nhân dân
Do đang trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường và tham gia ngày càng sâu vào quá trình hội nhập quốc tế, nên trách nhiệm công vụ của nền hành chính Việt Nam có khác so với các nước phát triển. Nếu chúng ta thừa nhận toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một tất yếu khách quan mà Việt Nam không thể không tham gia, thì trước hết trách nhiệm công vụ của nền hành chính trong quá trình cung cấp các dịch vụ công là phải làm sao để quá trình này đem lại lợi ích nhiều nhất cho người dân trong nước (nhất là những người yếu thế - nhóm dễ bị tổn thương trong xu thế toàn cầu hóa). Ở trình độ cao hơn, mức độ sâu hơn và trách nhiệm ấy phải thể hiện trong cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp, mà còn giữa các nhà nước trong việc hoạch định chính sách công sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Một chính sách đúng sẽ đem lại công ăn, việc làm và sự thịnh vượng cho nhiều người. Ngược lại, một chính sách sai lầm, nóng vội có thể biến một bộ phận nhân dân thành “cỗ máy làm tiền” cho các nhà tài phiệt, các công ty xuyên quốc gia. Mặt khác, trách nhiệm công vụ của nền hành chính còn phải phát hiện và kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa những khiếm khuyết, tác động tiêu cực của toàn cầu hóa để không chạy theo tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Đối với Việt Nam hiện nay, việc nâng cao đạo đức công vụ phải nhằm hóa giải được sự mất cân bằng trong phân phối lợi ích do toàn cầu hóa; sự mất cân bằng trong những chính sách phúc lợi, an ninh xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, xây dựng cơ bản, thuế, qui hoạch… hướng đến phục vụ nhân dân được hiệu quả hơn.
62
văn minh, trình độ dân trí ngày càng tăng lên, đòi hỏi nền công vụ không chỉ thuần túy mang yếu tố quyền lực, mà nội dung cốt lõi, căn bản của nó là phục vụ nhân dân, đáp ứng các nhu cầu của nhân dân. Nền công vụ phục vụ nhân dân phải đảm bảo tuân thủ luật pháp, kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo văn hóa, văn minh với giá trị cơ bản là sự liêm chính, minh bạch.
Cũng như các nước khác trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với nạn tham nhũng. Trong số các hình thức tham nhũng mà Việt Nam đang cố gắng bài trừ, việc lạm dụng các nguồn lực công là mối quan ngại lớn nhất của nhân dân. Để khắc phục được nạn tham nhũng, hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện những chương trình cải cách nhằm tăng cường môi trường kiểm soát và đặt trọng tâm vào tính minh bạch, trách nhiệm giải trình. Theo đó, nâng cao đạo đức công vụ nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, chính quyền trung ương đã trao nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn cho các tỉnh và các cấp chính quyền thấp hơn, nên cách thức và mức độ giám sát cũng được tăng cường. Các cơ quan dân cử ở địa phương được trao quyền phê duyệt ngân sách và giám sát tình hình thực hiện ngân sách. Trách nhiệm giải trình hướng xuống dưới cũng được tăng cường thông qua các biện pháp yêu cầu tính minh bạch cao hơn. Chính quyền cấp xã phải công bố các dự toán và tình hình sử dụng ngân sách, vốn cấp phát và các khoản đóng góp của nhân dân hàng năm. Điều đó đòi hỏi tất yếu phải nâng cao trách nhiệm công cụ và đạo đức công chức trong phục vụ nhân dân nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình hướng xuống dưới thông qua sự tham gia của nhân dân và tính minh bạch.
Trong xã hội hiện đại, nền hành chính có trách nhiệm phục vụ những nhu cầu chung của nhân dân. Chẳng hạn đó là nhu cầu chung về duy trì trật tự công cộng và an toàn xã hội như quốc phòng, an ninh, ngoại giao; nhu cầu chung về bảo vệ trật tự kinh tế, trật tự kinh doanh trên thị trường; nhu cầu chung về cung cấp các dịch vụ công, như chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh; nhu cầu phổ cập giáo dục phổ thong, giao thông công cộng; xây dựng hệ thống bảo trợ xã
63
hội và cứu tế xã hội; nhu cầu chung về quản lý tài nguyên và tài sản công cộng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, quản lý rủi ro… Nền công vụ có trách nhiệm là nền công vụ của dân, do dân, vì dân; do đó, phải có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu chung của nhân dân, phản ánh đúng xu thế tiến bộ của thời đại; cương quyết chống lại những căn bệnh của nhà nước quan liêu, xa dân, vô trách nhiệm.
