1- Kiến trúc: - Khái niệm kién trúc có những cách hiểu: "Xây dựng các công trình, th−ờng là nhà cửa, theo những kiểu mẫu mang tính chất nghệ thuật", "Nghệ thuật thiết kế, trang trí nhà cửa" 37
. Nghĩa nói ở đây là nghệ thuật kiến trúc, một loại hình nghệ thuật thuộc nhóm nghệ thuật ứng dụng.
- Mục đích: Phục vụ cho nhu cầu thiếu yếu của con ng−ời (nhà của, các công trình xây dựng nói chung)
- Các công trình kiến trúc nổi tiếng: Trong bảy kì quan thế giới cổ đại, và bảy kì quan hiện đại (vừa đ−ợc thế giới bầu chọn tháng 7.2007), có rất nhiều kì quan có sự đóng góp lớn của nghệ thuật kiến trúc.
2- Điêu khắc: Thuộc nhóm nghệ thuật tạo hình
- Chất liệu tạo hình: mảng khối của các vật có sẵn trong tự nhiên, hoặc vật liệu nhân tạo. Không gian thể hiện là ba chiều.
37
Viện ngôn ngữ, Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB khoa khọc xã hôi, Trung tâm từ điển học, H. 1994, tr. 505.
- Sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc chủ yếu là t−ợng. theo các ph−ơng diện khác nhau có thể có các cách chia:
+ Dựa vào hình dáng, có thể chia thành hai loại t−ợng: T−ợng tròn (t−ợng toàn khối), t−ợng đắp nổi: lên mặt phẳng (phù điêu). + Dựa chức năng qui mô: T−ợng đài, t−ợng chân dung, t−ợng trang trí.
- T−ợng đài th−ờng thể hiện:
+ Các nhân vật lỗi lạc, vĩ đại, mang tầm vóc lịch sử nh− danh nhân, anh hùng, thần thánh. Ví dụ: t−ợng Bác Hồ, t−ợng Lê-nin, t−ợng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, t−ợng đức Phật, đức Chúa,…
+ Vị trí đặt: nơi có độ cao, rộng, nhiều ng−ời cùng thấy
+ Mục đích: tôn vinh công đức, chiến tích của các nhân vật để giáo dục cộng đồng.
+ Đặc điểm nghệ thuật: phải thể hiện và hấp dẫn con ng−ời bằng chính cái cao cả vĩ đại của họ.
- T−ợng chân dung: đối t−ợng thể hiện cũng nh− t−ợng đài, khác là tầm vóc th−ờng nhỏ hơn, với mục đích tôn thờ, ng−ỡng mộ - T−ợng trang trí có mục đích tạo nên sự đẹp đẽ sang trọng, ấm cúng cho không gian sống của con ng−ời. Thông th−ờng ng−ời ta đặt trong nhà phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ của chủ nhân.
- Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng thế giới: (SV tìm hiểu) 3- Hội hoạ: thuộc nhóm nghệ thuật tạo hình
- Chất liệu tạo hình: màu sắc, đ−ờng nét. - Không gian thể hiện: mặt phẳng.
- Hội hoạ có mặt từ rất sớm và có vai trò rất lớn trong lịch sử loài ng−ời.
- Thế giới có nhiều hoạ sĩ với các tác phẩm vĩ đại (SV tìm hiểu) 4- âm nhạc: Thuộc nhóm nghệ thuật biểu diễn
- Dùng âm thanh làm chất liệu phản ánh và biểu hiện cuộc sống. Âm nhạc vận dụng 2 yếu tố cơ bản của âm thanh: cao độ, tr−ờng độ (đ−ợc biểu hiện thành âm sắc, âm điệu, giai điệu, nhịp điệu,…)
- Ưu thế của âm nhạc: tác động trực tiếp vào giác quan nhạy cảm nhất của con ng−ời là thính giác, cho nên khả năng tác động rất lớn, đặc biệt là lôi cuốn tình cảm và hành động của cộng đồng. Không phải ngẫu nhiên mà âm nhạc có mặt ở hầu hết các hoạt động của con ng−ời.
- Dựa vào các yếu tố khác nhau, có nhiều cách phân loại âm
nhạc khác nhau: + Nơi phát âm thanh: Âm thanh giọng hát
con ng−ời: thanh nhạc; âm thanh của nhạc cụ: khí nhạc
+ Nơi biểu diễn: nhạc đồng quê, nhạc thính phòng, nhạc cung đình
+ Ng−ời sáng tác: nhạc dân gian, nhạc bác học + Sắc thái: Nhạc xanh, nhạc đỏ, nhạc vàng
- Tác tác giả và các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới (SV tìm hiểu)
5 - Múa: Thuộc nhóm nghệ thuật biểu diễn.
- Lấy hình thể, động tác của con ng−ời làm chất liệu tạo hình. - Đặc thù của múa là tính chất −ớc lệ t−ợng tr−ng rất cao. - Những tác phẩm múa và những nghệ sĩ múa nổi tiếng (SV tự tìm hiểu)
Ví dụ: vũ Balê, phần múa trong vở Hồ thiên nga của
Traicôpxki, múa lân,…
6 - Văn học: nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu tạo hình nên còn gọi là nghệ thuật ngôn từ. Do ngôn từ là loại chất liệu có tính "phi vật thể" nên, so với các loại hình nghệ thuật nêu trên, hình t−ợng văn học có những hạn chế và thế mạnh sau đây:
- Hạn chế: + Hình t−ợng văn học tác động đến t− t−ởng tâm hồn con ng−ời một cách gián tiếp, cần phải có những cơ chế, khả năng liên t−ởng t−ởng t−ợng con ng−ời mới tiếp nhận đ−ợc hình t−ợng văn học.
+ Chính vì thế, về nhiều mặt, văn học khó sánh đ−ợc với âm nhạc, hội hoạ,… nhất là hiện nay các ph−ơng tiện kĩ thuật nghe nhìn phát triển nh− vũ bão.
- Ưu thế: Không phải ngẫu nhiên mà ng−ời ta luôn gọi một cái tên kép văn học nghệ thuật, với ngầm ý: văn học có thể sánh ngang với tất cả các môn nghệ thuật còn lại. Hegel, nhà triết học, nhà mĩ học vĩ đại ng−ời Đức coi thơ ca là giai đoạn phát triển tột cùng của nghệ thuật. Có thể kể một số −u thế, khả năng của văn học nh− sau: + Tái hiện đ−ợc đ−ợc những hình t−ợng thuộc vị giác, xúc giác, khứu giác.
+ Mô tả đ−ợc những cái mơ hồ vô hình.
+ Lồng các sự vật, hiện t−ợng có khi rất xa nhau lại với nhau tạo nên giá trị cho nhau.
+ Trực tiếp phản ánh ngôn từ, diễn biến của t−
t−ởng tình cảm, khắc hoạ chân dung t− t−ởng của con ng−ời.
+ Thể hiện thế giới trong cả hai chiều không gian và thời gian; biểu hiện đ−ợc thời gian, không gian trong quan niệm của con ng−ời.
7 - Nghệ thuật tổng hợp: điện ảnh, sân khấu
- Sử dựng tổng hợp các loại hình nghệ thuật nêu trên.
- Khả năng thể hiện của điện ảnh rộng hơn sân khấu ở không gian, số l−ợng nhân vật, mức độ phổ biến. Sân khấu hơn điện ảnh ở khả năng phản ánh cô động, tập trung các sự kiện đời sống cũng nh− tâm hồn tình cảm của con ng−ời.
Tóm lại: sự phân chia các loại hình nghệ thuật nh− trên chỉ có tính chất t−ơng đối. Các loại hình ấy không đối lập loại trừ nhau, trong thực tế chúng luôn có xu h−ớng kết hợp, vận dụng −u thế của nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
Những vấn đề cần Suy nghĩ Thảo luận
(Liên quan đến kiểm tra - đánh giá)
KT- ĐG th−ờng xuyên
1- Chỉ ra sự khác nhau của quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật về loại hình nghệ thuật.
2- Trình bày những hiểu biết của bạn về kiến trúc. 3- Trình bày những hiểu biết của bạn về điêu khắc. 4- Trình bày những hiểu biết của bạn về hội họa. 5- Trình bày những hiểu biết của bạn về âm nhạc.
6- Trình bày những hiểu biết của bạn về nghệ thuật múa. 7- Trình bày những hiểu biết của bạn về văn học.
8- Trình bày những hiểu biết của bạn về nghệ thuật điện ảnh và sân khấu.
KT- ĐG giữa kì
1- Vai trò của kiến trúc trong đời sống. 2- Phân tích tác dụng của t−ợng đài. 3- Phân tích −u thế của hội họa.
4- Vai trò của âm nhạc trong đời sống. 5- Phân tích −u thế của văn học.
6- Nêu và phân tích đặc tr−ng của nghệ thuật sân khấu và điện ảnh.
KT- ĐG cuối kì
1- Anh (chị) hãy khảo sát và nhận xét về thị thiếu thẩm mĩ của sinh viên hiện nay về hội họa.
2- Phân tích vẻ đẹp của một pho t−ợng hoậc một bức tranh mà anh (chị) đã biết.
3-- Phân tích vẻ đẹp của một bản nhạc, hoặc một điệu múa hoặc một vở kịch mà anh (chị) đ−ợc biết.
4- Chỉ ra mặt hạn chế và −u thế của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác.
Ch−ơng VII
Nghệ sĩ
Mục tiêu:
- Nắm đ−ợc những biểu hiện của t− chất nghệ sĩ - Hiểu đ−ợc những yếu tố để trau dồi t− chất nghệ sĩ
Những nội dung chính