngày càng hiệu quả, có trách nhiệm hơn với nhân dân. Khi sửa chữa sai lầm, cố nhiên cần dùng cách giải thích thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất luật không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy, hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng. Mà chút gì cũng dùng đến xử phạt cũng không đúng [31].
71
nghĩa cũng như xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi hoạt động công vụ phải thích ứng kịp thời, nhanh nhạy, có trách nhiệm; công chức thạo chính trị, giỏi chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, chuyên nghiệp và liêm chính. Vì vậy, bên cạnh hoạt động quản lý, kỷ luật công vụ, kiểm soát trách nhiệm công vụ còn là hoạt động hướng dẫn, giải thích cho người dân cũng như các tổ chức trong và ngoài nước có thể tham gia vào các hoạt động thị trường một cách thuận lợi, hiệu quả nhất. Liên quan đến yêu cầu này, hoạt động công vụ phải được tổ chức theo hướng chính quy, chuyên nghiệp với thủ tục hành chính đơn giản, tiện lợi; tiếp cận và xử lý công việc một cách nhanh chóng, không quan liêu, cửa quyền và có sự giám sát của người dân, thực hành dân chủ rộng rãi trên các mặt của đời sống xã hội. Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường thì các hoạt động của nền công vụ cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Nhằm khắc phục những hạn chế của nền công vụ đa ngành, đa lĩnh vực, cần nghiêm túc đánh giá lại một cách khách quan hiệu quả hoạt động của nền công vụ. Khi đánh giá hoạt động của nền công vụ, cần hết sức coi trọng việc đánh giá hiệu quả đầu ra của nền công vụ phục vụ. Hiệu quả của nền công vụ là hiệu quả thu được trong hoạt động quản lý của nền công vụ, trong việc phục vụ nhân dân, mức độ có trách nhiệm với dân. Hiệu quả của nền công vụ được thể hiện trên ba mặt: Chi phí hợp lý, hiệu suất, hiệu quả. Dựa trên các tiêu chí định lượng, đánh giá tính hợp lý về chi phí, về tỷ lệ giữa chi phí đầu tư và kết quả thu được từ đầu ra là phục vụ nhân dân; đánh giá chất lượng, đánh giá hữu ích xã hội, mức độ hài lòng của nhân dân, mức độ có trách nhiệm đối với nhân dân trong quá trình phục vụ của nền công vụ, công chức đối với nhân dân. Từ đó, việc đánh giá hiệu quả phục vụ của nền công vụ cần phải được thể chế hóa. Điều này đòi hỏi phải xây dựng thể chế công vụ tương đối độc lập, minh bạch, dân chủ, có trách nhiệm với dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm gốc.
Một nền công vụ vì dân, có trách nhiệm với dân nghĩa là khi nhân dân buộc phải tuân thủ một chính sách hay một quyết định của nền công vụ, thì họ phải có quyền tham gia vào việc kiểm tra tính đúng đắn của chính sách, quyết định đó. Các
72
chính sách phải được chính nhân dân thông qua, đánh giá. Nhân dân có thể có được sự lựa chọn chính xác, tạo ra sức ép đối với nền công vụ và công chức, buộc công chức phải nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả phục vụ; chuyển nền công vụ từ chức năng “tăng cường quản lý” sang chức năng phục vụ nhân dân một cách có trách nhiệm. Muốn nâng cao trách nhiệm công vụ, đạo đức công chức trong điều kiện hiện nay, cần phải xây dựng nền công vụ ưu tiên theo hướng:
Một là, xây dựng nền công vụ có khả năng phòng ngừa, ngăn chặn quan liêu,