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quyết định quá trình chuyển đổi trách nhiệm của nền công vụ trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ cũng như sự biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội, vấn đề nâng cao đạo đức công vụ nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nền công vụ trong quá trình phát triển. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Cải cách quản lý trong khu vực công đòi hỏi giao trách nhiệm và ủy quyền nhiều hơn cho công chức, những áp lực về ngân sách và các hình thức cung ứng dịch vụ công mới thách thức các giá trị truyền thống trong nền công vụ. Cho nên, những đòi hỏi về trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức trong thực thi công vụ phục vụ nhân dân của công chức trở thành một vấn đề thiết yếu đối với Chính phủ.
Toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ các quan hệ kinh tế quốc tế, cả trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, đòi hỏi cần có những tiêu chuẩn đạo đức công chức được khẳng định trong trách nhiệm công vụ phục vụ nhân dân. Việc phòng và ngăn chặn tình trạng suy giảm đạo đức trong một bộ phận công chức cũng đòi hỏi phải có một loạt các cơ chế kết hợp nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức, trong đó có hệ thống quản lý đạo đức phù hợp. Nỗi lo lắng ngày càng lớn của người dân về vấn nạn tham nhũng và sự suy giảm lòng tin của họ khiến cho Chính phủ không thể không có những động thái tích cực nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức nhằm xây dựng nền hành chính thực sự phục vụ nhân dân.
Trong công cuộc đổi mới nói chung và cải cách nền hành chính nói riêng, Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ công chức, xem đó là gốc của mọi thành công. Bởi lẽ, một đội ngũ công chức có phẩm chất đạo
64
đức tốt và trách nhiệm cao, luôn trung thành với chế độ, tận tâm với nhân dân và dân tộc. Liêm chính, hết lòng, hết dạ phục vụ nhân dân là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hiện thực hóa mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những nguyên tắc, tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức làm nền móng cho việc nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ. Những nguyên tắc và chuẩn mực về trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức thường được phản ánh trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước:
Thứ nhất, về phẩm chất chính trị. Đây là nguyên tắc hàng đầu đối với đội ngũ công chức trong nền công vụ. Mọi công chức phải vững vàng, kiên định, không dao động, bi quan; quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước và của nhân dân. Đấu tranh bảo vệ uy tín của nền công vụ vì nhân dân.
Thứ hai, về năng lực chuyên môn.Biết vận dụng đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, sang tạo và thực hiện có hiệu quả các quyết định của Nhà nước, thực thi công vụ có hiệu quả, không chây lười; có trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm, biết tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong quá trình phục vụ nhân dân.
Thứ ba, về đạo đức. Phải luôn cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Công chức phải có quan hệ mật thiết với nhân dân, luôn xác định phục vụ nhân dân là mục đích trên hết và trước hết.
Thứ tư, về tính hiệu quả trong thực thi công vụ. Đối với công chức kết quả công tác thực thi công vụ phải đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân; làm lợi cho dân, cho nước, nhằm phục vụ nhân dân.
Tóm lại, những nguyên tắc cơ bản trên đây đã thể hiện một cách tập trung những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo có tính định hướng, của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng và nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức trong thực thi công vụ.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta đã khẳng định: Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực
65
hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân [16]
Để nâng cao đạo đức công vụ, nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, cần quán triệt một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, coi trọng thực sự và phát huy tốt hơn nữa, thực chất hơn nữa quyền làm chủ của dân, thực hiện dân chủ hóa tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội; đảm bảo Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đây là yêu cầu cấp thiết để xây dựng nền công vụ có trách nhiệm và công chức có đạo đức phục vụ nhân dân và dân tộc. Muốn vật một mặt phải giữ vững bản chất của nền công vụ vì dân, có trách nhiệm với dân, phục vụ nhân dân; mặt khác, thực hành dân chủ ngày càng thiết thực, rộng rãi, động viên sức mạnh của nhân dân, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức tham nhũng, sách nhiễu của công chức, của nền công.
Thứ hai, cũng như những biểu hiện kém trách nhiệm phải kiên quyết chấn chỉnh nghiêm khắc tổ chức bộ máy công chức, làm cho bộ máy ấy ngày càng sạch hơn, liêm chính hơn và thể hiện trọng trách của nền công vụ có trách nhiệm với dân, phục vụ nhân dân. Về thể chế, nền công vụ phải thực sự vì dân, phục vụ nhân dân, không gây phiền hà cho dân. Các chính sách không được chồng chéo, mọi thủ tục phải dễ dàng và thuận lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm ăn sinh sống sao cho ngày càng thịnh vượng, hạnh phúc. Thực hiện nghiêm trách nhiệm của công chức, công chức theo chức phận mà thi hành, chức phận càng cao thì càng phải nên gương trách nhiệm… Đó mới thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân.