Ph−ơng Lựu, Sđd, tr

Một phần của tài liệu Bài giảng mĩ học đại cương (dùng cho SVĐH các ngành khoa học xã hội) lê như bình (biên soạn) (Trang 45 - 53)

III- Cái cao cả (trác tuyệt)

24 Ph−ơng Lựu, Sđd, tr

- Tính chất xã hội: Tiếng c−ời cái hài: chỉ vang lên khi có "Sự va đập, cọ xát giữa cái đẹp và cái xấu, giữa văn hoá và vô văn hoá" (Đỗ Huy), nên nó luôn mang ý nghĩa xã hội.

- Tác dụng, mục đích của tiếng c−ời cái hài: một vũ khí để phê phán, phủ nhận, tống tiễn những cái giả dối, thấp hèn, lỗi thời,...

b- Đối t−ợng hài:

* Đối t−ợng:

- Cái xấu (về mặt xã hội, không phải về mặt sinh học, bởi vì cái hài chỉ xuất hiện trong xã hội không có trong tự nhiên): đạo đức, nhân cách, lối sống, t− t−ởng, tình cảm,... của con ng−ời. Đó là những thứ không phù hợp với chuẩn mực, với qui luật của cuộc sống con ng−ời.

- Những cái cũ lạc hậu, lỗi thời, mất hết vai trò lịch sử.

- Những cái mới nh−ng không hợp với qui luật phát triển, mang tính lập dị, quái đản (chủ nghĩa phát xít,...)

* Yếu tố tạo ra cái hài: " Là sự mâu thuẫn, sự không t−ơng xứng mà ng−ời ta có thể cảm nhận đ−ợc về ph−ơng diện xã hội thẩm mĩ (chẳng hạn hình thức với nội dung, hành động với tình huống, mục đích và ph−ơng tiện, bản chất và biểu hiện,...). Trong đó chính bản thân mâu thuẫn hoặc một mặt biểu hiện của nó đối lập với những lí t−ởng thẩm mĩ cao đẹp."25

* Nhân vật hài: (Trong văn học nghệ thuật gọi là nhân vật chính diện: những nhân vật tìm cách bóc trần cái hài nh− Trạng Quỳnh, Xiển Ngộ,...nhân vật trung tâm: những nhân vật có bản chất hài. ở đây ta nói đến loại thứ hai).

- Lực l−ợng phản diện đối lập với cái đẹp.

25

- Mang tính cách buồn c−ời và đáng c−ời: + Mục đích : nhỏ nhen, vô nghĩa

+ Phẩm chất: tầm th−ờng, bạc nh−ợc, thấp hèn

+ Hành động: cố bào chữa, che giấu cho cái xấu (những điều không hợp pháp, không hợp lí, không hợp qui luật, lỗi thời, vô căn cứ,...).

- Tuy nhiên, không phải bao giờ nhân vật hài cũng hoàn toàn xấu. Họ rơi vào mâu thuẫn hài chỉ trong một tình huống nào đó, hoàn cảnh cá biệt nào đó. Có khi vì vậy mà làm cho tính cách của họ thật hơn dễ gần gũi và đáng yêu hơn. (Ông Hai, Làng - Kim Lân)

c- Chủ thể hài:

- Là nhân tố phát hiện cái hài: Không có đối t−ợng hài thì không có tiếng c−ời hài, mặt khác không có chủ thể hài cũng không có tiếng c−ời hài. Đó chính là hai mặt của quan hệ thẩm mĩ tạo ra phạm trù thẩm mĩ cái hài.

- Nhận thức cái hài một cách nhanh chóng, bất ngời, đột ngột. - Có năng lực trí tuệ phong phú và mạnh mẽ

- Cảm xúc thẩm mĩ:

+ C−ờng độ, tốc độ mạnh: Sôi nổi, bùng nổ với tốc độ nhanh

+ Trạng thái tinh thần: vui vẻ, sảng khoái, hả hê . + Biểu hiện bằng tiếng c−ời

+ Tính chất: Giàu chất trí tuệ. Cái c−ời bật ra trong sự kết hợp giữa một trí tuệ linh hoạt nhanh nhậy với một tâm hồn giàu cảm xúc.

` + Thành phần: Phức tạp. "ấn t−ợng mà cái hài kịch tạo ra cho con ng−ời là hỗn hợp giữa cảm giác dễ chịu và khó chịu, song ở đó sức mạnh th−ờng nghiêng về phía cảm giác dễ chịu, đôi

khi nghiêng hẳn đến mức cảm giác khó chịu hầu nh− không còn nữa. Cảm giác này đ−ợc biểu hiện thành tiếng c−ời. Cái khó chịu của tiếng c−ời đối với chúng ta là sự xấu xa. Dễ chịu là cái chúng ta thấu hiểu đến mức biết rõ cái xấu là cái xấu" (Tsern−sshevski)26.

+ Sắc thái : phụ thuộc vào tính chất mức độ của khách thể hài và trình độ của chủ thể.

3- Các mức độ biểu hiện (sắc thái, cung bậc) của cái hài: Hài h−ớc, dí dỏm, mỉa mai, châm biếm, đả kích; c−ời khinh bỉ, c−ời thiện cảm, c−ời nghiêm khắc, c−ời chua chát. Có thể chia cung bạc đầu tiên và cuối cùng nh− sau:

a- Hài h−ớc, umua:

- Đối t−ợng là những thiếu sót, những điểm yếu, thói xấu bề ngoài của con ng−ời: nếp sống, tính cách, thị hiếu thẩm mĩ "không làm ai đau khổ và không tổn hại đến ai" (Aristotle). Ví dụ nh− thói khoe khoang, khoác lác, bủn xỉn, luộm thuộm, máy móc, vụng về, lập dị, l−ời biếng,...

- Biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày

- Sắc thái nhẹ nhàng thoải mái, khoan dung, không ác ý.

- ý nghĩa: Đây không phái là tiếng c−ời vô bổ, " phép biện chứng của trí t−ởng t−ợng phóng khoáng hé mở cho ta thấy đàng sau cái tầm th−ờng là cái cao quí, sau cái điên rồ là cái anh minh, sau cái buồn c−ời là nỗi đau".27 Ngoài tác dụng đem lại niềm vui, th− giãn cho con ng−ời nó còn giúp con ng−ời sử chữa những sai sót của mình.

b- Châm biếm, đả kích: Là hình thức cao nhất của cái hài.

26

Dẫn theo M.F. Ovsianikov (chủ biên), Sđd, tr 211

27

- Đối t−ợng: cái xấu xa thấp hèn, lỗi thời, tiêu cực phản động,...nói chung là kẻ thù của cái đẹp, nh−ng nó vẫn còn thế lực, gây trở ngại, bất hạnh cho con ng−ời trong đời sống.

- Tính chất tiếng c−ời: phủ nhận, lên án, tố cáo, khinh bỉ, cay độc, "Châm biếm là cây roi quất điếng ng−ời" (Gon-cha-rov).

- Châm biếm thể hiện ý nghĩa đấu tranh xã hội sâu sắc, mạnh mẽ nhất.

c- So sánh hài h−ớc và châm biếm:

hài h−ớc châm biếm

Giống nhau Hình thức phê phán bằng tiếng c−ời Hình thức phê phán bằng tiếng c−ời Khác nhau Nhẹ nhàng gay gắt Khẳng định bản chất tốt đẹp của đối t−ợng. Phủ định bản chất của đối t−ợng

4- ý nghĩa xã hội thẩm mĩ của cái hài:

a- Cái hài đem lại cảm xúc thẩm mĩ tích cực cho con

ng−ời: niềm vui, sự th− giản, sức khỏe, cảm giác chiến thắng, đứng lên trên cái xấu. "Dám c−ời cái xấu tức là dám tin, tự khẳng định sự tốt đẹp của mình hoặc ít ra cũng là sự tự thừa nhận ngầm rằng cái xấu là xấu, là đáng ghét, đáng c−ời".( Lê Ngọc Trà) 28.

b- Cái hài có giá trị nhận thức: Cái hài là một ph−ơng thức nhận thức thẩm mĩ về hiện thực. Thông qua tiếng c−ời hài mà con ng−ời nhận ra sự mâu thuẫn và cao hơn là bản chất của con ng−ời và xã hội. Tiếng c−ời làm cho cái xấu hiện ra nguyên hình và cũng cho thấy rõ sự thông minh, sức mạnh và phẩm chất của con ng−ời.

28

c- H−ớng con ng−ời tới một lí t−ởng thẩm mĩ tốt đẹp - cái hài là một hành động đấu tranh xã hội: Tiếng c−ời hài có giá trị đặc biệt : khẳng định cái "chân, thiện, mĩ" và phủ định những cái xấu xa, phi lí.29 Trình độ dân chủ của xã hội biểu hiện trong sự phát triển của cái hài.

Phân biệt tiếng c−ời bình th−ờng và tiếng c−ời hài:

tiếng c−ời bình th−ờng

tiếng c−ời hài

Đối t−ợng gây c−ời

Cái ngẫu nhiên, không bình th−ờng (ai đó vấp ngã...), có khi chỉ tác động vào sinh lí (cù nôn)

Cái hài : sự mâu thuẫn, sự

không t−ơng xứng; tác động vào tâm lí (nhận thức). Chủ thể Chủ thể bản năng Chủ thể thẩm mĩ : thông minh, sâu sắc, bản lĩnh ý nghĩa mục đích Không có mục đích, vô nghĩa, c−ời xong là hết, mua vui. Có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc: khẳng định một lí t−ởng cao cả, phủ nhận cái xấu. Sắc thái cảm xúc Sắc thái cảm xúc mang tính bản năng, ngẫu nhiên. Phụ thuộc vào đối t−ợng.

Cảm xúc thẩm mĩ. Phụ thuộc vào tính chất của đối t−ợng và trình độ cảm nhận của chủ thể.

5- Cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật:

a- Cái hài trong cuộc sống: Cơ sở của cái hài là sực tồn tại của cái xấu xa mâu thuẫn với cái đẹp

- Con ng−ời vẫn còn thói h− tật xấu, nh−ng cố che đậy, tỏ ra là tốt đẹp.

- Xã hội vẫn còn những cái cũ kĩ lạc hậu mà vẫn cố đeo bám ch−a chịu nh−ờng chỗ cho cái mới.

Cái bi và cái hài vẫn đi đồng hành cùng con ng−ời khi những cơ sở trên còn tồn tại.

b- Cái hài trong nghệ thuật:

+ Cái hài v−ợt ra khỏi khuôn khổ của nghệ thuật và thuộc lĩnh vực văn hoá tinh thần của con ng−ời. Bakhtin gọi đó là "văn hoá c−ời". Có khi nó không bộc lộ ở nghệ thuật chính thống mà thể hiện rất phong phú ở các sinh hoạt văn hoá khác nhất là ở văn hoá dân gian.

+ Nghệ thuật phản ánh cái hài trong cuộc sống, nh−ng ở mức độ phong phú, điển hình, tập trung hơn: Trừ kiến trúc, trong hầu hết các loại hình nghệ thuật đều có thể loại hài. Văn học còn có nhiều loại thể hài: thơ trào phúng, truyện tiếu lâm, truyện c−ời. Sân khấu có hài kịch, hội hoạ có tranh đã kích, châm biếm, điện ảnh có phim hài,... Đồng thời cũng có nhiều thủ pháp tạo cái hài đ−ợc sáng tạo: chơi chữ, nói thêm, nói bớt, tạo bất ngờ, sử dụng ngoại hình, phóng đại, c−ờng điệu,... Vì vậy nghệ thuật có khả năng tô đậm, phóng to các mâu thuẫn, những cái gây c−ời làm cho nó dễ nhận ra, cũng nhờ đó mà tiễng c−ời nổ ra giòn giã hơn, giá trị thẩm mĩ cao hơn.

+ Nhờ tính tập thể, phổ thông trong tiếp nhận, cho nên, so với cái hài trong cuộc sống cái hài trong nghệ thuật, có sức tác động rất mạnh mẽ đối với d− luận xã hội. Nhất là ở những tác phẩm sân khấu, điện ảnh xuất sắc, cái hài đã tạo ra tiếng c−ời cộng h−ởng trong đông đảo quần chúng nhân dân, tạo ra sức công phá mạnh mẽ làm cho xấu xa thấp hèn phải khiếp sợ. Cộng đồng nhân

dân cảm thấy hả lòng hả dạ, thấy sức mạnh của cái tốt đẹp. Tr−ờng hợp Tac tuýp của Moliere là nh− vậy.

+ Cái hài trong các tác phẩm nghệ thuật luôn có tính thời sự, nó luôn xuất hiện đúng lúc, kịp thời, khi những cái ác, cái xấu đang là lực cản cho sự phát triển của xã hội.

+ Cái hài trong nghệ thuật có khả năng to lớn trong việc kích thích không khí phê bình của xã hội theo h−ớng tích cực. Có thể nói cái hài nghệ thuật là biểu hiện của mức độ dân chủ - sức sống và trình độ văn minh của xã hội. Bởi lẽ, một xã hội văn minh phải là một xã hội có dân chủ, và dân chủ chỉ có khi quần chúng nhân dân có khả năng phê phán và đ−ợc phê phán. Biêlinski đã khẳng định: " Một dân tộc càng mạnh, càng v−ơn cao về mặt đạo đức bao nhiêu, thì nó càng dũng cảm nhìn vào những mặt non yếu và những thiếu sót của minh bấy nhiêu. Một dân tộc yếu hèn hoặc già cỗi tàn tạ đến mức không thể tiến lên đ−ợc nữa thì chỉ thích ca tụng mình và chúa sợ nhìn vào những vết th−ơng của mình, vì nó biết rằng đó là những vết tử th−ơng, rằng thực tại của nó không phải là cái gì đáng phấn khởi, rằng nó chỉ có thể tìm thấy những niềm an ủi giả dối trong sự đáng lừa mình thôi. Một dân tộc vĩ đại, đầy sức sống không nh− vậy đ−ợc"30 (Dẫn theo Lê Sơn).

+ Cái hài trong nghệ thuật tập trung hơn ở thể loại hài kịch. Trong hài kịch, mâu thuẫn bao giờ cũng đ−ợc đẩy đến mức độ xung đột căng thẳng gay gắt, cái xấu bị bóc trần một cách quyết liệt và triệt để, nó càng ra sức che đậy thì càng bị làm rõ chân t−ớng và bị phê phán, phủ nhận mạnh mẽ.

Nhân vật trung tâm bao giờ cũng là nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện luôn là đại diện cho tiếng c−ời chính nghĩa, tốt đẹp

30

(Theo Gôgôn trong tác phẩm của ông, nhân vật chính diện bao giờ cũng là tiếng c−ời).

Tiếng c−ời trong hài kịch (những tác phẩm đặc biệt xuất sắc và kể cả tiếng c−ời trong những tác phẩm nghệ thuật có giá trị nói chung) có tầm cao văn hoá và nhân bản, là th−ớc đo trình độ tiến bộ của xã hội. Đàng sau nó luôn chứa đựng những nỗi đau đớn đắng cay vì những thói xấu, sự lầm lạc của con ng−ời. "Khi c−ời cái xấu chúng ta trở nên cao hơn nó" (Tsern−shevsky). "Hài kịch là hoa của văn minh, là quả của d− luận xã hội phát triển" (Biêlinski) 31.

Những tác giả hài nổi tiếng: Thời cổ đại : A-ri-xtô-phan (khoảng 445 - 385 tr.CN), thời trung đại: Mô - li - e (1622 - 1673),…

Những vấn đề cần Suy nghĩ Thảo luận

(Liên quan đến kiểm tra - đánh giá)

KT- ĐG th−ờng xuyên

1- Giải thích khái niệm khách thể thẩm mĩ, cái thẩm mĩ. 2- Xác định vị trí của cái đẹp trong quan hệ thẩm mĩ. 3- Xác định bản chất của cái đẹp.

4- Trình bày các lĩnh vực của cái đẹp

5- Trình bầy những hiểu biết của bạn về phạm trù cái cao cả. 6- Trình bầy những hiểu biết của bạn về phạm trù cái bi. 7- Trình bầy những hiểu biết của bạn về phạm trù cái hài. 8- Phân biệt cái cao cả, cái bi, cái hài

KT- ĐG giữa kì

1- Phân biệt 2 khái niệm: khách thể thẩm mĩ và chủ thể thẩm mĩ.

Một phần của tài liệu Bài giảng mĩ học đại cương (dùng cho SVĐH các ngành khoa học xã hội) lê như bình (biên soạn) (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)