Các hình thức giáo dục thẩm mỹ:

Một phần của tài liệu Bài giảng mĩ học đại cương (dùng cho SVĐH các ngành khoa học xã hội) lê như bình (biên soạn) (Trang 91 - 96)

1 - Giáo dục qua lao động:

a- Cơ sở lí luận: Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng: Nhờ lao động con ng−ời từ chủ thể sinh vật đã trở thành chủ thể xã hội và từ chủ thể xã hội đã trở thành chủ thể thẩm mĩ:

- LĐ tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con ng−ời

- LĐ làm biến đổi thể chất và tinh thần khiến cho con ng−ời có đ−ợc hình thể và những năng lực tinh thần nh− hiện nay.

- Lao động biến con ng−ời từ chủ thể sinh vật thành chủ thể thẩm mĩ. thông qua lao động con ng−ời biết cảm nhận cái đẹp, th−ởng thức cái đẹp, sáng tạo cái đẹp.

b- Những tác động cụ thể của lao động trong việc thẩm mĩ hoá con ng−ời:

- Lao động làm cho các giác quan, các bộ phận của của con ng−ời ngày càng hoàn hảo và trở thành giác quan thẩm mĩ.

+ LĐ tạo ra những bàn tay có sức mạnh sáng tạo thần kì: "Tr−ớc khi mảnh đá đầu tiên đ−ợc bàn tay con ng−ời biến thành một con dao, thì thì bao nhiêu thời đại đã trôi qua (…). Nh−ng b−ớc quyết định đã đ−ợc hoàn thành: bàn tay đã tự giải phóng; từ đấy nó có thể đạt đ−ợc ngày càng nhiều sự khéo léo mới (…) bàn tay không những là khí quan của lao động, mà còn là sản phảm của lao động nữa. Chỉ nhờ có lao động (…) bàn tay con ng−ời mới đạt đ−ợc sự hoàn thiện rất cao đó, khiến nó có thể, nh−

một sức mạnh thần kì, sáng tạo ra bức tranh của Ra-pha-en, các pho t−ợng của To-van-xen và các điệu nhạc của Pa-ga-ni-ni"45.

+ Lao động làm cho con mắt, lỗ tai của con ng−ời tinh t−ờng hơn rất nhiều. "Mắt chim đại bằng nhìn thấy xa hơn rất nhiều, nh−ng mắt ng−ời nhận thấy trong sự vật đ−ợc nhiều hơn mắt đại bàng"46. Cũng nh− vậy, tai chó có thể nghe đ−ợc những âm thanh rất xa nh−ng không thể th−ởng thức âm nhạc nh− tai ng−ời. Nh− vậy, quá trình lao động dài lâu đã rèn luyện các giác quan của con ng−ời từ chỗ chỉ thực hiện nhiệm vụ bản năng đến chỗ có khả năng cảm nhận đ−ợc vẻ đẹp tinh tế, đa dạng của thế giới.

- Lao động làm nảy sinh, hình thành và phát triển những cảm xúc, nhu cầu thẩm mĩ của con ng−ời.

+ Niềm thích thú tr−ớc sản phẩm lao động.

+ Niềm vui tr−ớc khả năng chinh phục thiên nhiên

+ Khát vọng đ−ợc h−ởng thụ và sáng tạo ra những

sản phẩm đẹp đẽ hấp dẫn. (Sản phẩm = vật tiêu dùng + tác phẩm nghệ thuật)

45

C. Mác - Ph.Ăng-ghen -V.I. Lê-nin, Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, H.1975. tr 24, 25

46

Tóm lại: lao động nào vừa là ph−ơng thức con ng−ời duy trì sự tồn tại vừa là ph−ơng thức con ng−ời tự phát triển.

c- Điều kiện để lao động trở thành ph−ơng thức phát triển con ng−ời, giáo dục thẩm mĩ cho con ng−ời:

- Lao động c−ỡng bức, lao động bị bóc lột, lao động trong môi tr−ờng không phù hợp… hoàn toàn t−ớc đoạt của con ng−ời niềm hứng thú của nghệ nhân, nghệ sĩ trong lao động.

- Trong lao động rất cần một khoảng trời tự do, một tinh thần làm chủ, một môi tr−ờng đ−ợc thẩm mĩ hoá (có sự góp sức của âm nhạc, hội hoạ,…).

2 - Giáo dục bằng môi tr−ờng: Môi tr−ờng đ−ợc hiểu là môi tr−ờng sống của con ng−ời.

a- Tạo ra môi tr−ờng xã hội thẩm mĩ: gia đình, nhà tr−ờng, xã hội.

b- Cải tạo để có môi tr−ờng tự nhiên thẩm mĩ : nhà ở, giao thông,….

"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", con ng−ời đ−ợc tắm mình trong một môi tr−ờng đẹp, có văn hoá tất yếu sẽ vận động phát triển theo h−ớng tốt đẹp.

3 - Giáo dục bằng tấm g−ơng sáng:

a- Cơ sở lí luận: con ng−ời có bản tính là hay bắt ch−ớc, nhất là bắt tr−ớc theo những thần t−ợng của mình- những gì con ng−ời cho là có cái đẹp cái cao th−ợng cho nên ng−ỡng mộ và tôn thờ. Những g−ơng sáng về đạo đức, tài năng có thực ở đời luôn luôn đ−ợc con ng−ời ca tụng, noi theo.

b-Tạo mọi điều kiện để con ng−ời đ−ợc tiếp xúc, nhận biết, rung cảm tr−ớc vẻ đẹp của những anh hùng, những danh nhân, … những hành động, những việc làm, những cách sống,… từ đó xây dựng đ−ợc thị hiếu thẩm mĩ và lí t−ởng thẩm mĩ cho

mình. ở đây cần khai thác thế rất mạnh của các ph−ơng tiện thông tin đại chúng, tổ chức tham quan, tiếp xúc,…với các tấm g−ơng sáng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c- Điều đặc biệt cần chú ý là trong điều kiện internet phát triển nh− vũ bão hiện nay, con ng−ời dễ bị ngộ nhận về các thần t−ợng, rất dễ bắt tr−ớc một cách mù quáng từ trang phục đến lối ứng sử, lối sống, nhiều khi là phản văn hoá của các "ngôi sao"

vốn không xứng đáng là tấm g−ơng.

4 - Giáo dục bằng nghệ thuật:

a- GDTM bằng nghệ thuật là hình thức GD đặc biệt −u việt:

- Nghệ thuật- ph−ơng tiện giáo dục có bản chất thẩm mĩ, hình t−ợng NT tiềm ẩn những sức mạnh lớn lao. Sáng tạo thẩm mĩ là mục tiêu bản chất của nghệ thuật. "Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu đ−ợc của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí." (Bêlinxki)47. Sản phẩm của nghệ thuật - cái đẹp lại chính là một nhu cầu bản chất của con ng−ời.

- GDTM bằng nghệ thuật th−ờng nhẹ nhàng hấp dẫn, vui t−ơi

vì nghệ thuật đem lại cho con ng−ời những cảm giác thoả mãn và khoái cảm thẩm mĩ. (Khác với các hình thức giáo dục khác). Đến với nghệ thuật con ng−ời đ−ợc đi xem diễn trò. Nghệ thuật không nh− ông thầy, không thuyết giáo mà nh− ng−ời đồng hành đối thoại với ng−ời tiếp nhận. Theo Môlie, với nghệ thuật kịch, "qui tắc lớn nhất của mọi qui tắc là mua vui cho khán giả". Còn theo Corneile "Mục đích của nhà thơ là làm cho ng−ời ta vui thích theo luật lệ của nghệ thuật". Vì vậy giáo dục bằng nghệ thuật mang tính tự giác cao.

