III- Cái cao cả (trác tuyệt)
23 Dẫn theo Lê Văn D−ơng, SĐD, tr 100,
những khát vọng, những lĩ t−ởng tốt đẹp, mà bị hy sinh, bị môi tr−ờng làm cho gục ngã.
- Tóm lại, xung đột bi kịch không phải là những va chạm bình th−ờng mà mang tính chất xã hội sâu sắc, phổ biến, đ−ợc biểu hiện trong cuộc đấu tranh nảy lửa, một mất một còn.
b- Tính cách bi kịch (nhân vật bi kịch):
- Nhân vật bi kịch là những con ng−ời đại diện cho lí t−ởng cao cả, cho khát vọng tốt đẹp, là con ng−ời "tốt nhất so với những ng−ời trong thực tế" (Aristotle). Ví dụ nhân vật Huấn Cao trong Chữ ng−ời tử tù của Nguyễn Tuân là con ng−ời của tài hoa, dũng khí và tâm đức.
- Nhân vật bi kịch luôn có thái độ tích cực để cải tạo hoàn cảnh khó khăn, hành động quyết liệt để chống lại cái xấu,
tinh thần kiên định tr−ớc sau nh− một vững tin vào lí t−ởng, mục đích của mình.
- Do ch−a đủ "khả năng thực tế", cuộc chiến không cân sức, nhân vật bi kịch chịu số phận bất hạnh, phải thất bại hoặc phải hi sinh, chấp nhận cái chết. Hoàn cảnh không mỉm c−ời với họ.
- Sự hi sinh của nhân vật bi kịch có ý nghĩa thẩm mĩ rất sâu sắc.
+ Đó là sự mất mát của cái cao cả và cái đẹp.
+ Cái chết của nhân vật bi kịch không đồng nghĩa với sự mát mát mà "mở ra sự vĩnh viễn của sinh thành" (Nguyễn Trung Hiếu). Đó là sự hi sinh tất yếu và cần thiết trong cuộc đấu tranh cho cái "chân, thiện, mĩ" của nhân loại; đó là cái chết để khẳng định sự sống, khẳng định những lí t−ởng tốt đẹp.
c- Cảm xúc bi kịch: Cảm xúc của cái bi là loại cảm xúc mãnh liệt nhất, có tác động hết sức sâu sắc đối với con ng−ời. Cái
bi gợi lên trong con ng−ời những nỗi đau, những niềm tin trong sáng lành mạnh, giàu ý nghĩa nhân văn, nó làm cho con ng−ời cao th−ợng hơn, (bản chất của con ng−ời là biết đau khổ - ý Marx):
- Buồn đau, xót xa tr−ớc những bất hạnh nói chung của con ng−ời (sự khổ đau và cái chết, tất nhiên không phải cái chết nào cũng gây đau xót và cũng là bi kịch); lên án, khinh bỉ, phủ nhận những thế lực đen tối tàn bạo.
- Đồng cảm, th−ơng tiếc đồng thời cảm phục ng−ỡng mộ
cái cao th−ợng, chân chính, đẹp đẽ.
- Nỗi buồn đau trong bi kịch đem lại niềm tin và nghị lực, sự phấn khích (Buồn ta đó, lửa đang nhen - Tố Hữu). Cảm xúc bi kịch giúp cho con ng−ời nhận ra bản chất của cái đẹp, chân t−ớng của cái xấu. Vì vậy, bi th−ơng nh−ng không dẫn đến bi quan, bi luỵ mà càng làm cho con ng−ời càng vững tin vào cuộc sống, có thái độ sống tích cực, dám chống lại những thế lực đen tối, bảo vệ những cái tốt đẹp.
4- Cái bi trong cuộc sống: Hết sức đa dạng, nhiều vẻ.
a- Cái bi do thất bại của con ng−ời trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.(chinh phục vũ trụ, HIV, H5N1,...)
b- Cái bi của những vĩ nhân do bị chết bất ngờ mà năng lực to lớn bị phí hoài, khát vọng cao cả bị bỏ dở.
c- Cái bi do sự hi sinh của chân lí lẽ phải trong cuộc chiến với những thế lực thống phi lí, bạo tàn.
d- Cái bi do những xung đột tôn giáo, sắc tộc.
e- Cái bi do con ng−ời phải chết trong khi cuộc sống đang còn ý nghĩa đối với cuộc đời hoặc với ng−ời khác.
...
a- Cái bi trong nghệ thuật đ−ợc biểu hiện tập trung nhất, điển hình nhất, có mặt trong hầu hết các loại hình nghệ thuật nh−ng tiêu biểu nhất là trong thể loại bi kịch.
b- Bi kịch có mặt từ rất sớm và luôn hiện diện trong lịch sử nghệ thuật. Bi kịch phản ánh xung đột của từng thời đại.
+ Thời cổ Hy-lạp, từ thế kỉ IV-V (- CN), bi kịch đã phát triển rất mạnh với nh−ng tác gia nổi tiếng nh− Xôphôclơ, Eschyle,
ơripit, và những tác phẩm nổi tiếng: Prômêtê bị xiềng, Ăngtigôn, Ônextơ,... Bi kịch thời kì này chủ yếu xoay quanh xung đột giữa con ng−ời với định mệnh.
+ Thế kỉ XVI-XVII, bi kịch là thể loại sân khấu rất thịnh hành, gắn với những tên tuổi lớn và những vở bi kịch bất hủ. Bi kịch Phục h−ng, ở Anh là Shakespeare với các vở Hamlet, Othello, Romeo và Julliet, Vua Lia,... Bi kịch cổ điển Pháp là Racine với vở
Ăngdromaque, Corneille với vở Le Cid,... Bi kịch thời này chủ yếu phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa lí t−ởng nhân văn và những trói buộc ngặt nghèo của tôn giáo và chế độ phong kiến.
+ Thế kỉ Khai sáng lại h−ớng vào cuộc đấu tranh để khẳng định tình yêu và nh−ng khát khao hạnh phúc chính đáng của con ng−ời với những thế lực thù địch trong xã hội, (Âm m−u và tình yêu của Schiller....).
+ Thế kỉ XX, bi kịch hiện thực gắn liền với xung đột giữa con ng−ời và hoàn cảnh, cá nhân và xã hội.
c- Cái bi trong nghệ thuật là hình ảnh về cái bi trong cuộc sống, nh−ng không phải cái bi nào của cuộc sống cũng đều trở thành cái bi trong nghệ thuật. Nghệ thuật chỉ phản ánh cái bi ở dạng "thuần tuý" điển hình và mẫu mực nhất, cái bi phản ánh những xung đột có tính xã hội, lịch sử, hoặc là cái bi của cá nhân nh−ng có ý nghĩa xã hội sâu sắc và rộng lớn. Nhà văn Anh thế kỉ
XIX cho rằng: thơ ca chỉ có thể lên tiếng về nỗi buồn của một cô gái khóc th−ơng tình yêu trong trắng bị tan vỡ, chứ không thể viết về giọt n−ớc mắt của kẻ hà tiện đánh mất tiền24 (Theo Lê Ngọc Trà)
d- Giá trị thẩm mĩ tích cực của cái bi trong nghệ thuật là đem lại cho con ng−ời sự giáo dục thẩm mĩ rất sâu sắc và hiệu quả: - Bồi d−ỡng tình cảm thẩm mĩ: Làm cho trái tim nhạy cảm hơn, con ng−ời biết khóc, biết đau khổ, biết căm giận; làm cho tâm hồn, phẩm cách trong sạch hơn hoàn thiện hơn, cao cả hơn.
- Nâng cao năng lực nhận thức thẩm mĩ: Thông qua việc mô tả cái chết để giúp con ng−ời phát hiện ra bản chất ý nghĩa của cuộc sống, nhìn cuộc sống một cách toàn vẹn hơn, phân biệt và hình dung rõ nét về cái đẹp cái cao cả cũng nh− về cái xấu xa, thấm hèn.
- Giáo dục lí t−ớng thẩm mĩ: Thổi vào tâm hồn con ng−ời nghị lực và khát vọng và hành động diệt trừ cái xấu, v−ơn tới những điều tốt đẹp, chân chính.
V- Cái hài:
1- Lịch sử nghiên cứu về cái hài:
a- Thời cổ đại: Aristotle
b- Mĩ học cổ điển Đức: Kant và Hegel
c- Mĩ học dân chủ cách mạng Nga: Tsern−shevski 2- Bản chất thẩm mĩ của cái hài:
a- Tiếng c−ời hài:
- Tiếng c−ời là một tất yếu không thể vắng mặt của cái hài, cho thấy sự xuất hiện và hiệu ứng của cái hài. Chủ thể của tiếng c−ời cái hài không phải là con ng−ời bản năng mà là chủ thể thẩm mĩ.