- Đến với nghệ thuật con ng−ời đ−ợc chiêm ng−ỡng những vẻ đẹp rất phong phú và đa dạng: Vẻ đẹp của lời nói / của đời sống thông qua con mắt của nghệ sĩ / của "thiên nhiên thứ hai" / vẻ đẹp của sự hài hoà, cao th−ợng , vô t−, của thế giới công bằng tự do,…

b- Yêu cầu GDTM bằng nghệ thuật:

- Gắn GDTM với GDNT: trang bị cho con ng−ời những tri thức lí luận, lịch sử về nghệ thuật. "Nếu anh muốn đ−ợc th−ởng thức nghệ thuật, thì tr−ớc hết, anh phải là con ng−ời đ−ợc giáo dục về nghệ thuật"48.

- Tổ chức các hoạt động thực tiễn nghệ thuật: sáng tác, tiếp nhận, biểu diễn, …Đây là điều kiện dể các chủ thể bộ lộ những năng lực thẩm mĩ.

- Đối t−ợng đ−ợc giáo dục phải đảm bảo đ−ợc tiếp xúc với những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.

5 - Giáo dục bằng hệ thống quan điểm thẩm mỹ tiến bộ hiện đại.

a- Không chỉ mò mẫm bằng kinh nghiệm, mà cần có sự soi đ−ờng của các hệ thống quan điểm mĩ học tiến bộ và hiện đại, con ng−ời mới có thể đồng hoá đ−ợc tự nhiên. Một trong những hệ thống quan điểm nh− vậy là mĩ học Mác - Lênin:

- Mĩ học Mác - Lê nin là sự khái quát, kế thừa và phát triển những tinh hoa giá trị của t− t−ởng mĩ học nhân loại trong lịch sử.

- Mĩ học Mác - Lê nin đã khắc phục đ−ợc những hạn chế, sai lầm, phiến diện của các hệ thống mĩ học khác nhờ vận dụng ph−ơng pháp duy vật biện chứng và ph−ơng pháp duy vật lịch sử.

- Mĩ học Mác - Lê nin xây dựng đ−ợc một hệ thống các quan điểm, phạm trù, thực sự là một vũ khí lí luận sắc bén có thể giải

quyết một cách khoa học, những vấn dề lí luận và thực tiễn của mĩ học

b- Tuy nhiên mĩ học Mác - Lê nin xét cho cùng là một sản phẩm lịch sử, bởi vậy, để hoạt động GDTM luôn luôn đạt mục tiêu, chúng ta rất cần chắt lọc, học tập các quan điểm mĩ học tiến bộ và hiện đại của nhân loại.

Những vấn đề cần Suy nghĩ Thảo luận

(Liên quan đến kiểm tra - đánh giá) KT- ĐG th−ờng xuyên

1- Nh−ợc điểm và −u điểm của giáo dục thẩm mĩ qua lao động 2- Nh−ợc điểm và −u điểm của giáo dục thẩm mĩ qua môi tr−ờng, bằng tấm g−ơng sáng.

3- Nh−ợc điểm và −u điểm của giáo dục thẩm mĩ bằng nghệ thuật. 4- Nh−ợc điểm và −u điểm của giáo dục thẩm mĩ bằng hệ thống quan điểm thẩm mỹ tiến bộ hiện đại.

KT- ĐG giữa kì

1- L−ợc thuật, đánh giá những quan điểm về giáo dục thẫm mĩ tr−ớc C. Mác.

2-Thuyết minh mục tiêu và bản chất của giáo dục thẩm mĩ, theo quan niệm của mĩ học Marx- Lênin.

3- Phân tích cơ sở của các hình thức giáo dục thẩm mĩ. KT- ĐG cuối kì

1- Có thể nói giáo dục thẩm mĩ bằng nghệ thuật là hình thức quan trọng và hữu hiệu nhất đ−ợc không? Lí giải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2- Phân tích mối quan hệ giữa các nội dung chân, thiện, mĩ trong giáo dục thẩm mĩ.

Một phần của tài liệu Bài giảng mĩ học đại cương (dùng cho SVĐH các ngành khoa học xã hội) lê như bình (biên soạn) (Trang 91 - 96)